Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Có hai loại sóng cực kì đáng sợ đối với những người đi biển: sóng thần và sóng lừng. Sóng thần là hệ quả của hoạt động mảng kiến tạo vỏ Trái Đất và đã được nghiên cứu khá kỹ, nhưng sóng lừng cho đến nay vẫn là hiện tượng gây nhiều tranh cãi.
Từ giữa mặt biển phẳng lặng, bất ngờ dựng lên một bức tường nước khổng lồ, đổ sụp xuống và tan biến... Đó là bức chân dung sơ bộ về một cơn sóng lừng.
Từ đâu có sóng lừng?
Gió tạo nên sóng và chiều cao của sóng phụ thuộc vào sức gió, thời gian thổi của gió và diện tích mặt nước mà gió thôi qua.
Vậy từ đâu sinh ra những con sóng lừng cao hơn 25 mét? Laị càng khó hiểu khi sóng lừng cao trên 30 mét thường xuất hiện vào những lúc biển tốt, hoàn toàn không có gió lớn. Ngày 27/2/2003, tàu Perm của hải quân Nga đo được chiều cao của một con sóng lừng thuộc vào hàng kỷ lục: 34 mét - bằng chiều cao của tòa nhà 12 tầng! Về lý thuyết, sóng lừng có thể xuất hiện trong lúc biển động.
Sóng lừng có thể bất ngờ nhô lên, đứng nghễu nghện vài phút rồi đổ sụp xuống, tan biến không để lại dấu vết. Nhưng cũng có thể lừng lững tiến bước hàng nghìn kilomet như bức tường nước di động, thậm chí xuất hiện thành bộ ba, bộ bốn. Tất nhiên cần có một lực tác động tức thời cho nước dâng cao lên thành sóng lừng, nhưng lực nào giữ cho sóng chắc chân trên đường "hành quân" nghìn dặm?
Tất cả bí ẩn về sóng lừng vẫn chưa có hồi đáp nào cả...
Nguồn: Sưu tầm
Từ giữa mặt biển phẳng lặng, bất ngờ dựng lên một bức tường nước khổng lồ, đổ sụp xuống và tan biến... Đó là bức chân dung sơ bộ về một cơn sóng lừng.
Từ đâu có sóng lừng?
Gió tạo nên sóng và chiều cao của sóng phụ thuộc vào sức gió, thời gian thổi của gió và diện tích mặt nước mà gió thôi qua.
Vậy từ đâu sinh ra những con sóng lừng cao hơn 25 mét? Laị càng khó hiểu khi sóng lừng cao trên 30 mét thường xuất hiện vào những lúc biển tốt, hoàn toàn không có gió lớn. Ngày 27/2/2003, tàu Perm của hải quân Nga đo được chiều cao của một con sóng lừng thuộc vào hàng kỷ lục: 34 mét - bằng chiều cao của tòa nhà 12 tầng! Về lý thuyết, sóng lừng có thể xuất hiện trong lúc biển động.
Sóng lừng có thể bất ngờ nhô lên, đứng nghễu nghện vài phút rồi đổ sụp xuống, tan biến không để lại dấu vết. Nhưng cũng có thể lừng lững tiến bước hàng nghìn kilomet như bức tường nước di động, thậm chí xuất hiện thành bộ ba, bộ bốn. Tất nhiên cần có một lực tác động tức thời cho nước dâng cao lên thành sóng lừng, nhưng lực nào giữ cho sóng chắc chân trên đường "hành quân" nghìn dặm?
Tất cả bí ẩn về sóng lừng vẫn chưa có hồi đáp nào cả...
Nguồn: Sưu tầm