Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện dấu hiệu một ngôi sao trong hệ nhị phân cách Trái Đất 320 năm ánh sáng "ăn thịt" những hành tinh quanh nó.
Ngôi sao HD 240430 là một phần trong hệ nhị phân cùng với HD 240429, New Scientist hôm 21/9 đưa tin. Các nhà nghiên cứu đặt biệt danh cho hai ngôi sao lần lượt là Kronos và Krios. Cặp sao cùng nhau di chuyển qua thiên hà ở cách Trái Đất 320 năm ánh sáng.
Cả hai ngôi sao dường như đều khoảng 4 tỷ năm tuổi, chứng tỏ chúng sinh ra từ cùng một đám mây sao, và ban đầu chia sẻ chung thành phần hóa học. Nhưng một phân tích của nhà nghiên cứu Semyeong Oh ở Đại học Princeton, Mỹ, và cộng sự chỉ ra cặp sao song sinh có cuộc sống rất khác nhau. Krios sở hữu mật độ các nguyên tố lithium, ma-giê và sắt trôi nổi trong khí quyển ít hơn so với anh em song sinh là Kronos.
Minh họa ngôi sao Kronos. (Ảnh: NASA).
Trên thực tế, hệ sao này có thành phần hóa học khác biệt hơn mọi cặp sao từng được phát hiện. "Lúc đầu, tôi nghĩa hai ngôi sao không thể nằm trong hệ nhị phân", Oh cho biết. Chúng có thể không sinh ra cùng nhau mà mãi sau này mới bị hút vào nhau. Có thể đám mây sao đã mang đến cho chúng mật độ các nguyên tố khác nhau.
Tuy nhiên, nhóm của Oh đưa giả thuyết Kronos đã nuốt chửng một số hành tinh đá xoay quanh trong suốt thời gian tồn tại của nó. Do đó, họ gọi ngôi sao là Kronos, theo tên người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp ăn thịt chính những đứa con đẻ của mình vì lo sợ chúng sẽ lật đổ hắn. Họ cũng gán cho HD 240429 biệt danh Krios, người anh trai ít nổi tiếng hơn của Kronos.
Các nhà nghiên cứu tính toán cần một lượng nguyên tố hóa học tương đương 15 Trái Đất phân tán trong khí quyển Kronos để tạo nên cấu tạo giàu nguyên tố của ngôi sao. "Tôi thực sự phấn khởi khi quan sát ngôi sao này. Nhiều dấu hiệu rất nhỏ nhưng đây là một dấu hiện lớn", nhà nghiên cứu Johanna Teske ở Đài quan sát Carnegie tại Pasadena, California, Mỹ, cho biết.
Nhóm nghiên cứu chưa rõ cách ngôi sao ăn thịt những hành tinh của nó. Có thể một ngôi sao khác bay ngang qua tác động tới quỹ đạo của một số hành tinh ngoài cùng quay quanh Kronos, làm chệch hướng di chuyển của các hành tinh ở vòng trong, khiến chúng nghiêng về phía ngôi sao.
Nguồn: google
Ngôi sao HD 240430 là một phần trong hệ nhị phân cùng với HD 240429, New Scientist hôm 21/9 đưa tin. Các nhà nghiên cứu đặt biệt danh cho hai ngôi sao lần lượt là Kronos và Krios. Cặp sao cùng nhau di chuyển qua thiên hà ở cách Trái Đất 320 năm ánh sáng.
Cả hai ngôi sao dường như đều khoảng 4 tỷ năm tuổi, chứng tỏ chúng sinh ra từ cùng một đám mây sao, và ban đầu chia sẻ chung thành phần hóa học. Nhưng một phân tích của nhà nghiên cứu Semyeong Oh ở Đại học Princeton, Mỹ, và cộng sự chỉ ra cặp sao song sinh có cuộc sống rất khác nhau. Krios sở hữu mật độ các nguyên tố lithium, ma-giê và sắt trôi nổi trong khí quyển ít hơn so với anh em song sinh là Kronos.
Minh họa ngôi sao Kronos. (Ảnh: NASA).
Trên thực tế, hệ sao này có thành phần hóa học khác biệt hơn mọi cặp sao từng được phát hiện. "Lúc đầu, tôi nghĩa hai ngôi sao không thể nằm trong hệ nhị phân", Oh cho biết. Chúng có thể không sinh ra cùng nhau mà mãi sau này mới bị hút vào nhau. Có thể đám mây sao đã mang đến cho chúng mật độ các nguyên tố khác nhau.
Tuy nhiên, nhóm của Oh đưa giả thuyết Kronos đã nuốt chửng một số hành tinh đá xoay quanh trong suốt thời gian tồn tại của nó. Do đó, họ gọi ngôi sao là Kronos, theo tên người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp ăn thịt chính những đứa con đẻ của mình vì lo sợ chúng sẽ lật đổ hắn. Họ cũng gán cho HD 240429 biệt danh Krios, người anh trai ít nổi tiếng hơn của Kronos.
Các nhà nghiên cứu tính toán cần một lượng nguyên tố hóa học tương đương 15 Trái Đất phân tán trong khí quyển Kronos để tạo nên cấu tạo giàu nguyên tố của ngôi sao. "Tôi thực sự phấn khởi khi quan sát ngôi sao này. Nhiều dấu hiệu rất nhỏ nhưng đây là một dấu hiện lớn", nhà nghiên cứu Johanna Teske ở Đài quan sát Carnegie tại Pasadena, California, Mỹ, cho biết.
Nhóm nghiên cứu chưa rõ cách ngôi sao ăn thịt những hành tinh của nó. Có thể một ngôi sao khác bay ngang qua tác động tới quỹ đạo của một số hành tinh ngoài cùng quay quanh Kronos, làm chệch hướng di chuyển của các hành tinh ở vòng trong, khiến chúng nghiêng về phía ngôi sao.
Nguồn: google
Last edited by a moderator: