Sử 11 TẠI SAO ĐỨC KHÔNG XÂM LƯỢC THỤY SĨ ?

Viên9xx

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng một 2019
5
3
6
25
Quảng Ngãi
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sự thật là Hitler đã có dự định tấn công chiếm đóng Thụy Sĩ với bản kế hoạch Tannenbaum để trong ngăn kéo bàn làm việc. Tuy nhiên cuối cùng chiến dịch này bị hoãn lại và không bao giờ được thực hiện. Vậy tại sao Hiler không xâm chiếm Thụy Sĩ ?
Thực sự là Thụy Sĩ có một lực lượng quân dự bị với thường dân được trang bị khá ấn tượng, sản lượng lương thực tăng đều, mạng lưới thông tin liên lạc rất phát triển. Tuy nhiên dù nhiều hay ít thì họ vẫn tìm mọi cách để trách một cuộc chiến tranh. Nguyên nhân chủ yếu có thể do Thụy Sĩ lo sợ bị chiến tranh tàn phá và đặc biệt là họ sợ bị mất đi sự độc lập.
Người dân Thụy Sĩ hoàn toàn không có cảm tình với chủ nghĩa phát xít. Tuy vậy họ lại ở trong một tình thế khó khăn khi Thụy Sĩ là một quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên nhưng xung quanh lại giáp với các nước phát xít hoặc thân phát xít.
Chính phủ Thụy Sĩ cố gắng tránh làm “mếch lòng” Đức bằng cách ngăn cản, gây khó khăn cho dòng người tị nạn Do Thái nhập cư vào Thụy Sĩ. Năm 1938, Thụy Sĩ ban hành yêu cầu visa đặc biệt cho “Những người Đức không phải thuộc chủng tộc Aryan” và sau đó mở rộng yêu cầu này cho các quốc gia khác mà có người Do Thái sinh sống ở đó. Họ còn đóng cửa biên giới và truy tố những kẻ che chở cho người Do Thái trốn khỏi Đức quốc xã.
Với sự đi lên mạnh mẽ của Hitler, Thụy Sĩ lo sợ một cuộc xâm lược từ Đức quốc xã và bắt đầu lên kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ quốc gia. Họ bắt đầu cho xây dựng phòng tuyến Toblerone nhằm làm chậm bước tiến của quân đội Đức, đủ thời gian cho quân đội và chính phủ có thể di dời đến khu vực phòng thủ ở vùng núi Alpine để tiến hành chiến tranh du kích. Ngoài ra, nhiều pháo đài còn được xây dựng ở trung tâm đất nước (giống như pháo đài Furigen).
Về cơ bản, Thụy Sĩ đã lên kế hoạch để sẵn sàng nhường lại một số vùng đất cho Đức quốc xã và rút về phòng thủ ở những nơi có địa thế hiểm trở hơn. Thành phố Geneva có thể dễ dàng rơi vào tay Đức quốc Xã nhưng quân đội Thụy Sĩ vẫn có thể tiến hành chiến tranh du kích. Hitler sẽ phải điều một lực lượng quân sự rất lớn để vừa chiếm giữ các vùng đất vừa có thể chinh phục được toàn bộ Thụy Sĩ. Kế hoạch của Thụy Sĩ là làm nản lòng quân Đức và ngăn cuộc xâm lược khi cho chúng thấy được cái giá quá đắt phải trả khi xâm lược đất nước họ.
Trong thế chiến thứ II, Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đã mua vàng có giá trị vào khoảng 1,212,600 triệu Francs Thụy Sĩ từ Ngân hàng đế chế Đức (German Reichsbank), lượng vàng này nhiều hơn lượng vàng dự trữ của Ngân hàng đế chế trước chiến tranh. Mua bán vàng là một điều khá bình thường vào thời điểm đó vì vàng là một đơn vị tiền tệ cơ bản trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Cùng thời gian đó, SNB cũng mua một lượng vàng có giá trị vào khoảng 2,243,900 Francs Thụy Sĩ từ Mỹ. Vấn đề là, một phần không nhỏ lượng vàng mà Reichsbank bán cho SNB là cướp được từ ngân hàng quốc gia tại các nước bị Đức chiếm đóng như Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và vàng từ những người đã bị Phát xít Đức giết hại.
Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ cung cấp tín dụng một cách hào phóng cho Đức và Ý theo các điều khoản của thỏa thuận thanh toán bù trừ và nhượng cho họ các đặc quyền tài chính .
Tại sao phải mua một con bò khi bạn có thể lấy sữa từ cây ???
Đức có thể sử dụng các tuyến đường sắt qua Thụy Sĩ để có thể kết nối tuyến đường vận tải hậu cần với Ý một cách dễ dàng. Nhiều chuyến tàu chạy từ Ý sang Đức và ngược lại đi qua Thụy Sĩ đều không bị kiểm tra một chút nào. Lẽ dĩ nhiên, khi Đức tấn công thì những tuyến đường sắt và cầu băng núi này sẽ bị đồng loạt phá hủy. Thụy Sĩ tin rằng Hitler sẽ làm một bài toán kinh tế mà chả tự nhiên muốn cắt đứt tuyến vận tải của mình làm gì trong khi cái giá phải trả cũng khá lớn.
Đó là những nguyên nhân chính, ngoài ra cũng có thể kể đến một vài nguyên nhân nữa:
- Thụy Sĩ có các tuyến đường bộ khá nhỏ hẹp, địa hình hiểm trở, chỉ cần một vài điểm phòng thủ được bố trí hợp lý thì hoàn toàn có thể là một cái bẫy chết người cho xe tăng Đức, với Thụy Sĩ, “Say No with blitzkrieg”.
- Binh lính Thụy Sĩ đa phần đều được huấn luyện tốt và là lính bộ binh sơn cước, rất thích hợp cho chiến tranh du kích, “nện” rồi “phắn”.
- Không quân Đức không thể phát huy được hết hiệu quả của mình với những dãy núi cao bị che chắn nhiều, khác với một “chân trời rộng mở” trên những đồng bằng ở Pháp và Tây Âu.
- Ngoài ra Thụy Sĩ còn là nơi làm việc của 11,000 lao động Đức.
P/s: Nói chung cũng phải nó là Anh "sĩ" cũng khá may mắn nữa đi khi Hitler bận bịu đánh Đông dẹp Tây mà phần nào đó quên mất anh "nông dân" hàng xóm...
 
  • Like
Reactions: Tôn Nữ Hà Anh

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
27
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Tại sao phải phí sức đánh thằng Sỹ khi mà bạn có thể thu tiền bảo kê đều đều và đươc cháu nó đóng góp tài nguyên hàng tháng. Thực sự thì bao lâu nay Mỹ mang cái tiếng "hộ" anh Sỹ: chỉ ngồi chơi chờ ăn hôi
 
  • Like
Reactions: Viên9xx

CuongGrove

Học sinh
Thành viên
29 Tháng mười 2019
83
36
21
21
Quảng Ngãi
THPT Trà Bồng
Cảm ơn bạn nha, hồi trước mình nhìn bản đồ mà cũng chả hiểu Đức nó toàn đánh nước lớn mà Thuỵ Sĩ nhỏ bé ngay cạnh nó thì lại k đánh. Giờ nhờ bạn phân tích mà mình mới hiểu.
 

Nguyễn Đình Hào

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười 2019
16
9
6
20
Hà Tĩnh
thpt phan đình phùng
vì thụy sỹ là một nc trung lập đó ạ
tại vì sau trận napoleong thua tại waterloo các cường quốc châu Âu kết luận rằng một Thụy Sĩ trung lập sẽ đóng vai trò như là một vùng đệm có giá trị giữa Pháp và Áo, qua đó góp phần vào sự ổn định trong khu vực. Tại Hội nghị Vienna năm 1815, các quốc gia này đã ký một tuyên bố khẳng định sự “trung lập vĩnh viễn” của Thụy Sĩ trong cộng đồng quốc tế.
nên nó k bị xâm lược có thể hiểu là thụy sỹ đứng giữa các nước k xâm lược và sẽ k bị xâm lược ạ
 
Top Bottom