Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ, phản ứng giữa muối cacbonat và du

T

tandathero

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ, phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra? AVì phản ứng tạo ra chất kết tủa
BVì phản ứng tạo ra chất bay hơi
CVì phản ứng tạo ra chất bay hơi và chất điện li yếu
DVì phản ứng tạo ra chất kết tủa, chất bay hơi và chất điện li yếu
Đáp án là câu C, nhưng theo tôi đáp án D mới đúng!
dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ, vd như: Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 + H2O có tạo kết tủa mà
 
T

tandathero

Sao không ai giúp mình hết vậy, câu trên đáng nhẽ phải có thêm chất kết tủa mà! :(
 
R

rocky1208

Sao không ai giúp mình hết vậy, câu trên đáng nhẽ phải có thêm chất kết tủa mà! :(

Có thể hiểu thế này nhé
  • Chất kết tủa còn nằm trong dung dịch -> còn có thể phân ly. VD BaSO4 nó có phân ly không? Có chứ, nhưng rất ít -> điện ly yếu.
  • Chất bay hơi không còn nằm trong dung dịch -> không được xếp vào chất điện ly
Túm lại: ĐK để một phản ứng trao đổi xảy ra thu về 1 trong 2 ĐK: có chất bay hơi, hoặc điện ly yếu (kết tủa là 1 trường hợp riêng). Đây giống như một kiểu chơi chữ ấy mà :D.
Ps: cần nói thêm rằng tại sao xảy ra một trong 2 đk trên là pứ xảy ra?
vì khi đó sp được tách ra khỏi dung dịch, do đó không còn cơ hội tác dụng ngược trở lại theo chiều nghịch nữa.

OK?
Chúc bạn học tốt. Vào đại học rồi sẽ còn nhiều cái quái dị hơn nhiều. Ví dụ: CMR: x + (-x) = :-SS0
 
B

bocautrang11794

Có thể hiểu thế này nhé
  • Chất kết tủa còn nằm trong dung dịch -> còn có thể phân ly. VD BaSO4 nó có phân ly không? Có chứ, nhưng rất ít -> điện ly yếu.
  • Chất bay hơi không còn nằm trong dung dịch -> không được xếp vào chất điện ly
Túm lại: ĐK để một phản ứng trao đổi xảy ra thu về 1 trong 2 ĐK: có chất bay hơi, hoặc điện ly yếu (kết tủa là 1 trường hợp riêng). Đây giống như một kiểu chơi chữ ấy mà :D.
Ps: cần nói thêm rằng tại sao xảy ra một trong 2 đk trên là pứ xảy ra?
vì khi đó sp được tách ra khỏi dung dịch, do đó không còn cơ hội tác dụng ngược trở lại theo chiều nghịch nữa.

OK?
Chúc bạn học tốt. Vào đại học rồi sẽ còn nhiều cái quái dị hơn nhiều. Ví dụ: CMR: x + (-x) = :-SS0

mình vẫn chưa hiểu.

trong sgk đề cập đến 3 đk mà!

:-SS

TH BaSO4 có giống AgCl ko vậy?

mình nghĩ nếu BaSO4 là chất điện ly yếu thì AgCl cũng vậy

nhưng cô mình lại bảo AgCl là chất điện li mạnh

Giải thích giúp nha!
:):):)
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

mình vẫn chưa hiểu.

trong sgk đề cập đến 3 đk mà!

:-SS

TH BaSO4 có giống AgCl ko vậy?

mình nghĩ nếu BaSO4 là chất điện ly yếu thì AgCl cũng vậy

nhưng cô mình lại bảo AgCl là chất điện li mạnh

Giải thích giúp nha!
:):):)
cái này minh nghĩ rằng [TEX]BaSO_4[/TEX] là chất điện li mạnh cũng như [TEX]AgCl[/TEX]cũng vậy vì cả 2 muối đó cùng là chất kết tủa và cũng phân li ,mỗi chất này nếu tan bao nhiêu phân tử thì phân li ra bấy nhiêu ion như [TEX]\alpha =\frac{n}{n_0}[/TEX] có bao nhiêu [TEX]n_0[/TEX] hòa tân thì có bấy nhiêu [TEX]n [/TEX] có nghĩa là các muối đều là chất điện li mạnh chỉ có muối [TEX]HgCl[/TEX] và muối j nữa ấy tớ k nhớ lém
 
G

girlbuon10594

Ơ,mình tưởng chất kết tủa không phân li chứ? Tuy là có,nhưng là với 1 lượng rất rất nhỏ,các bạn hỏi thầy cô thì biết:(
 
C

congchua_bongbong318

ủa.thầy mình bảo BaSO4 là chất điện li mạnh.vì nó tan ít trong nước nhưng lương phân tử hoà tan đều phân li ra ion.nên nó là chất điện li mạnh.
 
R

rocky1208

mình vẫn chưa hiểu.

trong sgk đề cập đến 3 đk mà!

:-SS

TH BaSO4 có giống AgCl ko vậy?

mình nghĩ nếu BaSO4 là chất điện ly yếu thì AgCl cũng vậy

nhưng cô mình lại bảo AgCl là chất điện li mạnh

Giải thích giúp nha!
:):):)
Cái này thì còn nhiều tranh cãi lắm bạn ạ. Trên bộ các bác ấy cũng cãi nhau um sùm hết cả. Có tin đồn là hai ông bạn chí cốt, lần nào đi nhậu nhẹt cũng có nhau, thế mà cũng chỉ vì tranh luận vấn đề này mà đâm ra cãi vã, rồi đường ai nấy đi, rượu ai nấy uống. Hic :(
Chuyện là thế này, theo định nghĩa thì độ điện ly alpha = n/ N (n là số phân tử đã phân ly, N là số phân tử chất đã tan). AgCl và BaSO4 đều ít tan, nhưng khốn nỗi tan bao nhiêu thì nó phân ly bằng sạch, vậy theo định nghĩa nó phải là chất điện ly mạnh. Một số bác không đồng ý, đòi phải thêm điều kiện tiên quyết là phải tan nhiều trước đã thì mới xét nó có mạnh hay không. còn tan ít thì nghỉ đi. Đại loại là có hai phái như thế. Không tìm được tiếng nói chung nên cãi nhau. Bài của bạn chắc do một bác ở phái phản đối ra đây. :)
:)>-
From Rocky
 
I

invisible102

Cái này thì còn nhiều tranh cãi lắm bạn ạ. Trên bộ các bác ấy cũng cãi nhau um sùm hết cả. Có tin đồn là hai ông bạn chí cốt, lần nào đi nhậu nhẹt cũng có nhau, thế mà cũng chỉ vì tranh luận vấn đề này mà đâm ra cãi vã, rồi đường ai nấy đi, rượu ai nấy uống. Hic :(
Chuyện là thế này, theo định nghĩa thì độ điện ly alpha = n/ N (n là số phân tử đã phân ly, N là số phân tử chất đã tan). AgCl và BaSO4 đều ít tan, nhưng khốn nỗi tan bao nhiêu thì nó phân ly bằng sạch, vậy theo định nghĩa nó phải là chất điện ly mạnh. Một số bác không đồng ý, đòi phải thêm điều kiện tiên quyết là phải tan nhiều trước đã thì mới xét nó có mạnh hay không. còn tan ít thì nghỉ đi. Đại loại là có hai phái như thế. Không tìm được tiếng nói chung nên cãi nhau. Bài của bạn chắc do một bác ở phái phản đối ra đây. :)
:)>-
From Rocky
Nếu vậy thì với CuS thì sao? Còn cả Mg(OH)2 và Ca(OH)2 (vôi tôi) nữa??? Chúng đều là chất điện li yếu. 2 bazơ kia thì không nói làm gì, vì chúng điện li 2 nấc bình thường. Còn muối CuS cũng tương tự như BaSO4 đó, kết tủa nhưng vẫn tan ít, và tan bao nhiêu điện li hết bấy nhiêu y như BaSO4 nhưng vẫn là chất điện li yếu.
 
J

january.1994

Nếu vậy thì với CuS thì sao? Còn cả Mg(OH)2 và Ca(OH)2 (vôi tôi) nữa??? Chúng đều là chất điện li yếu. 2 bazơ kia thì không nói làm gì, vì chúng điện li 2 nấc bình thường. Còn muối CuS cũng tương tự như BaSO4 đó, kết tủa nhưng vẫn tan ít, và tan bao nhiêu điện li hết bấy nhiêu y như BaSO4 nhưng vẫn là chất điện li yếu.

Bạn có thể cho một số liệu cho thấy CuS tan bao nhiêu điện li hết bấy nhiêu không nhỉ? Mình tìm nãy giờ nhưng không thấy Hs điện ly hay độ điiện ly của CuS. :|
 
I

invisible102

Quá trình hoà tan BaSO4 gồm 2 giai đoạn

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn chuyển từ tinh thể vào dung dịch (giai đoạn hoà tan):
BaSO4 (rắn) <=> BaSO4 (dd) Giai đoạn này là quá trình thuận ngịch, K bé.

+ Giai đoạn 2: Giai đoạn phân ly thành ion (do sự hiđrat hoá)
BaSO4 + H2O => Ba2+.nH2O + SO42-.mH2O

Giai đoạn này cả Ba2+, SO42-đều có năng lượng hiđrat hoá lớn nên quá trình phân ly xảy ra hoàn toàn

Nếu xét độ điện ly thì chỉ xét giai đoạn 2 => BaSO4 là chất điện li mạnh

Còn xét vè quá trình hoà tan kết tủa thì tổng hợp cả 2 giai đoạn

Tức là: BaSO4 (rắn) <=> Ba2+ + SO42- (bỏ qua các phân tử H2O nhé)
Quá trình này gồm 2 giai đoạn nên xảy ra kém, do giai đoạn 1 chậm quyết định toàn bộ quá trình

Còn CuS, giai đoạn 2 (như của BaSO4) sẽ xảy ra không hoàn toàn
Do Cu2+ và S2- có năng lượng hiđrat không quá lớn.

Mình trích dẫn lại đoạn chat của 1 Thầy giáo đã giải thích.
Xem thêm ở trang này: http://olympiavn.org/forum/index.php?topic=164.msg430536#msg430536 và trang kế tiếp nữa, có thể sẽ hiểu hơn
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom