tám dòng cuối kiều ở lầu ngưng bích

N

nga254

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cảm nhận và suy nghĩ của em về nỗi buồn của Thúy Kiều trong tám dòng cuối đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bich. từ đó có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du
các anh chị giúp em nhanh nhé! thanks trước
 
H

happy.swan

Nỗi buồn được mở rộng ra và tăng dần:
-Nỗi nhớ nhà
-Nỗi buồn cho thân phận người phụ nữ.
-Nỗi buồn lan ra cả cảnh vật (người buồn cảnh nào có vui)
-Nỗi lo sợ về tương lai => dự đoán tương lai đầy sóng gió
=> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được khẳng định lần nữa_đạt tới đỉnh cao.
=> Tâm trạng đau buồn và nỗi nhớ của TK được làm rõ nhưng càng rõ hơn và người đọc càng cảm nhận được tâm trạng đó khi tưởng tượng ra cảnh vật quanh mình.
(chú ý làm rõ câu cuối)
 
P

pink_bunny

8 câu thơ cuối đã vẽ nên 1 bức tranh tứ bình lột tả tâm trạng nàng Kiều ở chốn lầu xanh đất khách.Trong không gian bao la, mênh mông 1 mình nàng cô đơn, trống trải vô cùng.Điệp từ ''BUỒN TRÔNG''lặp lại tới 4 lần nhấn mạnh nỗi sầu cứ đeo dẳng lấy Kiều.
Cần khai thác từng cặp thơ
-Nhìn cánh buồm xa xa lúc chiều tà hoàng hôn buông xuống THÚY KIỀU không khỏi khát khao được chung vui bên gia đình.Có lẽ vì khoảng thời gian đó là lúc mọi người quây quần bên nhau nên Kiều chạnh lòng buồn tủi
-hình ảnh hoa nổi trôi trong vô định khiến nàng thấy thân phận mình không biết sẽ đi đâu và về đâu.1 nỗi xót xa đớn đau cho cuộc đời kĩ nữ lẫu xanh phái phụ thuộc vào xã hội phong kiến
-Cảnh vật hiện lên dưới con mắt của nàng, tất cả đều nhuốm màu tâm trạng nhạt nhẽo,vô vị 1 màu xanh tàn héo úa
-CHÚ Ý CÂU THƠ CUỐI:đến đây sự lo sợ,hãi hùng như đang chiếm lấy nàng.âm thanh của tiếng sóng vỗ ầm ầm đang rất gần, báo hiệu 1 cuộc sống đầy trở ngại, khó khăn trong tương lai
Như vậy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình mà Nguyễn Du sử dụng đã đạt đến đỉnh cao.Đúng là''người buồn cảnh có vui đâu bao giờ'', người sầu cảnh cũng nặng trĩu u sầu.qua đó người đọc thêm cảm thông, thương thay phận đàn bà trong chế độ phong kiến xưa kia
 
S

sky_eric_demon

^.^

Tám câu thơ cuối bài"Kiều ở lầu Ngưng bích" trong "Truyện Kiều " của Nguyễn Du đã dựng lên bốn bức tranh phong cảnh qua con mắt Thúy Kiều,qua đó thể hiện tâm trạng buồn lo và số phận bất hạnh cuă nàng.Mỗi bức trang đều được bắt đầu bằng hai tiếng "buồn trông" thể hiện nỗi buồn miên man, sâu sắc của Kiều, dưòng như ở đây không có con người mà chỉ có cái nhin của nhân vật hay đúng hơn, chỉ có tâm trạng.Hình ảnh"cánh buồm xa xa" trơ trọi nơi "cửa bể chiều hôm" thể hiện nỗi nhớ mong quê hương da diết và cảnh đời lưu lạc của Kiều.Cánh "hoa trôi man mác" giữa "ngọn nước mới sa" phải chăng chính là tâm trạng bi thương, số phận lênh đênh, vô định của nàng? Và Kiều ngày càng chìm sâu vào những buồn lo khiến cảnh vật xung quanh nàng thêm thấm đẫm nỗi sầu đau tê tái."Nội cỏ rầu rầu"giữa" chân mây mặt đất một màu xanh xanh"kia hay chính là tâm trạng đau đớn của nàng trước tương lai mờ mịt, tăm tối?Ngoài biển cả,âm thanh dữ dội "ầm ầm tiếng sóng" như nói lên tâm trạng hãi hùng và cuộc sống đầy đe dọa đang bủa vây cuộc đời nàng,thiên nhiên dữ dội cũng là lời dự báo trước một thảm họa sắp xảy ra với Kiều,sẵn sàng vùi dập cuộc đời nàng!Tám câu thơ cuối bài là một bức trang miêu tả thiên nhiên nhưng ta vẫn thấy bên trong thấm đẫm tâm trạng nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình dặc sắc của Nguyễn Du là ở đó.Thơ của ông luôn lấy những cảnh vật hết sức chân thực, hết sức đời thường và những âm thanh vô cùng sinh động cuă thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật.Đối với tám câu thơ cuối thì những hình ảnh, âm thanh đó là:cửa biển, cánh buồm, hoa trôi,nội cỏ, tiếng sóng ầm ầm,...tất cả đều được miêu tả bằng bút pháp khắc họa khái quát,bằng hình tượng và ngôn ngữ ước lệ,công thức.Tám câu thơ cuối bài"Kiều ở lầu Ngưng Bích"là đoạn thơ hay, đặc sắc trong Truyện Kiều, những câu thơ vừa có nhạc, có họa ấy đã tạo nên giai điệu sâu lắng lòng người, và trong nó không chỉ có cảnh thiên nhiên, tâm trạng của nhân vậtmà còn có cả tấm lòng nhà thơ, Nguyễn Du đã dành sự đồng cảm, buồn thương, chua xót cho kiếp người"hồng nhan bạc mệnh".
 
Top Bottom