Tệ nạn nghiện điện tử

P

phamducanhday

Trò chơi điện tử phù hợp với sự phát triển của nền công nghệ thông tin,bên cạnh việc đem lại những điều bổ ích cho thanh,thiếu niên nó cũng có một phần nào đó gây tác hại đối với các em do bản thân các em không làm chủ được mình,vì vậy mà các em xao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác.Chúng ta cần phải ngăn chặn


Chúng ta luôn đặt ra nhiều câu hỏi về trò chơi điện tử.Câu hỏi thứ nhất:"Vì sao trò chơi điện tử rất phù hợp hấp dẫn đối với học sinh hiện nay ?".Trò chơi điện tử rất hấp dẫn đối với học sinh và phần lớn là học sinh Trung học,cũng có phần một ít là một số các em học sinh đang ở tuổi nhi đồng.Trò chơi điện tử có hình ảnh đẹp.Màu sắc được phối hợp hài hòa nhưng cũng có phần bí ẩn làm cho người chơi cảm thấy hồi hộp,bị lôi cuốn theo trò chơi.Về nhân vật cũng sinh động không kém gì hình ảnh.Về âm thanh có trò thì có điệu nhạc vui nhộn,có trò thì có điệu nhạc hoành tráng của những trận đánh nhau giữa hai game thủ.Ngày nay,nền công nghệ thông tin ngày càng phát triển hơn trước nên đã tạo ra nhiều trò chơi hay,hấp dẫn mọi người và nhất là học sinh.Nhiều trò chơi mà các game thủ có thể nói chuyện với nhau nhờ những bàn phím của vi tính.Nhiều trò chơi hấp dẫn các học sinh hiện nay như Audition,Boom,Võ Lâm,...Nhiều trò còn áp dụng nhiều kĩ thuật mới của ngành tin học làm cho nhân vật của các trò chơi có thể di chuyển nhanh,động tác mềm mại,uyển chuyển hơn.Trò chơi điện tử rất hấp dẫn đối với học sinh hiện nay nhờ vào hình ảnh sinh động,nhân vật của trò chơi đẹp,âm thanh phù hợp với trò chơi và đặc biệt là họ có thể nói chuyện với nhau khi đang chơi....Câu hỏi thứ hai là:"Tại sao nhiều học sinh trong các trường học vì mãi chơi điện tử mà xao nhãng việc học hành ?".Các bạn học sinh say mê game hiện nay chỉ muốn chứng tỏ mình tài giỏi hơn các bạn khác trong game.Những bạn học sinh như vậy thường không làm chủ được bản thân mình.Có nhiều bạn say mê game đến nỗi phải trốn học đi chơi,mất bài,mất vở,cuối năm bị xếp loại học sinh kém,vì thế làm cho các bạn thêm chán nãn,nghĩ rằng mình là người vô dụng.Có bạn còn nói dối cha mẹ,làm những điều không tốt để có tiền đi chơi điện tử.Có bạn còn nói dối thầy cô,bạn bè rằng mình bị bệnh này bệnh nọ để có thể nghỉ học mà đi chơi trò chơi điện tử vô bổ đó.Tất cả các việc làm trên ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân,đạo đức ngày càng suy kém và nguyên nhân chính của nó là sự say mê game quá độ của các bạn học sinh.
Có nhiều bạn học sinh hỏi rằng:"Làm thế nào để có thể vừa chơi vừa giải trí để nâng cao sự hiểu biết mà vẫn là những người học sinh giỏi,là những người con ngoan ?".Câu trả lời của tôi hơi dài nhưng có thể giúp các bạn trong việc học tập mà vẫn được giải trí.Chúng ta phải tập trung tất cả vào việc học tập,cần phải hoàn thành các bài tập tốt trước khi đến trường.Ở nhà thì phải giúp gia đình trong một số công việc nhẹ khác,làm những việc theo lời tôi nói thì các bạn sẽ nhanh chóng trở thành những học sinh gương mẫu,nắm vững kiến thức.Vào thời gian rãnh rỗi thì các bạn cũng cần phải đọc thêm sách báo,rèn luyện sức khỏe vào buổi sáng sớm.Và chúng ta cũng có thể tham gia game để thư giãn qua những ngày học tập mệt mỏi.
Bên cạnh đó tôi thấy mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập.Khi chơi các trò chơi điện tử cần tránh những nội dung không phù hợp với lứa tuổi và tôi cũng kiến nghị chính quyền cần quản lí các địa điểm dịch vụ điện tử...Cha mẹ cần quan tâm,nhắc nhở gia đình,con cái thường xuyên.Nhà trường cần tổ chức nhiều sinh hoạt tập thể bổ ích cho các em để các em tránh được chuyện mãi chơi điện tử,xao nhãng việc học tập và phạm những sai lầm khác.


Game luôn luôn hấp dẫn đối với chúng ta.Bên cạnh việc thành thạo các trò chơi,chúng ta cần phải phấn đấu trở thành học sinh giỏi và những người con ngoan.Đồng thời chúng ta còn biết ngăn chặn các bạn khác vì say mê game mà xao nhãng việc học tập,phạm nhiều sai lầm khác.
st

Bài 2: Ngày nay khoa học kĩ thuật,công nghệ tin học không ngừng phát triển khiến công việc học tập,sản xuất,sinh hoạt trở nên dễ dàng,nhanh gọn hơn nhiều.Đồng thời có rất nhiều sản phẩm ra đời để phục vụ nhu cầu giải trí của con người .Game online là 1 trong số đó.Tuy nhiên,hiện nay trong giới thanh thiếu niên xuất hiện bệnh nghiện game online.Điều này thật nguy hiểm.
Nghiện game là căn bệnh mà khi mắc phải,các bạn học sinh thường suốt ngày chỉ nghĩ đến game,chơi game không ngừng nghỉ,trốn học đi chơi,...
Chơi game là 1 thú vui,giúp con người giải trí sau những giờ học tập làm việc căng thẳng .Công nghệ ngày càng phát triển khiến thế giới game online trở nên vô cùng phong phú,các game được lập trình công phu nên vô cùng sống động,hình ảnh trông như thật,những chương trình ảo nhưng người chơi là thật không khỏi làm cho người chơi cảm thấy thú vị.Game có sức hấp dẫn quá lớn khiến cho các bạn học sinh ham vui ,không làm chủ được mình.Các tiệm internet lợi dụng điều đó mọc lên ngày càng nhiều,bao vây lấy trường học,ra nhiều chiêu thức khuyến mãi cám dỗ học sinh.Thêm vào đó,sự quản lý lỏng lẽo của gia đình và nhà trường khiến các bận học sinh dễ sa đà vào game.
Game chỉ giữ đúng vai trò giúp ta thư giãn khi ta biết chơi có chừng mực .Các bạn phải biết rằng chơi game lâu rất có hại.Suốt ngày chỉ chăm chú vào game,không quan tâm đến bài vở khiến các bạn học hành sa sút.Chứ kể,sức khỏe sẽ suy sụp trầm trọng.Do chơi game nhiều nên các bạn dễ bị bệnh về mắt,cong vẹo cột sống,đầu óc mụ mị,thiếu ngủ,...Như vậy,ta tiêu tốn nhiều tiền của,thời gian nhưng chỉ mua hại về thân.Nghiện game còn là con đường dẫn đến tội lỗi như:nói dối thầy cô,gia đình trốn đi chơi,ăn cắp,cướp giật...Ta thấy,1 học sinh tên Triệu Quốc Tuấn đạt học sinh giỏi 12 năm liền,đạt nhiều giải thưởng khoa học nhưng lại nghiện game nên vướng vào con đường ăn cắp và ma túy.Không chỉ thế,những game đánh nhau "bơm" vào đầu các bạn những tư tưởng thô bạo,khiến đạo đức trở nên suy đồi.
Nên nhớ rằng,tuổi thanh niên chúng ta là tuổi học tập.Là tương lai của đất nước,học tập chính là nghĩa vụ của chúng ta.Hãy làm chủ bản thân ,đừng để game cám dỗ.Mỗi bạn cần có 1 thời gian biểu,định giờ học,chơi cụ thể và cố gắng làm đúng theo.
Cái gì cũng có mặt tốt,mặt xấu của nó.Nếu chúng ta chơi game có chừng mực thì game sẽ phát huy mặt tốt:giúp con người thư giãn.Nhưbng,hiện nay game lại mang mặt xấu nhiều hơn bởi nó khiến các bạn học sinh say mê mệt không lo lo học hành.Nghiện game là căn bệnh rất nguy hiểm với thanh thiếu niên.Các bạn nên chăm lo học tập,tự làm chủ trước game để sức khỏe,đạo đức,học tập,tương lai không bị tổn hại.
st
 
Last edited by a moderator:
H

hohoo

Theo Tổ chức Y học Mỹ, người nghiện game có thể sử dụng 2 giờ/ngày hoặc từ 6- 12 giờ/tuần vào việc chơi game. Và theo nhiều nghiên cứu về dịch tễ học trên thế giới thì cứ khoảng 10 người chơi game thì có 1 người nghiện.
Nghiện game gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Có học sinh vì không có tiền chơi game đã đi trộm cắp, giết người, có sinh viên từng là học sinh giỏi, do chơi game đã không thể qua khỏi các kỳ thi, nợ môn và cuối cùng bị nhà trường cho nghỉ học và đến lúc đó gia đình mới biết con mình đã bị nghiện game.
Nghiện game tuy chưa được công nhận và phân loại một cách chính thức trong các bảng phân loại bệnh tâm thần của Mỹ (DSM V) hoặc của Tổ chức Y tế Thế giới nhưng Hội Tâm thần học Mỹ đã coi đây là một rối loạn tâm thần.
Những biểu hiện về tâm lý
Khi nghiện game, trẻ không còn hứng thú học tập để có được kết quả tốt ở trường. Cảm thấy tức giận, thất vọng, căng thẳng và buồn chán khi không được chơi game, nhất là trường hợp đã bị bệnh lâu ngày. Trẻ thường nghĩ đến buổi chơi game sắp tới và thường mơ ngủ về các trò chơi game.
Trẻ cảm thấy bình tĩnh, thư giãn hoặc hưng phấn khi chơi game.
Trẻ không còn thích thú với những hoạt động trước kia trẻ vẫn thích.
Cuộc sống hằng ngày bị ảnh hưởng, trẻ dành thời gian cả ngày và đêm để chơi game.
Việc chơi game làm cho trẻ lơ là việc học hành ở trường và bài vở ở nhà, bỏ học để đi chơi, chơi hai ba ngày mới về nhà, ăn luôn tại quán chơi game.
Thiếu sự kiểm soát về thời gian, trẻ ban đầu có ý định chỉ chơi khoảng 15-20 phút nhưng không thể kiểm soát được thời điểm ngừng chơi và thời gian trôi qua mà không hề nghĩ là lại nhanh đến thế và cần phải tăng thời gian chơi nhiều hơn trước để thỏa mãn sự ham muốn.
Ham mê một cách mãnh liệt, tìm mọi cách để có thể được chơi game khi bị cấm: ví dụ trốn nhà đi, ăn trộm cắp để có tiền chơi… chúng tôi đã gặp những ông bố đến tâm sự với bác sĩ, cháu nhà tôi thường trốn học đi chơi, cháu đi chơi vài ngày mới về, ăn, ngủ ở quán internet, đến khi mệt quá kiệt sức mới quay về nhà. Và đã nhiều lần, bố của các em này phải đi tìm hết quán này đến quán kia, phải ngồi theo dõi các em hàng giờ ở lớp học để ngăn cản chúng bỏ học đi chơi điện tử.
Những biểu hiện về cơ thể của nghiện game
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân là do não quá bị kích thích bởi những ám ảnh khi chơi game, đặc biệt là trò chơi bạo lực với những biểu hiện như mất ngủ, ác mộng, ngừng thở khi ngủ...
Lơ là việc vệ sinh cá nhân: trẻ lười tắm giặt, gội đầu, đánh răng mà dành nhiều thời gian vào việc chơi game, mức độ tùy theo sự nặng của bệnh.
Ăn uống kém hoặc ăn uống thất thường: trẻ thường ăn uống qua quýt, ăn những đồ ăn nhanh gọn như mì tôm, sữa, bánh mỳ... là những thức ăn không đủ chất, thậm chí những trường hợp nghiện nặng còn bỏ cả ăn.
Đau đầu: thường gặp chứng đau đầu migrain vì trẻ tập trung vào chơi và phải nhìn vào màn hình quá lâu.
Khô mắt và đỏ mắt.
Đau lưng, đau tay, đau cổ do trẻ phải ngồi quá lâu ở một tư thế.
Hội chứng ống cổ tay: đám dây thần kinh, gân cơ ở giữa cẳng tay và cổ tay sưng lên do cử động quá nhiều khi làm việc với máy tính hoặc sử dụng chuột.
Hậu quả của nghiện game
Hậu quả về xã hội: trẻ ít tham gia vào hoạt động xã hội, không giao tiếp với mọi người dẫn đến bị cô lập và cảm thấy cô đơn, mất bạn bè.
Hậu quả về giáo dục và nghề nghiệp: trẻ học hành giảm sút, bỏ thi, thi trượt, có thể bị lưu ban, bị đuổi học hoặc không thể xin việc được dù đã tốt nghiệp ngành nghề nào đó.
Những hậu quả về tâm lý, cảm xúc: trẻ có thể mắc các chứng trầm cảm, lo âu, mất tự tin, dễ bị kích động, cảm giác có tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi chơi game của mình.

Hậu quả về gia đình, tài chính: trẻ không làm công việc trong gia đình, căng thẳng mâu thuẫn phát sinh, tiêu tốn tiền của bố mẹ, trẻ có thể lấy tiền học để chơi game thay vì nộp học phí cho nhà trường...


Tư liệu
 
Top Bottom