Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chúng ta ai cũng đã nhìn thấy trời mưa, thậm chí nhiều bạn trẻ còn chạy nhảy nô đùa trong màn mưa rơi. Nhưng các bạn có biết không, những năm gần đây trên Trái đất đã xuất hiện nhiều trận mưa axit - tức là nước mưa có vị chua như dấm!
Tháng 4 năm 1981, ở thành phố Trùng Khánh (Trung quốc) có trận mưa axit, xét nghiệm cho thấy độ pH trong nước mưa trung bình là 4,6, thấp nhất là 3; vị chua của nước mưa chẳng khác gì dấm chúng ta ăn hàng ngày.
Nói đến đây thì chắc nhiều bạn cũng hơi hoang mang thắc mắc rằng pH là gì đúng không nào?
Độ pH là đơn vị đo độ chua của dung dịch hoá chất. Độ pH càng thấp thì độ chua càng cao. Nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit.
Nào ta lại quay lại vấn đề!
Năm 1982, cũng ở thành phố Trùng Khánh lại xuất hiện trận mưa axit có độ pH là 4. Trận mưa axit này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây trồng, hàng loạt cây lương thực bị những chấm đỏ sẫm trên lá cây, các mầm cây mềm rũ như bị hơ lửa, thậm chí bị chết khô. Trận mưa còn phá hỏng chiếc cầu lớn bắc qua sông Gia lăng, buộc chính quyền địa phương phải rút ngắn chu kì sửa chữa cầu, khiến cho kinh phí sửa chữa cầu mỗi năm một cao. Mạng lưới dây điện kinh loại trong thành phố bị mưa axit ăn mòn, giảm 50% thời hạn sử dụng!
Trên đây là một vài ví dụ điển hình về mưa axit giờ ta lại có một câu hỏi lớn: Tại sao lại xuất hiện những cơn mưa axit?
Ngay từ năm 1948, các nhà khoa học Thuỵ Điển qua khảo sát các trạm quan trắc nước mưa trong khí quyển đã phát hiện ra những trận mưa axit có độ pH dưới 5,6. Sở dĩ có mưa axit là vì trong các hoạt động sản suất sinh hoạt của mình, con người đã đốt nhiều than đá và dầu mỏ, trong khói thải có chứa khí sunfua đioxit ($SO_2$) và khí nitơ oxit ($NO$), nitơ đioxit ($NO_2$). Hai loại khí này hoà tan với hơi nước trong không trung thành các hại axit sunfuric ($H_2SO_4$), axit nitric ($HNO_3$) và các muối kim loại. Khi trời mưa, nước mưa mang theo các hạt axit kể trên thành mưa axit. Ở một số nơi trên thế giới người ta gọi mưa axit là "thần chết trên không trung" vì nó gây ra nguy hại rất lớn cho loài người.
Vậy nó đã gây ra tác hại gì cho chúng ta cơ chứ?
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các hồ nước. Ở Canađa có hơn 4000 hồ nước bị axit hoá, các sinh vật trong hồ đều chết hết, nên các hồ nước đó gọi là "hồ chết".
Mưa axit cũng ảnh hưởng xấu tới rừng. Tác hại của mưa axit rất rõ rệt đối với các thảm thực vật xanh. Do bị mưa axit tàn phá, Thuỵ điển mỗi năm tổn thất tới 4,5 triệu mét khối gỗ. Sản lượng gỗ của những khu rừng phía đông nước Mỹ bình quân mỗi năm giảm 5% vì mưa axit.
Mưa axit cũng ảnh hưởng xấu tới đất đai, làm tăng độ chua và làm giảm độ màu mỡ của đất, đất bị thấm mưa axit nhanh chóng bạc màu.
Mưa axit còn ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng, làm giảm tác dụng quang hợp của lá cây và khả năng đề kháng sâu bệnh của cây trồng, lẽ đường nhiên là sản lượng cây trồng sẽ giảm sút.
Chúng ta phải làm gì để giảm tác hại của mưa axit?
Để giảm bớt tác hại của mưa axit, các nhà khoa học đã đề xuất một loạt biện pháp phòng chống.
Hiện nay các nhà khoa học kiến nghị cần xử lý nhiên liệu trước khi dùng, khử hết chất lưu huỳnh vô cơ trong than đá trước khi đốt. Mặt khác, đối với chất lưu huỳnh hữu cơ trong than đá không xử lý được thì áp dụng biện pháp tách và thu hồi axit trong quá trình đốt than, triệt để giảm bớt lượng khí sunfua đioxit trong khói thải. Đó là một biện pháp căn bản để giải quyết tác hại của mữa axit.
Nguồn: Sách
Tháng 4 năm 1981, ở thành phố Trùng Khánh (Trung quốc) có trận mưa axit, xét nghiệm cho thấy độ pH trong nước mưa trung bình là 4,6, thấp nhất là 3; vị chua của nước mưa chẳng khác gì dấm chúng ta ăn hàng ngày.
Nói đến đây thì chắc nhiều bạn cũng hơi hoang mang thắc mắc rằng pH là gì đúng không nào?
Độ pH là đơn vị đo độ chua của dung dịch hoá chất. Độ pH càng thấp thì độ chua càng cao. Nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit.
Nào ta lại quay lại vấn đề!
Năm 1982, cũng ở thành phố Trùng Khánh lại xuất hiện trận mưa axit có độ pH là 4. Trận mưa axit này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây trồng, hàng loạt cây lương thực bị những chấm đỏ sẫm trên lá cây, các mầm cây mềm rũ như bị hơ lửa, thậm chí bị chết khô. Trận mưa còn phá hỏng chiếc cầu lớn bắc qua sông Gia lăng, buộc chính quyền địa phương phải rút ngắn chu kì sửa chữa cầu, khiến cho kinh phí sửa chữa cầu mỗi năm một cao. Mạng lưới dây điện kinh loại trong thành phố bị mưa axit ăn mòn, giảm 50% thời hạn sử dụng!
Trên đây là một vài ví dụ điển hình về mưa axit giờ ta lại có một câu hỏi lớn: Tại sao lại xuất hiện những cơn mưa axit?
Ngay từ năm 1948, các nhà khoa học Thuỵ Điển qua khảo sát các trạm quan trắc nước mưa trong khí quyển đã phát hiện ra những trận mưa axit có độ pH dưới 5,6. Sở dĩ có mưa axit là vì trong các hoạt động sản suất sinh hoạt của mình, con người đã đốt nhiều than đá và dầu mỏ, trong khói thải có chứa khí sunfua đioxit ($SO_2$) và khí nitơ oxit ($NO$), nitơ đioxit ($NO_2$). Hai loại khí này hoà tan với hơi nước trong không trung thành các hại axit sunfuric ($H_2SO_4$), axit nitric ($HNO_3$) và các muối kim loại. Khi trời mưa, nước mưa mang theo các hạt axit kể trên thành mưa axit. Ở một số nơi trên thế giới người ta gọi mưa axit là "thần chết trên không trung" vì nó gây ra nguy hại rất lớn cho loài người.
Vậy nó đã gây ra tác hại gì cho chúng ta cơ chứ?
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các hồ nước. Ở Canađa có hơn 4000 hồ nước bị axit hoá, các sinh vật trong hồ đều chết hết, nên các hồ nước đó gọi là "hồ chết".
Mưa axit cũng ảnh hưởng xấu tới rừng. Tác hại của mưa axit rất rõ rệt đối với các thảm thực vật xanh. Do bị mưa axit tàn phá, Thuỵ điển mỗi năm tổn thất tới 4,5 triệu mét khối gỗ. Sản lượng gỗ của những khu rừng phía đông nước Mỹ bình quân mỗi năm giảm 5% vì mưa axit.
Mưa axit cũng ảnh hưởng xấu tới đất đai, làm tăng độ chua và làm giảm độ màu mỡ của đất, đất bị thấm mưa axit nhanh chóng bạc màu.
Mưa axit còn ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng, làm giảm tác dụng quang hợp của lá cây và khả năng đề kháng sâu bệnh của cây trồng, lẽ đường nhiên là sản lượng cây trồng sẽ giảm sút.
Chúng ta phải làm gì để giảm tác hại của mưa axit?
Để giảm bớt tác hại của mưa axit, các nhà khoa học đã đề xuất một loạt biện pháp phòng chống.
Hiện nay các nhà khoa học kiến nghị cần xử lý nhiên liệu trước khi dùng, khử hết chất lưu huỳnh vô cơ trong than đá trước khi đốt. Mặt khác, đối với chất lưu huỳnh hữu cơ trong than đá không xử lý được thì áp dụng biện pháp tách và thu hồi axit trong quá trình đốt than, triệt để giảm bớt lượng khí sunfua đioxit trong khói thải. Đó là một biện pháp căn bản để giải quyết tác hại của mữa axit.
Nguồn: Sách
Last edited: