- 2 Tháng ba 2017
- 2,534
- 5,851
- 719
- 19
- Thanh Hóa
- THPT Lê Văn Hưu
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Có những quan niệm ăn sâu bám rễ lâu ngày đến nỗi khi nhắc đến nó là nhiều người cứ thế tin theo mà không cần tìm hiểu nguồn gốc cũng như tính đúng sai của nó. Đối với các hiểu biết về thế giới động vật cũng vậy, nhiều khi thật khó xác định một “niềm tin lâu ngày” là có thật hay không. Hãy cùng mình khám phá một số trong những “bí ẩn” này.
Bí ẩn vừa được giải mã về động vật
Ý tưởng này dường như xuất phát từ thực tế rằng voi là loài có bộ não lớn nhất trong số các động vật sống trên cạn; và theo logic thông thường của bạn thì não càng lớn càng ghi nhớ nhiều và lâu hơn. Loài voi có khả năng ghi nhớ trong đầu bản đồ của một khu vực rất rộng lớn nơi chúng sinh sống và thường đi qua. Voi thường sinh sống và di chuyển theo đàn. Và khi dân số của đàn quá đông, con voi cái lớn nhất của thế hệ con sẽ tách bầy để bắt đầu một đàn mới, nhưng nó không bao giờ quên nguồn gốc của mình. Một nhà nghiên cứu đã theo dõi và chứng kiến việc voi mẹ và con gái nhận ra nhau sau 23 năm tách biệt.
Đáp án: đúng
Câu nói “nước mắt cá sấu” ngụ ý người hay biểu lộ cảm xúc giả tạo, xuất phát từ thực tế là loài cá sấu thường chảy nước mắt khi nhử và hạ sát con mồi của mình. Do cá sấu không thể nhai cho nên nó phải xé nhỏ con mồi thành miếng vừa miệng rồi nuốt cả miếng to. Như một sự ngẫu nhiên, tuyến nước mắt của chúng lại nằm ngay gần cổ họng, mà khi chúng nuốt những miếng thức ăn to thì vô tình sẽ tạo sức ép lên tuyến này và làm nước mắt chảy ra.
Đáp án: đúng
Một con lạc đà có thể sống đến 7 ngày mà không cần nước. Có được khả năng này không phải vì chúng chứa nước dự trữ trong những cái bướu mà chính là nhờ vào những tế bào hồng cầu có hình oval (khác với tế bào hồng cầu thông thường có hình cầu). Còn những cái bướu chẳng có vai trò gì khác ngoài là nguồn dự trữ mỡ.Với cái bướu này, lạc đà có được nguồn năng lượng tương đương với lượng thức ăn nó ăn trong 3 tuần. Còn bộ phận cơ thể giúp nó tiết kiệm tối đa lượng nước thoát ra ngoài chính là thận và ruột. Nhờ có 2 bộ phận hoạt động rất hiệu quả này mà nước tiểu của lạc đà đặc quánh như xi-rô, còn phân của chúng thì khô đến nổi có thể dùng để đốt ngay được.
Đáp án: sai
Trong tiếng Anh có một thành ngữ “Mad as a March Hare”, có nghĩa đen là “Điên như thỏ tháng 3”. "Điên" ở đây cũng có thể hiểu là bất chợt trở nên hung dữ. Thành ngữ này xuất phát từ thực tế sau: vào đầu mùa sinh sản của thỏ rừng, kéo dài từ tháng 2 đến 9, các con thỏ cái thông thường vốn hiền lành, bỗng nhiên trở nên dữ dằn, tỏ thái độ nổi loạn và chống đối khi có một con đực quá nhiệt tình trong lúc ân ái. Chúng thường dùng 2 chân trước đánh lại nhân tình của mình, và hành động này trông giống như chúng đang đấm bốc vậy. Trước đây hành động này của loài thỏ rừng bị hiểu lầm là 2 con đực đánh nhau để giành uy thế, nhưng các nhà khoa học đã “giải oan” cho các chàng thỏ.
Đáp án: đúng
Quan niệm này xuất phát từ việc loài dơi phần lớn sử dụng khả năng định vị bằng siêu âm để di chuyển và tránh chướng ngại vật trong bóng tối. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mắt chúng không nhìn thấy gì. Ngược lại, mắt chúng hoàn toàn có chức năng nhận biết hình ảnh, tuy rằng kích thước mắt khá nhỏ và thị lực cũng khá kém. Ngoài ra thính giác và khứu giác của chúng cũng cực nhạy.
Đáp án: sai
Nguồn: khoahoc.tv
Hay thì like nhé!!!
Bí ẩn vừa được giải mã về động vật
Voi không bao giờ quên?Ý tưởng này dường như xuất phát từ thực tế rằng voi là loài có bộ não lớn nhất trong số các động vật sống trên cạn; và theo logic thông thường của bạn thì não càng lớn càng ghi nhớ nhiều và lâu hơn. Loài voi có khả năng ghi nhớ trong đầu bản đồ của một khu vực rất rộng lớn nơi chúng sinh sống và thường đi qua. Voi thường sinh sống và di chuyển theo đàn. Và khi dân số của đàn quá đông, con voi cái lớn nhất của thế hệ con sẽ tách bầy để bắt đầu một đàn mới, nhưng nó không bao giờ quên nguồn gốc của mình. Một nhà nghiên cứu đã theo dõi và chứng kiến việc voi mẹ và con gái nhận ra nhau sau 23 năm tách biệt.
Đáp án: đúng
Cá sấu hay khóc?Câu nói “nước mắt cá sấu” ngụ ý người hay biểu lộ cảm xúc giả tạo, xuất phát từ thực tế là loài cá sấu thường chảy nước mắt khi nhử và hạ sát con mồi của mình. Do cá sấu không thể nhai cho nên nó phải xé nhỏ con mồi thành miếng vừa miệng rồi nuốt cả miếng to. Như một sự ngẫu nhiên, tuyến nước mắt của chúng lại nằm ngay gần cổ họng, mà khi chúng nuốt những miếng thức ăn to thì vô tình sẽ tạo sức ép lên tuyến này và làm nước mắt chảy ra.
Đáp án: đúng
Lạc đà trữ nước trong bướu?Một con lạc đà có thể sống đến 7 ngày mà không cần nước. Có được khả năng này không phải vì chúng chứa nước dự trữ trong những cái bướu mà chính là nhờ vào những tế bào hồng cầu có hình oval (khác với tế bào hồng cầu thông thường có hình cầu). Còn những cái bướu chẳng có vai trò gì khác ngoài là nguồn dự trữ mỡ.Với cái bướu này, lạc đà có được nguồn năng lượng tương đương với lượng thức ăn nó ăn trong 3 tuần. Còn bộ phận cơ thể giúp nó tiết kiệm tối đa lượng nước thoát ra ngoài chính là thận và ruột. Nhờ có 2 bộ phận hoạt động rất hiệu quả này mà nước tiểu của lạc đà đặc quánh như xi-rô, còn phân của chúng thì khô đến nổi có thể dùng để đốt ngay được.
Đáp án: sai
Thỏ rừng nổi điên vào tháng 3?Trong tiếng Anh có một thành ngữ “Mad as a March Hare”, có nghĩa đen là “Điên như thỏ tháng 3”. "Điên" ở đây cũng có thể hiểu là bất chợt trở nên hung dữ. Thành ngữ này xuất phát từ thực tế sau: vào đầu mùa sinh sản của thỏ rừng, kéo dài từ tháng 2 đến 9, các con thỏ cái thông thường vốn hiền lành, bỗng nhiên trở nên dữ dằn, tỏ thái độ nổi loạn và chống đối khi có một con đực quá nhiệt tình trong lúc ân ái. Chúng thường dùng 2 chân trước đánh lại nhân tình của mình, và hành động này trông giống như chúng đang đấm bốc vậy. Trước đây hành động này của loài thỏ rừng bị hiểu lầm là 2 con đực đánh nhau để giành uy thế, nhưng các nhà khoa học đã “giải oan” cho các chàng thỏ.
Đáp án: đúng
Chuột chũi có thể dự báo thời điểm mùa xuân bắt đầu?
Đây là loài vật duy nhất được lấy tên đặt cho một ngày ở Mỹ - ngày 2/2 hàng năm, ngày mà nó chui ra khỏi hang sau giấc ngủ đông dài. Và người dân tin rằng, nếu con vật này nhìn thấy cái bóng của nó vào ngày này thì mùa đông sẽ kéo dài thêm 6 tuần nữa, nếu không thì mùa xuân đã gần kề rồi. Con chuột chũi tiên tri nổi tiếng nhất có tên Punxsutawney Phil. Vậy những lời tiên tri của loài gặm nhắm này đáng tin đến đâu? Các nhà nghiên cứu nói rằng, khi trồi lên khỏi hang, chúng thật sự có cảm nhận và phản ứng với những thay đổi về cường độ ánh sáng và nhiệt độ bên ngoài – 2 yếu tố cốt yếu dùng trong dự đoán thời tiết. Và thực tế là xác xuất chính xác của những “lời tiên tri” của Phil cũng khá cao.
Đáp án: đúng
Dơi bị mù?Quan niệm này xuất phát từ việc loài dơi phần lớn sử dụng khả năng định vị bằng siêu âm để di chuyển và tránh chướng ngại vật trong bóng tối. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mắt chúng không nhìn thấy gì. Ngược lại, mắt chúng hoàn toàn có chức năng nhận biết hình ảnh, tuy rằng kích thước mắt khá nhỏ và thị lực cũng khá kém. Ngoài ra thính giác và khứu giác của chúng cũng cực nhạy.
Đáp án: sai
Nguồn: khoahoc.tv
Hay thì like nhé!!!
Last edited: