Tin học Tài liệu pascal

khahhyen_ybms1

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng bảy 2020
709
2,319
231
Hà Tĩnh
THCS Lê Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA PASCAL
Pascal là một ngôn ngữ lập trình bậc cao do Niklaus Wirth, giáo sư điện toán trường Đại học kỹ thuật Zurich (Thụy Sĩ) đề xuất năm 1970. Ông lấy tên Pascal để kỷ niệm nhà toán học và nhà triết học người Pháp nổi tiếng Blaise Pascal.
1. Các tập tin cần thiết khi lập trình với Turbo Pascal: (Trước đây thì hay sử dụng Turbo nhưng mà bây h người ta hầu hết sử dụng free pascal nhưng mình cũng muốn giới thiệu một chút về turbo pascal vì free pascal đã có trong chương trình dạy học ở trường, hai cái này cũng gần như là giống nhau)
Để lập trình được với Turbo Pascal, tối thiểu cần 2 file sau:
  • TURBO.EXE: Dùng để soạn thảo và dịch chương trình.
  • TURBO.TPL: Thư viện chứa các đơn vị chuẩn để chạy với TURBO.EXE.
Ngoài ra, muốn lập trình đồ hoạ thì phải cần thêm các tập tin:
  • GRAPH.TPU: Thư viện đồ hoạ.
  • *.BGI: Các file điều khiển các loại màn hình tương ứng khi dùng đồ hoạ.
  • *.CHR: Các file chứa các font chữ đồ họa.
Mọi người nhớ tải phần mềm free pascal hoặc turbo pascal nhaa <3
2. Các bước cơ bản khi lập một chương trình Pascal:
  • Bước 1: Soạn thảo chương trình.
  • Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.
  • Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl-F9).
3. Cấu trúc chung của một chương trình Pascal:
{ Phần tiêu đề }​
PROGRAM Tên_chương_trình;
{ Phần khai báo }
USES ......;
CONST .....;
TYPE .......;
VAR ........;
PROCEDURE ............;
FUNCTION ..............;
...............
{ Phần thân chương trình }
BEGIN
...........
END.​
Ví dụ 1: Chương trình Pascal đơn giản nhất
BEGIN
Write(‘Hello World!’);
END.
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ 2:
Program Vidu2;
Const PI=3.14;
Var R,S:Real;
Begin
R:=10; {Bán kính đường tròn}
S:=R*R*PI; {Diện tích hình tròn}
Writeln(‘Dien tich hinh tron = ‘, S:0:2); { In ra màn hình }
Readln;
End.
[TBODY] [/TBODY]
4. Một số phím chức năng thường dùng
  • F2: Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
  • F3: Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.
  • Alt-F3: Đóng file đang soạn thảo.
  • Alt-F5: Xem kết quả chạy chương trình.
  • F8: Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.
  • Alt-X: Thoát khỏi Turbo Pascal.
  • Alt-<Số thứ tự của file đang mở>: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.
  • F10: Vào hệ thống Menu của Pascal.

5. Các thao tác cơ bản khi soạn thảo chương trình
5.1. Các phím thông dụng

  • Insert: Chuyển qua lại giữa chế độ đè và chế độ chèn.
  • Home: Đưa con trỏ về đầu dòng.
  • End: Đưa con trỏ về cuối dòng.
  • Page Up: Đưa con trỏ lên một trang màn hình.
  • Page Down: Đưa con trỏ xuống một trang màn hình.
  • Del: Xoá ký tự ngay tại vị trí con trỏ.
  • Back Space ([tex]\leftarrow[/tex] ): Xóa ký tự bên trái con trỏ.
  • Ctrl-PgUp: Đưa con trỏ về đầu văn bản.
  • Ctrl-PgDn: Đưa con trỏ về cuối văn bản.
  • Ctrl-Y: Xóa dòng tại vị trí con trỏ.
5.2. Các thao tác trên khối văn bản
  • Chọn khối văn bản: Shift + <Các phím >
  • Ctrl-KY: Xoá khối văn bản đang chọn
  • Ctrl-Insert: Đưa khối văn bản đang chọn vào Clipboard
  • Shift-Insert: Dán khối văn từ Clipboard xuống vị trí con trỏ.
6. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ Pascal
6.1. Từ khóa

Từ khoá là các từ mà Pascal dành riêng để phục vụ cho mục đích của nó. (Chẳng
hạn như: BEGIN, END, IF, WHILE,...)
Chú ý: Với Turbo Pascal 7.0 trở lên, các từ khoá trong chương trình sẽ được hiển
thị khác màu với các từ khác.
6.2. Tên (định danh)
Định danh là một dãy ký tự dùng để đặt tên cho các hằng, biến, kiểu, tên chương
trình con... Khi đặt tên, ta phải chú ý một số điểm sau:
  • Không được đặt trùng tên với từ khoá
  • Ký tự đầu tiên của tên không được bắt đầu bởi các ký tự đặc biệt hoặc chữ số.
  • Không được đặt tên với ký tự space,các phép toán.
Ví dụ: Các tên viết như sau là sai
1XYZ Sai vì bắt đầu bằng chữ số.
#LONG Sai vì bắt đầu bằng ký tự đặc biệt.
FOR Sai vì trùng với từ khoá.
KY TU Sai vì có khoảng trắng (space).
LAP-TRINH Sai vì dấu trừ (-) là phép toán.
6.3. Dấu chấm phẩy (;)
Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các câu lệnh. Không nên hiểu dấu
chấm phẩy là dấu kết thúc câu lệnh.
Ví dụ:
FOR i:=1 TO 10 DO Write(i);
Trong câu lệnh trên, lệnh Write(i) được thực hiện 10 lần. Nếu hiểu dấu chấm
phẩy là kết thúc câu lệnh thì lệnh Write(i) chỉ thực hiện 1 lần.
6.4. Lời giải thích
Các lời bàn luận, lời chú thích có thể đưa vào bất kỳ chỗ nào trong chương trình
để cho người đọc dể hiểu mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác trong chương
trình. Lời giải thích được đặt giữa hai dấu ngoặc { và } hoặc giữa cụm dấu (* và *).
Ví dụ:
Var a,b,c:Rea; {Khai báo biến}
Delta := b*b – 4*a*c; (* Tính delta để giải phương trình bậc 2 *)
Giới thiệu một chút về phần mềm
upload_2021-9-15_22-19-58.png
Sau khi mở ra sẽ có giao diện như thế này ạ
upload_2021-9-15_22-21-17.png
Cái này sẽ cần cho mấy bạn lớp 8 nè <33
Tag: @Diệp Hạ Bạch @Nguyễn Chi Xuyên @Nguyễn Thị Quỳnh Lan @Yuriko - chan
 
Last edited:

minhtam8a2@gmail.com

Học sinh gương mẫu
Thành viên
12 Tháng hai 2016
521
1
2,580
326
18
Bình Định
THCS Ghềnh Ráng
  • Bước 1: Soạn thảo chương trình.
  • Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.
  • Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl-F9).
Chào bạn, cho mình xin phép bổ sung một tí về phần sửa lỗi viết chương trình trong Pascal nha. Vì khi viết chương trình bị lỗi thì viết tìm lỗi sẽ rất đau mắt và khó tìm, nên mình xin chia sẻ một mẹo là, sau khi dịch chương trình nếu gặp phải trường hợp hiện lỗi, thì nhấn enter, sau đó bạn sẽ thấy rằng con trỏ sẽ xuất hiện ở vị trí gần với vị trí lỗi từ đó các bạn chỉ cần tìm gần gần xung quanh phạm vi con trỏ là sẽ tìm được lỗi.
Ví dụ như trong một chương trình biểu mẫu như sau
Program Vi_du_loi_sai;
uses Crt;
begin
clrscr
writeln('Xin chao ');
readln;
end.
Thì ta có thể thấy rằng, sau câu lệnh clean screen"clrscr" thiếu dấu chấm phẩy nên sau khi nhấn enter hậu hiện lỗi, con trỏ chuột sẽ hiện ngay sau chính dòng "clrscr"
Trên đây là một mẹo nhỏ rất bổ ích trong việc tìm lỗi sai trong chương trình khi viết.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là lỗi cú pháp khi viết chương trình còn lỗi về ngữ nghĩa thì hình như bạn chưa có đề cập tới nên mình muốn bổ sung luôn nha. Lỗi ngữ nghĩa là lỗi liên quan đến bộ nhớ của máy tính, hoặc là do thuật toán nhập vào không có nghĩa (ví dụ như là phép chia cho số 0) tùy trường hợp mà cần lựa chọn giải pháp để sửa lỗi cho phù hợp


Ngoài ra, khuyên các bạn sắp lên 8 hay cảm thấy hứng thú với lập trình bằng Pascal thì nên tham khảo tại sách Tin học dành cho Trung học Cơ sở Quyển 3 để có cái nhìn cụ thể rõ ràng và dễ hiểu hơn nhé!!
 
Top Bottom