tại sao Văn bây h càng ngày càng mất đi cái chuyên ....

K

kalyng

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

tại sao Văn bây h càng ngày càng mất đi cái chuy?

có lẽ thực trạng này bắt đầu từ nhà trường.
Một cách dạy văn thật kì lạ: đọc cho hs chép 2 3 trang vào ( theo đúng cái sách dành cho giáo viên ). Rồi khi hs rút gọn ý ,gọn câu nhưng không làm bài tập chép bay quá xa với "lời giáo viên" thì lại bị nói này nói kia. Nói thật giáo viên dạy văn hiện tại của lớp mình lên lớp khiến mình bực bội vì sựk máy móc trong ngôn từ, câu giờ, nói nhiều nhưng đọng lại trong hs rất ít :-S .
Còn học sinh khi thi môn văn tâm lý đầu tiên là: chém gió cố đc 2 trang hơn ( dam? bao? tren điêm? 3 ),viết thiếu những từ ngữ phong phú từ cuộc sống ... ( dường như hs quá ít vốn từ nâng cao ) những từ hán việt độc đáo thì chắc mò kim đáy bể mới thấy 1,2 từ.Kĩ năng thì hổng chỗ nhớ chỗ không vậy mà giáo viên cũng chỉ phê bình rồi bỏ đó ( không dành nổi 1 tiết bổ sung kĩ năng viết, nói cho hs).
Phụ huynh bàng quang trước việc học của con cái zzZ >>> điểm văn cơ bản luôn >=5.
 
S

sakak

kalyng said:
có lẽ thực trạng này bắt đầu từ nhà trường.
Một cách dạy văn thật kì lạ: đọc cho hs chép 2 3 trang vào ( theo đúng cái sách dành cho giáo viên ). Rồi khi hs rút gọn ý ,gọn câu nhưng không làm bài tập chép bay quá xa với "lời giáo viên" thì lại bị nói này nói kia. Nói thật giáo viên dạy văn hiện tại của lớp mình lên lớp khiến mình bực bội vì sựk máy móc trong ngôn từ, câu giờ, nói nhiều nhưng đọng lại trong hs rất ít :-S .
Còn học sinh khi thi môn văn tâm lý đầu tiên là: chém gió cố đc 2 trang hơn ( dam? bao? tren điêm? 3 ),viết thiếu những từ ngữ phong phú từ cuộc sống ... ( dường như hs quá ít vốn từ nâng cao ) những từ hán việt độc đáo thì chắc mò kim đáy bể mới thấy 1,2 từ.Kĩ năng thì hổng chỗ nhớ chỗ không vậy mà giáo viên cũng chỉ phê bình rồi bỏ đó ( không dành nổi 1 tiết bổ sung kĩ năng viết, nói cho hs).
Phụ huynh bàng quang trước việc học của con cái zzZ >>> điểm văn cơ bản luôn >=5.

Nghe có vẻ bi đát quá nhỉ? Lại câu chuyện giáo viên và học sinh: Lỗi tại ai?

Lỗi tại tập thể àh?

Đầu tiên, tội đổ lên đầu giáo viên, sau đó là đỏ lên học sinh và cuối cùng vẫn là gia đình: Sọt rác tội lỗi của xã hội chăng?

Thật chẳng phải thế!

Chúng ta vẫn biết thực trạng chung của môn Văn ở nhiều trường phổ thông là như bạn đã nói. Nhưng đấy ko phải là tất cả. Vậy thì nó là số ít hay số nhiều? Số ít mà thôi...

Lại nhớ câu "tiên trách kỷ, hậu trách nhân"... đã bao giờ học sinh chúng ta tự hỏi mình phải làm gì trước thực trạng ấy chưa? Hay cũng chỉ biết ngồi kêu Trời, than Chúa?

Bắt đầu chẳng bao giờ là muộn!
 
N

nutac98

Re: tại sao Văn bây h càng ngày càng mất đi cái c

kalyng said:
có lẽ thực trạng này bắt đầu từ nhà trường.
Một cách dạy văn thật kì lạ: đọc cho hs chép 2 3 trang vào ( theo đúng cái sách dành cho giáo viên ). Rồi khi hs rút gọn ý ,gọn câu nhưng không làm bài tập chép bay quá xa với "lời giáo viên" thì lại bị nói này nói kia. Nói thật giáo viên dạy văn hiện tại của lớp mình lên lớp khiến mình bực bội vì sựk máy móc trong ngôn từ, câu giờ, nói nhiều nhưng đọng lại trong hs rất ít :-S .
Còn học sinh khi thi môn văn tâm lý đầu tiên là: chém gió cố đc 2 trang hơn ( dam? bao? tren điêm? 3 ),viết thiếu những từ ngữ phong phú từ cuộc sống ... ( dường như hs quá ít vốn từ nâng cao ) những từ hán việt độc đáo thì chắc mò kim đáy bể mới thấy 1,2 từ.Kĩ năng thì hổng chỗ nhớ chỗ không vậy mà giáo viên cũng chỉ phê bình rồi bỏ đó ( không dành nổi 1 tiết bổ sung kĩ năng viết, nói cho hs).
Phụ huynh bàng quang trước việc học của con cái zzZ >>> điểm văn cơ bản luôn >=5.
Tùy thôi . Hok phải ở đâu cũng thế . Ví dụ như tớ chẳng bao h đi chép lại văn của giáo viên đã giảng , chỉ xem để hệ thống lại kiến thức thôi . Mới cả chưa bao h có thể loại cố viết dc 2 trang hơn =.=! Toàn 6-8 mặt =.=! Công nhận bên cạnh 1 bộ phận học sinh bih hok coi trọng môn văn , chỉ học đối phó , trên lớp chép vài dòng cho đủ , nghe giảng thì ngồi nói chuyện , kiểm tra thì chép để học tốt , văn mẫu .. Thi học kì thì học thuộc lòng trước ở nhà ... =.=! cũng nản ghê ! Nhưng cũng có nhữung người vẫn rất coi trọng và yêu quí môn văn .
Thực ra có bàn vấn đề nào cũng thế cả : đều có 2 mặt của nó . Trước khj nhận xét học sinh bây h học văn càng mất dần đi tính chuyên thì bạn nên học sao cho nó hok mất đi tính chuyên đó đi đã . Thế là được rồi :D
 
S

sakak

Re: tại sao Văn bây h càng ngày càng mất đi cái c

nutac98 said:
Tùy thôi . Hok phải ở đâu cũng thế . Ví dụ như tớ chẳng bao h đi chép lại văn của giáo viên đã giảng , chỉ xem để hệ thống lại kiến thức thôi . Mới cả chưa bao h có thể loại cố viết dc 2 trang hơn =.=! Toàn 6-8 mặt =.=! Công nhận bên cạnh 1 bộ phận học sinh bih hok coi trọng môn văn , chỉ học đối phó , trên lớp chép vài dòng cho đủ , nghe giảng thì ngồi nói chuyện , kiểm tra thì chép để học tốt , văn mẫu .. Thi học kì thì học thuộc lòng trước ở nhà ... =.=! cũng nản ghê ! Nhưng cũng có nhữung người vẫn rất coi trọng và yêu quí môn văn .
Thực ra có bàn vấn đề nào cũng thế cả : đều có 2 mặt của nó . Trước khj nhận xét học sinh bây h học văn càng mất dần đi tính chuyên thì bạn nên học sao cho nó hok mất đi tính chuyên đó đi đã . Thế là được rồi :D

=D> Đúng thế!
Vấn đề là giáo dục đã và đang trong quá trình cải cách: Lấy học sinh làm trung tâm và tất cả mọi thứ liên quan như giáo viên, phương tiện học tập .. cũng chỉ là thứ bổ trợ cho học sinh chúng ta mà thôi... Vậy đấy!
 
F

faustvn01

Có thể nhìn vấn đề từ nhiều phương diện, nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng ý với Sakak: "Tiên trách kỉ hậu trách nhân". Mỗi người, học sinh, giáo viên hay phụ huynh và cộng đồng hãy làm tốt nhất phần việc của mình (và phải cố gắng làm đồng bộ) mới mong có sự cải thiện tình hình.

Tôi chỉ xin nói đến vấn đề từ phương diện người dạy - người giáo viên. Phải thừa nhận rằng hiện nay người giáo viên có quá nhiều thứ phải lo: từ chuyện cơm áo gạo tiền đến áp lực tâm lí từ công việc, cuộc sống. Nhưng không thể coi đó là lý do biện hộ cho sự sút kém của chất lượng dạy học.
Là người học sư phạm, tôi thấy nhiều thầy cô giáo trẻ, và các bạn sinh viên sư phạm chưa có ý thức một cách rõ ràng và nghiêm túc về nghề nghiệp của mình. Họ không có được nhiệt huyết, niềm tin, lý tưởng như thế hệ các thầy cô đi trước. Hơn nữa (và cũng vì thế) mà họ không có ý thức học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn nên có thể nói, nhiều thầy cô trẻ, kiến thức bị thiếu khuyết rất nhiều(chưa nói có chỗ còn bị sai). Với một vốn kiến thức nông, các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm không được luyện tập, rèn giũa, thật khó có thể hy vọng vào một bài giảng cuốn hút. Hơn nữa, họ (và cả tôi) có vẻ như bị "lạc hậu" so với suy nghĩ, cảm nhận của các bạn 9x, chúng tôi không biết (đúng hơn là không chịu hiểu) các bạn đang đọc cái gì, nghe nhạc gì, muốn điều gì...

Nhưng vượt trên tất cả những cái đó, cái thiếu lớn nhất của những giáo viên trẻ chính là tình yêu nghề, sự tâm huyết và niềm tin vào học sinh (nhiều thầy cô phàn nàn rằng học sinh bây giờ lười học văn và phụ thuộc quá nhiều vào văn mẫu, thực ra đó chỉ là lời thú nhận cho sự bất lực và thất bại trong phương pháp dạy học mà thôi).

Tôi không nghĩ nguyên nhân của những giờ văn nhàm chán là do học sinh. Chỉ là vì người giáo viên đã thất bại trong việc truyền đến học trò niềm đam mê và sự thích thú khi được thưởng thức vẻ đẹp của những trang văn tuyệt diệu mà thôi. Mà để làm được điều đó, trước hết họ cũng phải hiểu, cảm được vẻ đẹp tuyệt diệu đó, phải nuôi giữ trong mình ngọn lửa đam mê và tâm huyết.
 
C

conu

Tại sao lại xảy ra tình trạng phổ biến này (dù ko phải là tất cả), chúng ta ko nên quá lạc quan, hãy nhìn vào thực tế học văn của rất nhiều nơi, và trong ý thức của đa số học sinh, trong năng lực của 1 bộ phận ko nhỏ giáo viên. Đó ko thể đổ lỗi lên hoàn toàn 1 đối tượng cụ thể, nhưng cái nguyên nhân chính yếu làm nên cái mặt bằng chung của dạy và học môn văn là do chương trình, 1 chương trình bất hợp lý. Tôi ko nói các tác phẩm trong nhà trường là khô khan, đó là những tác phẩm đã được chọn lọc rất kĩ, thực sự ưu tú trong nền văn học nước nhà, nhưng 1 dung lượng quá dài với số tiết quá ít, thì làm sao có thể đáp ứng được yêu cầu của học văn, nó là nhồi sọ chứ ko phải cảm thụ. Học văn là quá trình ngấm dần dần chứ ko bao giờ được phép tống táng, chưa kịp tiêu hóa bài trước, bài sau đã phải hấp thụ --> bội thực, giáo viên ko thể là người bạn đường tin cậy cho hs. Một lý do nữa khiến cho cái lối mòn tư duy của giáo viên và hs trở nên nặng nề, 1 phần như anh neuemkophaigiacmo đã nói, và 1 phần nữa ko thể ko kể đến rất nhiều tác nhân từ ngoài xã hội.
 
C

conu

Bàn về việc dạy văn cũng là 1 cái thú.
Dạy học là cả 1 nghệ thuật, và điều đó càng đúng với dạy văn.
Không phải bất cứ ai làm chuyên ngành sư phạm ra cũng đều có thể thành 1 giáo viên có năng lực, đó là tố chất, chuyên môn chỉ là sự hỗ trợ.
Tôi đã từng chứng kiến nhiều thầy cô học đúng sư phạm ra, đọc hết tài liệu này đến tài liệu khác mà vẫn...ko lôi kéo nổi hs quan tâm đến tiết giảng bài của mình, họ trở nên độc thoại, bất lực và chỉ có thể quát tháo, dùng quyền để bắt hs phải trật tự. Nhưng, có những người thầy, người cô ko cần phải vận sức như thế, chỉ cần họ nhập cuộc, là cả 1 tiết học đó trở nên im ắng lạ thường, trừ những ý kiến phát biểu xây dựng bài. Người thầy đã trở thành thanh nam châm thu hút ánh nhìn và sự quan tâm của hs, quan tâm 1 cách tự nguyện và thích thú, thậm chí mong đến tiết giảng của thầy để được học, và lại được nghe thầy giảng.
Cảm thụ được tận cùng cái hay cái đẹp của văn chương đã khó, truyền được nó cho người khác càng khó hơn, dặc biệt là cảm giác say mê thích thú với cái hay của văn học giống như mình. Nếu có nhiều thời gian hơn cho môn văn, tôi tin là giáo viên sẽ có đủ đk làm điều đó sâu sắc hơn, dễ dàng hơn.
Tôi thích cách dạy văn mà trong mỗi lời giảng là 1 câu văn thực thụ, nó là chất xúc tác, là sự dẫn dắt dần dần đưa hs trên con đường vào thế giới văn chương. Biết phục kích trong giảng dạy là 1 ngón nghề cao tay, ở đó giáo viên sẽ tung ra những vấn đề buộc hs phải suy ngẫm cùng mình, và là người lắng nghe ý kiến của hs, rồi đưa ra những kiến giải thú vị, thậm chí bất ngờ và độc đáo. Cách dạy học biết biến những lý thuyết khô khan, trừu tượng (như lý luận văn học) thành những dẫn chứng, những chủ đề văn học sinh động và hấp dẫn, có khi là những câu chuyện cảm động và ám ảnh. Biết lồng ghép những kiến thức bên ngoài mà vẫn chuyển tải được nội dung chính của bài học 1 cách khéo léo, biết trân trọng, khuyến khích, bồi dưỡng cho những sáng tạo và khả năng tư duy sáng tạo của hs (muốn thế giáo viên phải có nền kiến thức vững vàng)...
Tất cả đòi hỏi sự lao động và đào sâu đầy chuyên tâm của giáo viên. Mà muốn vậy giáo viên phải tâm huyết với nghề, yêu nghề và yêu hs.
 
Top Bottom