Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra gần đây là một trong những sự kiện thiên văn được đánh giá là nổi bật nhất thế kỷ. Tuy nhiên, dù được quan sát trực tiếp hay không, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết được hiện tượng này trông như thế nào qua sách vở, TV, video Youtube...
Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng hiện tượng nhật thực sẽ diễn ra như thế nào nếu quan sát từ Mặt trăng? Không cần tò mò nữa, vì mới đây NASA đã công bố một đoạn video ghi lại cảnh tượng ấy.
Cụ thể, đoạn video được ghép từ các bức hình do vệ tinh từ Mặt trăng thực hiện vào ngày 21/8. Trong đó, chúng ta thấy được bóng của Mặt trăng lướt nhanh qua bề mặt Trái đất với tốc độ lên tới 670m/s. Theo NASA chia sẻ, đoạn video chỉ vỏn vẹn hơn 10s, nhưng cần đến 52.224 bức ảnh ghép lại.
Video tạm dừng
Được biết, vệ tinh này được phóng lên Mặt trăng vào ngày 18/6/2009. Kể từ khi hoạt động, nó đã thu được rất nhiều ảnh tư liệu, qua đó giúp con người hiểu hơn về Hệ Mặt trời của chúng ta.
Và lần này, nó giúp chúng ta hiểu được cảm giác quan sát nhật thực trên Trái đất khi đứng từ Mặt trăng là như thế nào.
Trên thực tế nếu đứng từ góc độ của Mặt trăng, Nhật thực cũng giống một ngày bình thường ở đó, vì bản chất của hiện tượng này là Mặt trăng đứng chắn giữa Trái đất và Mặt trời. Còn nếu muốn thấy cảnh tượng giống như nhật thực trên Trái đất thì phải đợi đến khi có nguyệt thực cơ.
Nguồn: NASA
Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng hiện tượng nhật thực sẽ diễn ra như thế nào nếu quan sát từ Mặt trăng? Không cần tò mò nữa, vì mới đây NASA đã công bố một đoạn video ghi lại cảnh tượng ấy.
Cụ thể, đoạn video được ghép từ các bức hình do vệ tinh từ Mặt trăng thực hiện vào ngày 21/8. Trong đó, chúng ta thấy được bóng của Mặt trăng lướt nhanh qua bề mặt Trái đất với tốc độ lên tới 670m/s. Theo NASA chia sẻ, đoạn video chỉ vỏn vẹn hơn 10s, nhưng cần đến 52.224 bức ảnh ghép lại.
Video tạm dừng
Được biết, vệ tinh này được phóng lên Mặt trăng vào ngày 18/6/2009. Kể từ khi hoạt động, nó đã thu được rất nhiều ảnh tư liệu, qua đó giúp con người hiểu hơn về Hệ Mặt trời của chúng ta.
Và lần này, nó giúp chúng ta hiểu được cảm giác quan sát nhật thực trên Trái đất khi đứng từ Mặt trăng là như thế nào.
Trên thực tế nếu đứng từ góc độ của Mặt trăng, Nhật thực cũng giống một ngày bình thường ở đó, vì bản chất của hiện tượng này là Mặt trăng đứng chắn giữa Trái đất và Mặt trời. Còn nếu muốn thấy cảnh tượng giống như nhật thực trên Trái đất thì phải đợi đến khi có nguyệt thực cơ.
Nguồn: NASA