Văn 8 Tác phẩm Trong lòng mẹ

khahhyen_ybms1

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng bảy 2020
709
2,319
231
Hà Tĩnh
THCS Lê Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.
2. Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó ? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.
@Trần Tuyết Khả @Roses_are_rosie @Phạm Đình Tài
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
2. Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó ? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.
a, Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Quả thật tình mẫu là mạch nguồn thiêng liêng chưa bao giờ bị cô cạn trong tâm hồn mỗi con người. Nó nâng đỡ, bao bọc chúng ta trước mọi điều thấp hèn, xấu xa, cô độc và tủi hèn. Ví chính cái thiêng liêng, cao quý ấy, mà tình mẫu tử đã trở thành một đề tài vô cùng quen thuộc không chỉ đối với mỗi chúng ta mà còn là cả thơ văn.
+ Tác giả:
- Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê Nam Định.
- Là nhà văn của những người cùng khổ.
- Có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
+ Tác phẩm:
- Những ngày thơ ấu gần 9 chương, đoạn trích là chương IV.
- In thành sách vào năm 1940.
b, Thân bài:
- Tóm tắt lại nội dung của tác phẩm:

+ Bé Hồng ra đời và cũng chính là kết quả của một cuộc hôn nhân miễn cưỡng, không hề bắt đầu từ tình yêu. Người bố sống bên bàn đèn thuốc phiện rồi cũng mất đi. Vì đi bước nữa mà điều ấy được coi là cấm kị, trái với những luật lệ của người xưa nên mẹ bé Hồng phải đi tha hương cầu thực, bỏ lại con cái. Hồng sống với bà cô ruột bên nội, bị reo rắc vào đầu những rắp tâm tanh bẩn, ngày ngày bị mỉa mai, hắt hủi nhưng quyết không nghe theo, vẫn giữ vẹn nguyên tình yêu thương với mẹ. Có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc nên ngòi bút của Nguyên Hồng thường hướng vào những người cùng khổ.
Phân tích tác phẩm để làm rõ yêu cầu đề bài:
- Cảnh ngộ và nỗi buồn của chú bé Hồng:

+ Bố chơi bời nghiện ngập mất sớm.
+ Mẹ xa con nhỏ tha hương cầu thực, gần năm trời đi biệt không có tin tức gì.
+ Hồng phải sống với bà cô lạnh lùng, thâm hiểm trong sự cô đơn, buồn tủi vây quanh.
+ Càng nhận ra sự độc ác của bà cô, bé Hồng càng đau đớn, uất hiện và trào lên cảm xúc yêu thương mãnh liệt với người mẹ của chú.
-> Cảnh ngộ đáng thương.
- Nỗi cô đơn, niềm khao khát tình mẹ bất chấp sự tàn nhẫn, vô tâm của người cô:
+ Trước câu hỏi ngọt nhạt đầu tiên của bà cô: "Hồng! M có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ M không ?" Thì Hồng toan trả lời. Như bao đứa trẻ khác, cậu muốn có mẹ ở bên cạnh mình. Tuy nhiên, Hồng đã nhận ra được sự giả dối trong giọng nói của bà cô. Cậu nhận ra và trả lời dứt khoát: Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về. Vừa cười vừa từ chối dứt khoát, còn nói rõ lí một cách thuyết phục.
+ Câu thứ hai của bà cô như xát muối vào nỗi đau của cậu: "Sao lại không vào? Mợ m phát tài lắm. có như dạo trước đâu,.....M dại quá, cứ vào đi, T chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ M may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ" Chính câu nói ấy đã làm cậu rơi nước mắt, xúc động dâng trào, kìm nén đã bị nổ tung. TRước người cô thâm hiểm, ác độc,, Hồng càng trở nên nhỏ bé, yếu ớt nhưng vẫn kiên cường và dạt dào tình cảm, sự kính yêu đặt vào mẹ.
+ Chưa dừng lại ở đó, cô còn kể cho Hồng nghe với vẻ mặt tươi cười: "Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợi thấy mẹ tôi mặt mày xanh bủng, gầy rạc đi, thấy thế bà ta toan tình hỏi han thì mẹ tôi quay mặt đi, lấy nón che,....Đến đây, Hồng nghẹn lại, khóc không ra tiếng, uất hận, ước những hủ tục đã đày đọa mẹ là đầu mẩu gỗ, cục thủy tinh, hòn đá để có thể vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
- Khi Hồng gặp mẹ:
+ Gọi bối rối: Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!....... Phải nhớ mẹ, thương mẹ nhiều lắm thì chú bé mới có linh cảm khi mẹ chợt thoáng qua. Niềm vui, niềm hạnh phúc mà bất ngờ. Chú gọi mẹ trong lòng có chút ngại ngùng vì sợ nhầm, sợ rằng đó không phải là mẹ mình. Đó chính là phong cách văn chương, cái sâu sắc, nồng nhiệt rất riêng của Nguyên Hồng.
+ Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, ríu cả chân lại. Tôi thấy mơn man khắp da thịt, phải bé lại và lăn vào lòng của một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
+ Đó chính là những giây phút hạnh phúc hiếm hoi, đẹp đẽ của tình mẫu tử thiêng liêng.
- Trả lời yêu cầu của đề bài:
+ Có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc, gia đình tan vỡ, không được hưởng trọn vẹn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ như các bạn đồng trang lứa là một thiệt thòi lớn, đã thế còn phải chịu sự ghẻ lạnh, tàn độc của người cô nên hơn ai hết, Nguyên Hồng có cái nhìn, cảm nhận sâu sắc về những người cùng khổ nên ngòi bút thường hướng về hai đối tượng là người phụ nữ và nhi đồng.
c, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Tham khảo thêm tại đây.
Xin lỗi vì hỗ trợ muộn, nãy thống kê bài tồn chị mới thấy, xin lỗi em nha >:
Mong câu trả lời có thể giúp được em
 
Top Bottom