Tài liệu tham khảo phần Nghị luận xã hội

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các em thân mến !

Đáp ứng yêu cầu của các em về việc ôn tập phần Nghị luận xã hội, từ hôm nay (9/9/2011), hocmai sẽ cập nhật trên khóa học Ngữ văn Luyện thi ĐH đảm bảo các tài liệu tham khảo về phần Nghị luận xã hội do thầy Ninh cung cấp. Các tài liệu được phân loại thành hai chủ đề lớn: Nghị luận về một hiện tượng đời sống và Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Trong quá trình học tập, nếu có bất cứ khó khăn hoặc thắc mắc nào liên quan, các em vui lòng gọi tới số hotline tư vấn hoặc post câu hỏi lên diễn đàn (tại Box dành riêng cho các thành viên khóa LTĐH Đảm bảo) nhé.

Chúc các em vui.


Thân ái
 
T

thongds

cho em hỏi với văn nghị luận thì hướng mở bài,thân bài ,kết bài mình phải giải quyết nhưng vấn đề gì để đảm bảo không bị mất ý,mất điểm ,với văn nghị luận về hiện tượng XH và nghị luận 1 câu nói thì phương pháp làm với 2 loại này có gì khác nhau ạ?em lên mạng tìm kiếm với từ khóa "cách làm bài văn nghị luận" thì nguời ta chỉ rất nhiều, nhưng đó là những nguồn không chính thống nên em không dám chắc nó có đúng không,rất mong nhận đc sự hướng dẫn từ thầy cô!

: Anh mượn một câu trong Kinh thánh để chia sẻ với em nhé: Cứ đi, sẽ đến. Cứ tìm, sẽ thấy. Cứ gõ cửa, sẽ mở cho. Có yêu cầu gì em cứ alo cho anh chị theo số hotline hoặc post câu hỏi lên diễn đàn nhé. Anh chị sẽ trả lời.
em hỏi 4 ngày rồi mà chẳng thấy ai trả lời, hình như trong này ko có ai thì phải, chắc chỉ có mình em với 3,4 bạn thôi chăng:(
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

Chào thongds

Như em biết, phần nghị luận xã hội bao gồm hai phần (nội dung) lớn là Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Phương pháp làm bài của hai dạng này cơ bản là giống nhau (mang đặc trưng chung của thể loại văn nghị luận xã hội) nhưng về cấu trúc có sự khác biệt. Em có thể tham khảo phần tóm lược sau nhé:
1. Nghị luận về một tư tưởng
- Giải thích khái niệm (nếu có)
- Lí giải vấn đề (tại sao ?)
- Biểu hiện (như thế nào): Chia thành nhiều bình diện, nhiều lĩnh vực để xem xét một cách toàn diện, thấu đáo.
- Bàn luận về vấn đề (đúng - sai, ưu điểm - hạn chế, ...)
- Bài học nhận thức và hành động

2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Giải thích khái niệm, hiện tượng
- Biểu hiện
- Đánh giá
- Nguyên nhân
- Giải pháp
- Bàn luận
- Bài học

Có rất nhiều tiêu chí được sử dụng để đánh giá bài văn nghị luận xã hội, song tiêu chí quan trọng nhất vẫn là hệ thống luận điểm, cách lập luận và các dẫn chứng minh họa của bài viết. Sự trọn vẹn về hình thức, cấu trúc cũng là một yếu tố quan trọng. Do đó, trong quá trình làm bài, em cần nhớ bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có đủ 3 phần: Mở bài - thân bài - kết luận. Nếu thiếu giờ, em có thể làm nhanh phần kết luận chứ không nên bỏ qua nó.

Ý thứ hai em có hỏi là có sự khác nhau nào giữa hai cách hỏi: Nghị luận về một hiện tượng xã hội và nghị luận về một câu nói. Thực ra, trong các đề văn nghị luận, người ta thường dẫn ra một câu nói nổi tiếng, ngắn gọn, hàm súc và giàu ý nghĩa (danh ngôn, tục ngữ, ....) để làm tiền đề, làm phương tiện chuyển tải vấn đề cần nghị luận. Vậy trước tiên, em cần phân tích câu nói được trích dẫn để xác định rõ vấn đề cần nghị luận là thuộc phạm vi nghị luận về một hiện tượng XH hay nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Sau khi xác định được, em có thể áp dụng cấu trúc của từng dạng bài mà anh đã tóm tắt ở bên trên.

Đôi lời chia sẻ, mong có ích cho em.
 
Last edited by a moderator:
L

luckystar_smile

Cô ơi, cô hướng dẫn em đề này vs ạ.

Các em thân mến !

Đáp ứng yêu cầu của các em về việc ôn tập phần Nghị luận xã hội, từ hôm nay (9/9/2011), hocmai sẽ cập nhật trên khóa học Ngữ văn Luyện thi ĐH đảm bảo các tài liệu tham khảo về phần Nghị luận xã hội do thầy Ninh cung cấp. Các tài liệu được phân loại thành hai chủ đề lớn: Nghị luận về một hiện tượng đời sống và Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Trong quá trình học tập, nếu có bất cứ khó khăn hoặc thắc mắc nào liên quan, các em vui lòng gọi tới số hotline tư vấn hoặc post câu hỏi lên diễn đàn (tại Box dành riêng cho các thành viên khóa LTĐH Đảm bảo) nhé.

Chúc các em vui.


Thân ái

Đề bài: Nghị luận câu "TRi thức là sức mạnh."
Cô ơi!Em cần làm những luận điểm gì và triển khai những luận cứ nào ạ?
 
Top Bottom