[TGQT] Loài chim có độc, có thể giết người chỉ qua cái chạm vào lông

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Quốc đảo bí ẩn Papua New Guinea là nơi sinh sống của nhiều loài chim có độc, có thể giết chết người nếu bạn vuốt ve chúng.
Nghe có vẻ khó tin nhưng thực sự tồn tại những loài chim có độc. Trường hợp loài chim có độc đầu tiên được ghi nhận trên thế giới là do nhà điểu cầm học Jack Dumbacher vô tình phát hiện vào đầu những năm 1990.

Dumbacher tới quốc đảo Papua New Guinea để nghiên cứu về các loài chim thiên đường, loại chim nổi tiếng nhất nơi đây. Nhưng khi bẫy chim, ông lại bắt được những con chim Hooded Pitohuis và bị chúng cào, cắn rồi bị thương.

chim-co-doc-1.jpg

Chim có độc Pitohui. (Ảnh Science News for Students.)

Vết thương của ông nhanh chóng bị sưng tấy. Dumbacher không thể ngờ rằng, loại chim bí ẩn nơi đây lại mang một nọc độc đáng sợ nên đã ngậm vết thương vào miệng.

Miệng ông bắt đầu ngứa, nóng, tê cóng tới vài giờ liền. Sau này ông mới biết là mình bị dính một loại thần kinh có tên là batrachotoxin. Loại chất độc này tương tự nọc độc của ếch Phi Tiêu, có thể gây ức chế việc sản sinh ion làm tê liệt hệ thần kinh.

Nếu bị trúng độc nhiều có thể làm tê liệt hệ thần kinh, gây khó thở, chảy máu nội tạng, cơ quan bị phá hủy và... tử vong! Rất may là lượng chất độc ông dính phải ít.

chim-co-doc-2.jpg

Pitohui chỉ có ở Papui New Guinea.

Nọc độc của loài chim này tới từ đâu?

Thức ăn của loài chim Hooded Pitohuis có các loại bọ cánh cứng có độc. Do quá trính tiến hóa, loài chim này có thể kháng độc nhưng chất độc không bị mất đi mà lan ra khắp cơ thể chim như da và lông hay có trong mỏ chim. Chính vì vậy, dù không ăn thịt chim mà chỉ cần chạm vào lông chúng thôi cũng đủ để bạn nhiễm độc.

chim-co-doc-3.jpg


Loài chim này cũng sở hữu vẻ ngoài sặc sỡ giống như các loài động vật có độc nguy hiểm khác như ếch phi tiêu như thể cảnh báo kẻ thù tránh xa vậy.

Ngoài ra, loài chim này còn có một mùi hôi đặc trưng giống rác. Chính vì vậy, người dân địa phương gọi chúng là “chim rác rưởi” và dựa vào đó để nhận biết loài chim độc Pitohui.

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện có 6 loài chim thuộc giống Pitohui và nguy hiểm nhất là loài Hooded Pitohui, chúng đều thuộc họ Oriolidae. Ngoài ra, họ còn phát hiện thấy nhiều loài chim có độc khác sinh sống tại khu rừng rậm New Guinea.
Nguồn: quantrimang.com
 

ohyeah97

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
6 Tháng mười 2014
2,199
2,927
578
Hà Nội
Trường học con cá :V
Quốc đảo bí ẩn Papua New Guinea là nơi sinh sống của nhiều loài chim có độc, có thể giết chết người nếu bạn vuốt ve chúng.
Nghe có vẻ khó tin nhưng thực sự tồn tại những loài chim có độc. Trường hợp loài chim có độc đầu tiên được ghi nhận trên thế giới là do nhà điểu cầm học Jack Dumbacher vô tình phát hiện vào đầu những năm 1990.

Dumbacher tới quốc đảo Papua New Guinea để nghiên cứu về các loài chim thiên đường, loại chim nổi tiếng nhất nơi đây. Nhưng khi bẫy chim, ông lại bắt được những con chim Hooded Pitohuis và bị chúng cào, cắn rồi bị thương.

chim-co-doc-1.jpg

Chim có độc Pitohui. (Ảnh Science News for Students.)

Vết thương của ông nhanh chóng bị sưng tấy. Dumbacher không thể ngờ rằng, loại chim bí ẩn nơi đây lại mang một nọc độc đáng sợ nên đã ngậm vết thương vào miệng.

Miệng ông bắt đầu ngứa, nóng, tê cóng tới vài giờ liền. Sau này ông mới biết là mình bị dính một loại thần kinh có tên là batrachotoxin. Loại chất độc này tương tự nọc độc của ếch Phi Tiêu, có thể gây ức chế việc sản sinh ion làm tê liệt hệ thần kinh.

Nếu bị trúng độc nhiều có thể làm tê liệt hệ thần kinh, gây khó thở, chảy máu nội tạng, cơ quan bị phá hủy và... tử vong! Rất may là lượng chất độc ông dính phải ít.

chim-co-doc-2.jpg

Pitohui chỉ có ở Papui New Guinea.

Nọc độc của loài chim này tới từ đâu?

Thức ăn của loài chim Hooded Pitohuis có các loại bọ cánh cứng có độc. Do quá trính tiến hóa, loài chim này có thể kháng độc nhưng chất độc không bị mất đi mà lan ra khắp cơ thể chim như da và lông hay có trong mỏ chim. Chính vì vậy, dù không ăn thịt chim mà chỉ cần chạm vào lông chúng thôi cũng đủ để bạn nhiễm độc.

chim-co-doc-3.jpg


Loài chim này cũng sở hữu vẻ ngoài sặc sỡ giống như các loài động vật có độc nguy hiểm khác như ếch phi tiêu như thể cảnh báo kẻ thù tránh xa vậy.

Ngoài ra, loài chim này còn có một mùi hôi đặc trưng giống rác. Chính vì vậy, người dân địa phương gọi chúng là “chim rác rưởi” và dựa vào đó để nhận biết loài chim độc Pitohui.

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện có 6 loài chim thuộc giống Pitohui và nguy hiểm nhất là loài Hooded Pitohui, chúng đều thuộc họ Oriolidae. Ngoài ra, họ còn phát hiện thấy nhiều loài chim có độc khác sinh sống tại khu rừng rậm New Guinea.
Nguồn: quantrimang.com
kinh thật
chạm lông cx bị dính độc thì chắc ăn phải chết luôn
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Loại chất độc này tương tự nọc độc của ếch Phi Tiêu,
chat-doc-3.jpg

Batrachotoxin, loại chất kịch độc tự nhiên được lấy trên da của những loài ếch cực độc sống tại các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ.

Chỉ với lượng độc có kích cỡ của 2 hạt muối cũng đủ để giết chết một người trưởng thành trong tích tắc.

Để có được loại độc này, thổ dân phải bắt những con ếch có nhiều màu sắc và ếch phi tiêu vàng rồi hơ chúng trên ngọn lửa để để lấy những giọt độc và tẩm vào phi tiêu của họ. Nhưng họ không thể cầm các con ếch này bằng tay không vì khi cảm thấy nguy hiểm, da chúng sẽ tiết ra chất độc. Khi Batrachotoxin ngấm vào da sẽ vô hiệu hóa dây thần kinh khiến nạn nhân chịu nhiều đau đớn, cơ bắp co thắt không kiểm soát, cuối cùng tử vong vì suy tim trong vòng 3 phút.

Điều đặc biệt là độc tố của những con ếch này có được là do chúng ăn những con bọ cánh cứng trong rừng chứ không phải là do bản thân chúng sẵn có.
 
Top Bottom