Lại chuyên vê yêu hay thick MANU
Thưa tất cả các bạn!
Khi đề cập đến tình yêu với một đội bóng người ta có thể diễn tả và giải thích bằng những thái độ, lời nói khác nhau và khó có thể diễn tả hay nói một cách ngắn gọn về tình yêu đó như thế nào. Vậy, “Ở Manchester United có cái gì hay để trở thành một fan hâm mộ”
Câu trả lời là: “NGHỊ LỰC”
Tại sao ư?
Các bạn nghĩ gì về thảm họa Munich lấy đi hơn nửa đội hình của MU lúc bấy giờ và giờ đây chỉ còn lại một cụ già Bobby còn sót lại ngồi co ro trên khán đài mà lẽ ra từng tuổi như ông ấy nên ngồi ở nhà sưởi ấm xem tivi? Vâng, đó là tình yêu, đó là tình cảm đối với những người đã chết và đó cũng là lời động viên rất lớn cho các cầu thủ đội nhà đang thi đấu trên sân. Ý nghĩa đó là gì? MU! Không được phép đầu hàng số phận, hãy vượt qua thử thách, hãy tiến lên và dành chiến thắng! Từ đống tro tàn Munich đó mà MU đã làm lại từ những cầu thủ trẻ non nớt của mình.
Bạn có thể nói rằng MU có 02 cái cúp C1, 1 siêu cúp Châu Âu, 1 Cúp liên lục địa và các cúp nội địa khác. Nó sẽ trở nên vô nghĩa khi mà chúng ta không đặt câu hỏi: “Ở đâu mà có?” Vâng, đó là từ chính nghị lực của 1 đội bóng, chính sự khát khao dành chiến thắng, ý chí kiên cường qua từng trận đấu để mà có được nó.
Người ta không cho là cái gì đặc biệt khi bạn là người đoạt được cúp C1 đầu tiên cho xứ sở sương mù vào năm 1968, người ta cũng không vỗ tay khi bạn đoạt được chiếc Cúp Liên lục địa duy nhất đến nay cho nước Anh, và họ cũng không lấy gì làm lạ khi bạn đoạt được cú ăn ba, bởi vì không chỉ MU làm được điều đó mà các CLB khác trên thế giới cũng có thể làm được, thậm chí làm còn tốt hơn. Nhưng người ta sẽ khâm phục khi biết được rằng MU đã phải vượt qua khó khăn như thế nào. Ngược dòng thời gian, sau thảm họa Munich, MU bắt đầu bằng đội hình trẻ tuổi chắp vá để đến được vinh quang trên đấu trường Châu Âu năm 1968. Hay, từ 1 kẻ rớt hạng 1974-1975 để vươn lên trở lại 1 cách thuyết phục đưa đến bước ngoặt cú năm 3 năm 1999. Vậy thử hỏi có cái gì đó đã là nên 1 đội bóng như MU. Đó là nghị lực.
Trở lại trận chung kết Nou Camp 1999, MU mất 2 cầu thủ Roy Keane và Scholes tuyến giữa, bị dẫn bàn đến những phút cuối của trận đấu, nhưng bằng 1 nghị lực phi thường của đọi bóng đã làm nên chiến thắng nâng cao chiếc cúp danh giá trên đấu trường Châu Âu. Trích dẫn lời đội trưởng Bayer Munich Lothar Matheuw (10) sau trận đấu: “Ngày hôm nay, chính người Anh đã dạy cho chúng ta một bài học về ý chí, cái mà chúng ta lầm tưởng chỉ có ở chúng ta”. Rõ ràng, 2 bàn thắng cực kỳ quan trọng giúp nên chiến thắng nhưng cái quan trọng nhất mà MU đã thể hiện được trong trận đấu này là Nghị lực phi thường của chính mình, họ đã không buông xuôi và chiến đấu đến cùng.
Không ai khen cú kungfu của Cantona hoàn hảo như thế nào. Nhưng người ta đã chứng kiến Cantona đã vượt qua mọi lời chế diễu, mọi trở ngại để thi đấu xuất sắc hơn, trở thành 1 huyền thoại của lịch sử MU. Đó cũng chính là nghị lực của một cầu thủ.
Một Beckham trở thành tội độ sau WC và đã trưởng thành sau đó như thế nào. Thậm chí sau thời gian bị thất sủng và trở lại anh ấy đã chứng minh cho mọi người thấy nghị lực của anh ấy như thế nào.
C. Ronaldo có thể gia nhập Real Madrid sau khi giám tiếp tạo ra chiếc thẻ đỏ với đồng đội của mình tại MU, nhà cửa thì bị đập phá, bị CĐV hâm dọa, đập nát xe, khi đá trên sân thì bị chế diễu, la ó. Và rồi sau đó, anh ta đã vượt qua mọi thứ để trở thành cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải 2006-2007. Đương nhiên, họ không tán đồng những gì xảy ra ở WC, họ không khen anh múa bằng chân giỏi như thế nào. Mà họ tự hỏi:”Làm sao anh ta có thể trưởng thành như thế sau những biến cố xảy ra?” Danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải ngoại hạng có thể trao cho người khác chứ sao lại bỏ phiếu cho anh vì hơn ai hết người Anh phải biết những gì về thẻ đỏ Rooney chứ? Đó là nghị lực của một cầu thủ trẻ.
Với Sir Alex, họ không khen ông về độ chính xác của chiếc giày bay, người ta trách ông khi ông bán Stam đi vì cuốn tự truyện, họ chửi ông khi gạt bỏ Roy Keane, họ gọi ông là lão giá điên khi bán Nisterooy rẻ mạt chỉ vì bất đồng. Nhưng họ chỉ khen thầm cho ông khi ông chứng minh cho mọi người thấy: “Ở MU không có 2 chữ đầu hàng”. Ông ta không nghèo về tiền bạc để bám trụ lại MU, ví ông ta giàu khát khao và nhiệt huyết với đội bóng mà muốn thấy đội bóng của mình tiến xa hơn nữa. Ông ta không bao giờ chứng tỏ mình là một HLV tài ba để có thể có cơ hội đến với đội bóng lớn khác, mà ông ta chỉ chứng tỏ một điều: “Ông ta vẫn còn trẻ lắm”. Đó cũng chính là niềm vui và lẽ sống của ông ấy.
Mỗi mùa bóng là một chặng đường thử thách mà MU phải đi qua để tìm kiếm vinh quang, đã không ít lần MU đã lội ngược dòng dành chiến thắng, thậm chí khi đã bị đối thủ bỏ xa về mặt điểm số. Lúc nào MU thất bại nhất cũng chính là sự vươn lên mạnh mẽ nhất sau đó. Đó là ý chí của một đội bóng.
Mùa bóng 2006-2007, khi mà đội bóng thiếu vắng Roy Keane, MU thật sự khó khăn trong vấn đề chuyển nhượng, trong khi những đội bóng khác đều tăng cường lực lượng cho mình. Nhắm mắt ném vào chỗ trống Roy Keane 18 triệu bảng trong khi CLB đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính bằng những ánh mắt nghi ngờ với 1 cầu thủ như Carrick, trong khi đó, Giggs và Scholes vẫn là dấu hỏi lớn về phong độ và sự nhạy bén, cũng như mất 1 cây săn bàn thực thụ như Nistelrooy. Vậy, MU sẽ đứng hạng mấy trong mùa giải 2006-2007 khi mà chỉ mua 1 cầu thủ và mượn 1 thủ môn và 1 tiền đạo (trong 3 tháng)? Câu trả lời: “Chức vô địch giải ngoại hạng Anh”. Vậy cái gì làm nên chiến thắng ấy? Đó là Nghị lực của 1 tập thể - Họ đã chiến đấu vì câu lạc bộ MU. Và hẳn nhiên, Giggs, Scholes, không phải cố gắng thể hiện một điều gì đó để có 1 giấy thông hành đến CLB nào khác trong tương lai. Kể cả Rooney và Ronaldo cũng vậy họ đã làm tất cả vì MU.
Tôi cũng như mọi fan MU đều khâm phục và cổ vũ cho đội bóng mà mình yêu thích vì lẽ đó. Một đội bóng tuyệt vời không chỉ là những chiếc cúp đạt được mà quan trọng nhất là cái gì làm nên chiếc cúp đó.
Các bạn fan MU khác có đồng ý với tôi như thế không