Sinh 11 TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT

jagbaskerville2001

Cựu TMod Sinh
Thành viên
28 Tháng hai 2022
219
287
66
22
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Học thuyết tế bào

- Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào

- Tế bào chỉ được hình thành từ những tế bào tồn tại trước đó (trong điều kiện cơ bản)

- Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống trong đó có thực vật

II. Cấu trúc tế bào thực vật

1655968047891.png

Các bào quan chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật:

+ Thành tế bào

+ Lục lạp

+ Không bào trung tâm

+ Sợi liên bào

Trong đó, thành tế bào là đặc trưng cho tế bào thực vật (thành phần bắt buộc) – tế bào trần được con người tạo ra nhưng không có trong điều kiện tự nhiên

1. Màng sinh chất

1655968066106.png

- Có cấu tạo là lớp phospholipid kép khảm động. Không có cholesterol, thay thế là các acid béo không no. Lớp phospholipid kép có tính thấm chọn lọc: các phân tử khí, nhỏ, không phân cực có khả năng đi qua; chất có kích thước lớn, tích điện không thể thấm qua màng.

- Chức năng:

+ Bao bọc các thành phần bên trong, là nơi neo bám của bộ khung xương và liên kết với chất nền ngoại bào

+ Điều khiển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào

+ Nhận tín hiệu từ môi trường ngoài

2. Thành tế bào

- Chức năng:

+ Duy trì hình dạng tế bào

+ Bảo vệ tế bào trước các tác nhân cơ học

  • Thành tế bào sơ cấp: chủ yếu là cellulose nên các chất ra vào tự do
  • Thành tế bào thứ cấp được xây dựng chủ yếu từ nguyên liệu nội bào
1655968081082.png
Sợi liên bào: Cầu nối giữa các tế bào lân cận nhau, cho phép các phân tử đủ khỏ đi qua

3. Chất nguyên sinh

1655968093252.png

3.1 Chất tế bào

a. Chất nền Cytosol


- Chiếm đầy các khoảng không trong tế bào

- Là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào

- Cấu tạo chủ yếu bởi nước và các chất khô như protein, lipid, amino acid, acid béo, ion khoáng, saccharide

b. Bộ khung xương tế bào

- Chức năng:

+ Là mạng lưới 3 chiều trong tế bào giúp duy trì cấu trúc trong tế bào, neo giữ các bào quan

+ Xác định chiều dòng chất tế bào

+ Tham gia trong phân chia, sinh trưởng và biệt hóa của tế bào



3.2 Hệ thống nội bào

a. Lưới nội chất:


- Là hệ thống màng bao quanh nhân

- Chức năng:

+ sản xuất protein, các chất lipid

+ vận chuyển protein, carbohydrate

b. Golgi

- Phân loại, bao gói, vận chuyển các phân tử trong tế bào

c. Không bào trung tâm

- Gây áp suất trương cho tế bào à duy trì hình dạng và cấu trúc tế bào

- Tăng thể tích tế bào trong quá trình phát triển

- Dự trữ các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trao đổi chất, sản phẩm thải loại

Chiếm trung bình 50% thể tích tế bào



3.3 Các bào quan

a. Peroxisome: chứa 1 số enzyme xúc tác các phản ứng như oxidase, reductase, transferase; quan trọng nhất là catalase khử độc H2O2

b. Lục lạp

c. Ty thể



3.4 Nhân

III. Các loại tế bào thực vật


Tế bào là 1 đơn vị hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng vì:

+ Trong tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan giữ một chức năng chủ yếu cho tế bào à tế bào có sự chuyên hóa cao

+ Mỗi bào quan đều có thành phần và cấu trúc rất phù hợp với chức năng đó

+ Giữa các bào quan cũng có sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động sống của tế bào cũng như của cơ thể

1655968113997.png

1. Tế bào phân sinh

- Phân chia liên tục

- Có tế bào chất đặc

- Nhân lớn, không có không bào

2. Tế bào mềm

- Các khoảng gian bào lớn

- Có khả năng sửa chữa và thay thế nếu bị tổn thương

- Tế bào trưởng thành vẫn còn ít biệt hóa, có khả năng phân hóa

- Thành tế bào mỏng và còn độ đàn hồi khá, không bào lớn

- Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất

3. Tế bào dày

- Có thành sơ cấp dày à có khả năng chống đỡ cơ học nhưng vẫn có khả năng trao đổi chất với môi trường bên ngoài

- Nâng đỡ cấu trúc cây

4. Tế bào cứng

- Tế bào trưởng thành phần lớn đã chết, thành thứ cấp dày

- Không tang trưởng nữa, hóa gỗ

- Có 2 loại chính:

+ Tế bào sợi dài mảnh

+ Tế bào ngắn hình dạng không đều (tế bào đá)

IV. Các loại mô chính

Loại môChức năngVị trí
Mô phân sinhSinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp- Mô phân sinh đỉnh ngọn có lá che phủ
- Mô phân sinh chồi bên
- Mô phân sinh rễ có mũ rễ bảo vệ
- Mô phân sinh giữa xylem và phloem thúc đẩy sinh trưởng theo chiều ngang
Mô bìBao phủ, bảo vệ cơ thể thực vật:
+ Giảm va chạm cơ học hoặc tế bào long mang túi tiết
+ Tế bào bảo vệ
+ Bần
Bao phủ bên ngoài cơ thể thực vật
Mô mạchVận chuyển các chất trong câyNằm trong các bó mạch hoặc vòm mạch, trụ rễ, trong các bó mạch rải rác của cây 1 lá mầm hoặc bó mạch cây 2 lá mầm, nằm trong hệ thống gân lá.
Cấu tạo gồm 2 loại mô: mạch dẫn và mạch rây. Mạch dẫn gồm quản bào và yếu tố mạch là các tế bào chết có thành thứ cấp dày tạo thành hệ thống thứ cấp. Có liên kết ngang bằng hệ thống lỗ. Yếu tố ống rây có tế bào kèm, bị tiêu giảm nhân và các bào quan nhưng còn sợi liên bào với tế bào kèm
Mô cơ bảnBao gồm mô mềm, mô dày, mô cứngNằm trong mô bì và bên noài mô mạch ở thân.
Ở hệ rễ và hệ chồi: hóa lá, thân quả nằm ở hệ chồi.


V. Cơ thể thực vật

1. Rễ


- Chức năng:

+ Giúp cây bám vào giá thể đất

+ Hấp thu và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng cho cây

+ Là cơ quan dự trữ

Cấu trúc rễ:
1655968138231.png


+ Chóp rễ → miền phân chia có mô phân sinh đỉnh phân chia thành tầng sinh gỗ (mô phân sinh mạch), tầng sinh vỏ và tầng sinh bì → miền kéo dài → Miền phân hóa

+ Miền phân hóa có nhiều tế bào biểu bì biệt hóa thành long hút, thích nghi với chức năng hấp thụ nước và khoáng chất

+ Mô biểu bì → mô cơ bản → mô mạch: xylem nằm ở giữa, phloem nằm ở các thùy, có lớp tế bào nội bì nằm ở trong cùng của lớp vỏ rễ → ngăn các phân tử nước tự do đi qua do vậy kiểm soát



2. Thân

- Cấu tạo quan trọng nhất là các bó mạch: biểu bì thân, vỏ thân, tủy thân gồm các bó mạch

- Chức năng: nâng đỡ, vận chuyển, sinh tổng hợp sắc tố quang hợp và dư trữ, sinh sản vô tính (VD: thân cây khoai tây)

- Sự phát triển của thân

+ Thân cây 2 lá mầm có sự phát triển thứ cấp

+ Cây 1 lá mầm có mô phân sinh long

3. Lá

* Phân biệt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm

1655968165098.png


VI. Nuôi cấy mô tế bào thực vật

  • Là phương pháp sử dụng các điều kiện nhân tạo để duy trì sự sống của tế bào/ mô thực vật à tái sinh cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm
  • Tính toàn năng của tế bào: tế bào bất kì trong cơ thể sinh vật mang toàn bộ lượng thông tin di truyền đầy đủ và cần thiết của sinh vật đó à gặp điều kiện thích hợp, mỗi tế bào có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh
  • Biệt hóa và phản biệt hóa:
+ Sự hình thành mô cơ quan chuyên hóa từ 1 hay 1 nhóm tb phôi ban đầu đgl sự biệt hóa

+ Hiện tượng tế bào trưởng thành trở là trạng thái phân sinh và tạo ra mô callus (khối tb ở trạng thái chưa phân hóa) đgl phản biệt hóa

+ Các tb phản biệt hóa sau đó biệt hóa thành mô, cơ quan, cây hoàn chình đgl tái biệt hóa

Ứng dụng nuôi cấy mô tb TV:

+ Nhân nhanh các giống cây trồng quý

+ Tạo giống sạch bệnh (do cây con có đặc điểm di truyền giống hệt cây mẹ)

+ Lai tạo giống mới: nuôi cấy và dung hợp tế bào trần

+ Thu hoạt tính sinh học sớm: thu các hoạt chất thứ cấp

+ Tạo mô hình nghiên cứu gen, nghiên cứu tạo giống, nc dung hợp tb trần

Các kĩ thuật nuôi cấy mô:

+ Nuôi cấy phôi dễ thành công do phôi được bảo vệ bởi hạt nên dễ khử trùng

+ Nuôi cấy tế bào lá

+ Nuôi cấy tế bào là khó nhất

Trên đây là tổng hợp cấu trúc và phân loại mô tế bào. Chúc các bạn học tốt!!
 
Top Bottom