ai có tài liệu về....sự điện ly...hăng số cân bằng...ph......phương pháp giải bài tập về chất khí ( áp suất....hiêu suất) ko?????........chỉ mình với...mình cần gấp,..
THANK YOU...
Phân tử nước bị phân cực thành hai đầu âm và dương do nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn nguyên tử hidro, cặp electron dùng chung bị lệch về phía oxi. Vì thế đã tách các chất cũng có tính phân cực ra thành các ion, ion dương tách ra bởi nguyên tử oxi (mang điện âm) còn ion âm được tách ra bởi nguyên tử hidro (mang điện dương) của nước. Quá trình này có giải phóng năng lượng do mạng tinh thể (hoặc liên kết giữa các nguyên tử) bị phá vỡ
Các chất điện ly mạnh
Là chất mà khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li hoàn toàn ra ion.
Dung dịch bazơ tan: NaOH, KOH, Ba(OH)2, ...
Dung dịch các axit mạnh: HNO3, HCl, HI, ...
Hầu hết các muối: NaCl, NaNO3, BaSO4, ...
Các chất điện ly yếu
-Là chất khi tan trong nước chỉ có 1 phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. Vd: -Axit yếu: H2S, H2SO3, H3PO4, CH3COOH... -Gồm: Axit yếu, bazơ yếu, muối ít tan
Sự chuyển dịch phản ứng từ trạng tháicân bằng này san trạng thái cân bằng khác được gọi là sự chuyển dịch cân bằng.
Những đại lượng có thể làm chuyển dịch cân bằng gọi là những yếu tố cân bằng.
Mọi sự chuyển dịch cân bằng đều tuân theo nguyên lý Lechaterlier. Nguyên lý này cho biết chiều chuyển dịch của cân bằng khi 1 trong các yếu tố cân bằng thay đổi.
Nguyên lý: mọi sự thay đổi của các yếu tố xác định trạng thái của một hệ cân bằng làm cho cân bằng chuyển dịch về phía chống lại những thay đổi đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng:
+ Nồng độ các chất:
Khi tăng nồng độ 1 chất trong hệ phản ứng sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều lmà giảm nồng độ chất đó. Ngược lại sự giảm nồng độ 1 chất sẽ làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ chất đó.
- Muốn 1 phản ứng cân bằng cho nhiều sản phẩm có thể tăng nồng độ chất ban đầu hoặc giảm nồng độ chất sản phẩm.
- Muốn ngăn ngừa không cho phản ứng xảy ra có thể thêm vào hệ phản ứng 1 lượng dư chất sản phẩm.
- Muốn 1 chất ban đầu này tham gia phản ứng tối đa phải dùng thật dư 1 chất ban đầu khác.
+ Nhiệt độ của phản ứng:
- Đối với phản ứng phát nhiệt(, khi nhiệt độ tăng hằng số cân bằng giảm, cân bằng chuyển dịch về phía phản ứng nghịch( nồng độ chấyt sản phẩm giảm).
- Đối với phản ứng thu nhiệt khi nhiệt độ tăng hằng số cân bằng tăng, cân bằng chuyển dịch về phía phản ứng thuận ( nồng độ chất sản phẩm tăng).
+ Áp suất:
Một sự tăng áp suất bất kỳ sẽ làm chuyển dịch vị trí cân bằng theo chiều làm giảm áp suất, nghĩa là theo chiều làm giảm số phân tử khí.
MỘt sự giảm áp suất bất kỳ làm chuyển dịch cân bằng theo chiều làm tăng áp suất, nghĩa là theo hướng làm tăng số phân tử khí.