Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc con có nét giống cũng có nét khác bố mẹ...
Thứ nhất là do di truyền đa gen:
Không phải cứ mỗi một đặc điểm (tính trạng) của chúng ta đều do 1 gen quy định. Thực tế, các gen khác nhau lại có thể tương tác với nhau theo một cách nào đó và ảnh hưởng lên một tính trạng.
Ví dụ: Có nhiều tính trạng không riêng rẽ (ví dụ về tính trạng riêng rẽ: mù màu/không mù màu) mà thay vì thế lại biểu hiện liên tục (ví dụ màu mắt có một loạt các màu khác nhau). Các tính trạng phức hợp này được tạo bởi tương tác
cộng gộp của nhiều gen. Sự ảnh hưởng của các gen này là tương đương, số lượng các gen sẽ tạo nên mức độ biểu hiện của tính trạng. Gen của bố và mẹ kết hợp với nhau có thể cho ra một đặc điểm hoàn toàn khác bố mẹ ở người con.
Màu mắt được biết là có kiểu di truyền đa gen, bị chi phối bởi nhiều gen, các alen của các gen tương tác với nhau cho ra màu mắt, do đó có nhiều màu mắt khác nhau.
Về cơ bản nếu bạn càng có nhiều alen trội thì mắt của bạn càng đen.
Thứ hai là do bố mẹ mang gen dị hợp: Ví dụ gen màu tóc của 2 cha-mẹ đều ở trạng thái
dị hợp tử (mang 1alen quy định tóc màu đỏ là alen lặn, 1 alen quy định tóc nâu là alen trội). Bố mẹ dị hợp tử 2 alen Vàng – Nâu nên có màu tóc là màu nâu.
- Nếu cả hai cha mẹ đều truyền cho con 2 alen quy định tóc màu nâu, đứa trẻ sẽ có tóc màu nâu (giống màu tóc cha mẹ chúng). Trường hợp này có xác suất xảy ra là 25%.
- Nếu cha hoặc mẹ cho con 1 alen quy định tóc màu vàng còn người kia truyền cho con alen quy định tóc màu nâu, đứa trẻ sẽ có tóc màu nâu (giống màu tóc cha mẹ chúng). Trường hợp này có xác suất xảy ra là 50%
- Nếu cả hai cha mẹ đều truyền cho con 2 alen quy định tóc màu vàng, đứa trẻ sẽ có mái tóc màu vàng (khác màu tóc cha mẹ chúng). Trường hợp này có xác suất xảy ra là 25%.
Từ ví dụ trên, trường hợp bố mẹ mang gen dị hợp tử,
không phải 100% con sinh ra sẽ có màu tóc giống màu tóc của bố hoặc mẹ, có tới 25% khả năng con sinh ra sẽ có màu tóc khác hoàn toàn màu tóc của bố hoặc mẹ.
Thứ ba là do đột biến:
Đột biến gen có thể gây sự biến đổi hoàn toàn về kiểu hình. Ví dụ đột biến xảy ra tại gen OCA 4 gây bệnh bạch tạng. Vì thế có thể hệ gen của người con có đột biến dẫn tới con có đặc điểm ngoại hình khác bố mẹ là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đặc trưng di truyền này do
nhiều cặp gen và
điều kiện môi trường quyết định. Vì thế tác động của mỗi cặp gen là rất nhỏ, tác động chung của các cặp gen mới giúp tạo nên đặc trưng của cá thể.
Cuối cùng là do môi trường: Đối với nhiều đặc điểm ngoại hình,
sự tương tác giữa kiểu gen con cái thừa hưởng từ bố mẹ
và điều kiện môi trường cho ra kiểu hình của người con. Môi trường của một người có thể bao gồm những thứ như tiếp xúc với hóa chất, thói quen tập thể dục và thói quen ăn uống,..
Ví dụ:
Chiều cao của con người không chỉ được quyết định bởi gen mà còn do các tác động từ môi trường như chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục,…. Hơn nữa chiều cao là một tính trạng di truyền đa gen, tức là chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều gen khác nhau (tương tự màu mắt). Trường hợp cả bố và mẹ đều thấp không có nghĩa đứa con họ sinh ra cũng sẽ thấp, ngược lại cả hai bố mẹ đều cao thì đứa con sinh ra chưa hẳn sẽ “khổng lồ”.