Sinh 9 [Tài liệu - Thảo luận] Tuyển tập đề thi HSG cấp tỉnh môn Sinh học 2018-2019

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,252
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả mọi người, lại là mình đây. #Bi

Hè này mọi người có đi đâu chơi không? Hè này mình có đi chơi nhưng tranh thủ làm một số việc trước nè. Topic mình làm nội dung xoay quanh tuyển tập đề thi HSG cấp tỉnh môn Sinh học năm 2018-2019, với một số mục đich như sau:
  1. Xây dựng nguồn tài liệu cho diễn đàn, nguồn tham khảo cho các em.
  2. Tạo ra một topic gần như là học thuật, để các bạn năm nay thì HSG hoặc sắp tham gia thi hoặc có yêu thích, đâm mê với bộ môn này có thể thảo luận, học thêm kinh nghiệm ở mỗi đề.
  3. Cùng nhau giải đề.
:D :D :D Mong rằng topic của mình sẽ được mọi người tham gia nhiệt tình nhé!
@Vũ Lan Anh , @hoaxuan9b@gmail.com , @Đỗ Hằng , @temotojirimo12 ,... các bạn tag thêm bạn bè nào tham gia thảo luận sôi nổi nhé. Vì đây là 1 topic mở trong hè, có thể ít người biết nhưng mình cứ thảo luận, sau mỗi đề lại có 1 bài học, những kinh nghiệm quý báu nè.

---
Và đề bài đầu tiên là đề của tỉnh....
.....LÂM ĐỒNG nha!
Mọi người xem đề dưới spoiler sau nha!

1.PNG 2.PNG

Cuối cùng, chúc mọi người ngày mới vui vẻ và tràn đầy năng lượng nha!
 

Đắng!

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
17 Tháng mười một 2018
767
2,258
256
Bà Rịa - Vũng Tàu
Minh Dạm
Câu 6 : - Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu : quan hệ khác loài, cụ thể là quan hệ cộng sinh. Vì cây đậu và vi khuẩn đều có lợi khi cỗ định đạm cùng nhau, vi khuẩn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cây giúp vi khuẩn tồn tại
- Dây tơ hồng sống trên các cây: quan hệ khác loài ( kí sinh - vật chủ) vì dây hồng bám vào cây hút đi chất dinh dưỡng để nuôi sống chính nó
- Sâu bọ sống nhờ trong tổ mối: quan hệ khác loài (hội sinh) vì sâu bọ có thể lẩn trốn sống trong tổ của mỗi khi mưa bão hay các sinh vật khác ăn thịt, còn mối không có lợi cũng không có hại ( không biết đúng không ):)
-Trong rừng , hiện tượng tự tỉa của các cành cây phía dưới : quan hệ cạnh tranh giành ánh sáng giữa cá thể cùng loài hoặc khác loài.

Câu 3:
Giống nhau : Cả hai quá trình đều :
- Là cơ chế di truyền cấp độ phân tử.
- Xảy ra trong nhân tế bào và vào kì trung gian lúc NST tháo soắn tối đa.
- Dựa vào ADN làm mạch khuôn.
- Đều sử dụng enzim đặc hiệu và cần được cung cấp năng lượng là ATP. Có hiện tượng ADN tách làm đôi và sử dụng nguyên liệu là các nucleotit tự do trong môi trường tế bào chất để kết hợp vào mạch khuôn theo NTBS
- Đều góp phần vào sự ổn định tính trạng của loài từ thế hệ trước sang sau.
Khác nhau:
Dấu hiệu so sánhNhân đôi ADNTổng hợp ARN
Thời điểm-Trước khi phân bào-Trước khi tổng hợp protein
Cơ chế :
+ ADN táchTừ đầu đến cuối.- Một đoạn tương ứng 1 gen cấu trúc.
+ Số mạch khuôn- Cả hai. - Chỉ 1 trong 2.
+Nguyên liệu- Các nucleotit tự do- Các ribonucleotit tự do.
+Số lượng nucleotit cần- Lớn- Bé
+NTBS-A hợp T-A hợp U
Kết quả - Từ 1 ADN khuôn, qua 1 lần nhân đôi tạo 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt với ADN ban đầu-Từ 1 ADN khuôn có thể tổng hợp nhiều ARN giống nhau( nấu phiên mã nhiều lần từ cùng 1 gen) hay nhiều ARN khác nhau ( nếu phiên mã từ nhiều gen khác nhau).
Thời gian tồn tạiSau khi ADN con được hình thành theo nguyên tắc bán bảo tồn, chúng đều tham gia vào việc tạo cấu trúc của nhân tế bào mới.Sau khi được tổng hợp xong, các ARN tham gia quá trình dịch mã và bị tan rã sau khi tổng hợp vài chục phân tử protein.
[TBODY] [/TBODY]
 

Đắng!

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
17 Tháng mười một 2018
767
2,258
256
Bà Rịa - Vũng Tàu
Minh Dạm
Câu 3 :
3.2 :
- Sai sót xảy ra trong quá trình tự nhân đôi ADN để lại hậu quả nghiêm trọng hơn.
- Giải thích :
+Sai sót xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN sẽ đi vào phân tử ADN con và được nhân lên trong các lần nhân đôi ADN tiếp theo. Những sai sót này sẽ được di truyền lại cho các thế hệ tế bào và cơ thể(nếu có sai sót xảy ra ở tế bào sinh dục hoặc tế bào của những loài sinh sản vô tính).
+ Sai sót xảy ra trong quá trình tổng hợp mARN chỉ biểu hiện trong sản phẩm của lần tổng hợp đó, không truyền lại cho các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 4:
4.1: Khác nhau:
Với cá thể 1 ở cặp số 3 mất đi một nhiễm sắc thể : thể đột biến có dạng (2n-1) NST: thể dị bội (2n-1) hay thể 1 nhiễm
Với cá thể 2 ở tất cả các cặp đều có 2 NST: thể đơn bội ( có vẻ sai sai ) :)
Với cá thể 3 ở tất cả các cặp đều có 3 NST : thể tam bội
Chỉ có cá thể số 1 xảy ra đột biến , cơ chế phát sinh :
- Trong giảm phân, cặp NST số 1 nhân đôi nhưng không phân li tạo thành 2 loại giao tử (n+1) và (n-1) NST
- Khi thụ tinh, giao tử (n-1) kết hiopwj với giao tử (n) tạo thành hợp tử (2n-1) NST => phát triển thành thể dị bội (2n-1)
 
Top Bottom