tập làm văn số một help!!

K

kira_l

cho bạn cái dàn ý nhớ !

MB : giới thiệu khái quát về cây lúa (chắc tự làm đc hén )

TB :-Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới

-có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi.
-Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người[1].
- Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50-100 cm.
-Các hoa nhỏ thụ phấn nhờ gió mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30-50 cm.
-Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5-12 mm và dày 2-3 mm.
-Cây lúa non được gọi là mạ.
- Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
- Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu.
-Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất.
-Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tamil.

Lúa thông thường được gieo hay cấy trong các ruộng lúa nước - các mảnh ruộng được tưới hay ngâm trong một lớp nước không sâu lắm với mục đích đảm bảo nguồn nước cho cây lúa và ngăn không cho cỏ dại phát triển. Khi cây lúa đã phát triển và trở thành chủ yếu trong các ruộng lúa thì nước có thể tưới tiêu theo chu kỳ cho đến khi thu hoạch mùa màng.
-Các ruộng lúa có tưới tiêu nước làm tăng năng suất, mặc dù lúa có thể trồng tại các vùng đất khô hơn (chẳng hạn các ruộng bậc thang ở sườn đồi) với sự kiểm soát cỏ dại nhờ các biện pháp hóa học.

-Ở một vài khu vực có mực nước sâu, người ta cũng có thể trồng các giống lúa mà dân gian gọi nôm na là lúa nổi.
-Các giống lúa này có thân dài có thể chịu được mực nước sâu tới trên 2 mét (6 ft).

-Các ruộng lúa nhiều nước còn là môi trường sinh sống thích hợp cho nhiều loài chim như cò, vạc, diệc hay chim chích, nhiều loài động vật lưỡng cư như ếch, nhái hay bò sát như rắn hoặc các động vật giáp xác như tôm, tép, cua hay ốc. -Nhiều loài động vật có các chức năng hữu ích trong việc kiểm soát các loài sâu bệnh.
-Sản phẩm chủ yếu từ gạo là cơm.
-Gạo có thể nấu thành cơm nhờ cách luộc trong nước (vừa đủ) hay bằng hơi nước. Các nồi cơm điện rất phổ biến ở châu Á, đã đơn giản hóa quá trình này.

-Gạo cũng có thể nấu thành cháo bằng cách cho nhiều nước hơn bình thường. Bằng cách này gạo sẽ được bão hòa về nước và trở thành mềm, nở hơn.
-Các món cháo rất dễ tiêu hóa và vì thế nó đặc biệt thích hợp cho những người bị ốm.

-Khi nấu các loại gạo chưa xát bỏ hết cám, một cách thức nấu ăn giữ được các chất dinh dưỡng gọi là Cơm GABA hay GBR[2] có thể sử dụng.
- Nó bao gồm việc ngâm gạo trong khoảng 20 giờ trong nước ấm (38°C hay 100°F) trước khi nấu. Quá trình này kích thích sự nảy mầm, và nó kích hoạt các enzym có trong gạo.
-Bằng cách này, người ta có thể thu giữ được nhiều axít amin hơn.

=======> với cái dàn bài nì bạn có thể thêm ý

và banj nên viết bài tự thuật của cây lúa :D như vậy sẽ hay hơn ví dụ như

chúng tôi là cây lúa , lương thực chủ yêu trên toàn thế giới ..... cư sthees phát triển nghen bạn :D
 
1

160795

Trong họ hàng cây lương thực, có lẽ cây lúa chúng tôi là gắn bó nhiều nhất với con người, đặc biệt là người Việt Nam các bạn. Chúng tôi là biểu tượng của ngành nông nghiệp, của nền văn minh lúa nước lâu đời, và cũng là hiện thân tinh thần trong đời sống của người Việt Nam.
Họ lúa chúng tôi là loài thân cỏ, ngắn, chỉ dài khoảng 50-60cm. Hai cánh tay là chiếc lá lúa rất dài và cong. Khi đang thì con gái, hai cánh tay ấy xanh mướt, tràn trề sức sống. Còn khi đã trưởng thành, hai cánh tay lại chuyển sang màu vàng, ôm lấy những hạt lúa no tròn bên trong. Chúng tôi sống với nhau như anh em ruột thịt, còn cha mẹ chúng tôi là những bác nông dân cần cù sớm hôm. Các bác nông dân đã không quản cực khổ, chăm sóc chúng tôi từ ngày gieo mạ, rồi ra sức vun xới để chúng tôi cứng cáp mà chống trọi với đời. Ở nơi đất quá chua, các bác lại phải khử chua đất để chúng tôi có thể sinh sống. Công chăm sóc của các bác đối với chúng tôi thật không thể diễn tả !
Họ hàng chúng tôi rất đông, phân bố gần như khắp cả dải đất hình chữa S của các bạn. Từ những cánh đồng lúa ven châu thổ sông Hồng hay sông Cửu Long, ngày ngày được phù sa bồi đắp cho đến những cánh đồng lúa dạng bậc thang ở các vùng cao. Họ hàng chúng tôi cũng rất đa dạng, như lúa chiêm, lúa nước, cả những giống lúa lạ như lúa nổi, lúa trời…mỗi loại thích ứng với khí hậu từng miền khác nhau. Ở nơi chúng tôi sống còn có những con mương, những trạm bơm nước, để tưới những dòng nước mát cho trong những buổi trưa hè nóng nực.
Trong bữa cơm hằng ngày của người Việt, không thể thiếu vắng những hạt gạo trắng thơm của chúng tôi. Hạt gạo mang rất nhiều chất dinh dường cần thiết cho con người, nhất là trong lớp vỏ cám bọc bên ngoài chứa rất nhiều vitamin B1. Những hạt gạo này cũing đã đi vào truyền thuyết Bánh chưng bánh giày mà bất cứ người Việt Nam nào cũng biết. Chuyện kể về chàng Lang Liêu được thần báo mộng, đem gạo ra làm loại bánh có tên là bánh chưng, bánh giầy để biếu vua cha. Giữa bao sơn hào hải vị, hai thứ bánh dân dã ấy đã được chọn để cúng trời đất, thần linh như muốn tôn vinh giá trị của hạt gạo, giá trị của cây lúa chúng tôi trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, gạo còn được dùng làm xôi, cơm nếp thơm ngon hay rượu nếp nồng nàn mùi thơm quyến rũ. Đặc biệt, gạo xuất khẩu đem lại không ít nguồn lợi cho nông dân nói riêng, nền kinh tế đất nước của các bạn nói chung. Nhắc đến lúa non không thể không nhắc đến cốm – một sản phẩm được dân tặng bởi những cây lúa non trong họ hàng chúng tôi. Cốm – thức quà mộc mạc giản dị mà thanh khiết. Ăn cốm từ từ, chậm rãi sẽ cảm nhận được sự cao quý, thanh cao của cây lúa non trong nó. Họ hàng chúng tôi cũng cung cấp nguyên liệu để làm một số sản phẩm khác như: tấm dùng để sản xuất tinh bột, phẩm mịn.; cám dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm và làm dược phẩm chữa tê phù; dầu cám cho chất lượng cao làm sơn, xà phòng; trấu để nuôi trồng nấm, làm men, chất đốt; thân lúa phơi khô làm rơm, rạ làm chất đun. . Nói đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao gọi nhà Lúa chúng tôi là người bạn thân thiết của nông dân rồi chứ!
Ngay cả đời sống tinh thần của người Việt, họ hàng lúa chúng tôi cũng góp một phần không nhỏ. Trải qua bao nhiêu thời kì lịch sử, chúng tôi vẫn gắn bó khăng khít với người dân Việt Nam. Lúa chúng tôi cũng được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Trước kia Việt Nam là một nước thuần nông, cây lúa nước đóng vai trò chính trong nền kinh tế. Trong thời kì trước đổi mới, ở các HTX luôn có phong trào trồng lúa giỏi đạt năng suất cao, những cánh đồng năm tấn đã tạo nên khí thế lao động thi đua nhộn nhịp. Hình ảnh chúng tôi cũng đã đi vào các bài thơ, bài hát, cũng như đã trở thành một đề tài đấy hứng thú cho các nhà thơ, nghệ sĩ sáng tác. Hạt gạo cũng đi vào bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Trong lời ru của mẹ cũng có hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông cùng cánh cò bay lả.
 
1

160795

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới.
Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..
- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.
Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".
Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.
Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.
Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...
Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!
Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.
Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.
Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.
 
H

huynh_trung

những bài viết của bạn cúng hay nhưng chưa có những số liệu cụ thể để bài văn thêm hấp dẫn, dù sao cũng thank mọi ngưòi:D
 
Top Bottom