ĐOẠN 2: TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI VỀ ĐỐI VỚI VIỆT BẮC
1. Thấu hiểu nỗi băn khoăn, day dứt của đồng bào Việt Bắc, Tố Hữu đã khẳng định tình cảm thủy chung, gắn bó và nghĩa tình sâu nặng với Việt Bắc bằng bốn câu thơ:
“ Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...”
ð Sự vận dụng một cách sáng tạo, cách xưng hô ta – mình, mình – ta và lối so sánh quen thuộc trong ca dao, Tố Hữu đã giúp cảm xúc được bộc lộ một cách trọn vẹn.
* Cảm xúc ấy được bộc lộ trước hết qua nỗi nhớ của nhà thơ đối với Việt Bắc:
+ Nỗi nhớ bắt đầu từ một điều rất chung, rất trừu tượng mà chính tác giả không xác định rõ là nhớ gì. Chỉ biết là nỗi nhớ ấy vô cùng sâu sắc, mãnh liệt nên mới được ví là nhớ gì như nhớ người yêu. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian lẫn thời gian :
“Trăng lên đồi núi, nắng chiều lưng nương”
+ Nỗi nhớ xoáy sâu vào từng hình ảnh, từng kỉ niệm:
“Nhớ từng bản khói cùng sương
...., suối lê vơi đầy”
è Điệp ngữ “nhớ từng” kết hợp với các hình ảnh liệt lê đã xoáy sâu vào những hình ảnh, những kỉ niệm gắn với một thời VB của tác giả để từng tên đất, tên làng, tên sông, tên suối cứ lần lượt sống dậy như những thước phim quay chậm trong kí ức nhà thơ. Đó là kỉ niệm về cảnh sắc, về con người Việt Bắc, là một kỉ niệm về thời gian kháng chiến “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”?
2. Khẳng định tình cảm thủy chung, bền chặt
- Nỗi nhớ: nhớ gì(chung) >< nhớ người yêu (so sánh)
+ Trăng/ núi, nắng/ lưng nương
+ Bao trùm cả không gian và thời gian
+ Nhớ từng: “bản khói cùng sương”, “ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
- Không chỉ nhớ cảnh mà Tố Hữu còn nhớ người, đó là tất cả những ai đã từng “đồng cam cộng khổ”, chia ngọt sẻ bùi với nhà thơ. Đó là đồng đội, đồng chí, đồng bào Việt Bắc.
- Những người đã cùng với tác giả “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”. Trong tất cả những hình ảnh đó, để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng nhà thơ là hình ảnh người phụ nữ lam lũ, tảo tần, chịu thương, chịu khó – đó là những con người hằng ngày, hằng giờ đối mặt với hoàn cảnh sống khắc nghiệt “nắng cháy lưng” để âm thầm, nhẫn nại “địu từng bắp ngô” => Câu thơ chỉ nói về nỗi nhớ mà ta còn đọc thấy cả niềm thương, sự thấu hiểu, cảm thông, trân trọng vô hạn của nhà thơ dành cho những người phụ nữ Việt Bắc.
- Điệp ngữ “nhớ sao”: biến mỗi câu thơ thành một lời cảm thán, diễn tả nỗi nhớ càng lúc càng dâng trào mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ.
3. Nỗi nhớ cảnh, nhớ người (10 câu – 4 mùa Việt Bắc)
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung."
- Đoạn thơ bắt đầu bằng một câu thơ mang âm hưởng của một câu hát dao duyên “Ta về, mifnhc có nhớ ta”. Đó chỉ là cái cớ để tác giả khẳng định tình cảm của mình “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Hoa là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của TN VB và hai hình ảnh hoa và người đã hiện lên sóng đôi trong nỗi nhớ của nhà thơ. Trong nỗi nhớ ấy, tác giả đã dựng lên bức tranh tứ bình rất đẹp về Việt Bắc qua 4 mùa:
+ Mùa đông: cả núi rừng Việt Bắc bát ngát trong màu xanh của cây lá, nổi bật giữa sắc xanh ấy là màu đỏ tươi của những bông hoa chuối – cái màu đỏ như đốt lửa trời đông để cả không gian bừng lên sức sống mới. Không gian ấy đối lập hẳn với cảng u ám, lạnh lẽo của mùa đông ta vẫn thường gặp:
“Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông.”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
+ Nổi bật giữa khung cảnh mùa đông là hình ảnh “đèo cao nắng ánh, dao gài thắt lưng”. Hình ảnh thắt lưng là hình ảnh hoán dụ nghệ thuật gợi lên sự tự tin của người dân lao động Việt Bắc giữa núi rừng quê hương. Thế nhưng cái hay của câu thơ lại đọng lại trong hai từ “nắng ánh” – những tia nắng như đang ngời lên, đang lung linh tỏa sáng cả không gian khi nó chiếu vào lưỡi dao trần sáng quắc trên lưng người đi lên nương. Thật khó xác định là cảnh đẹp hơn nhờ người hay là người đang đẹp hơn trong cảnh bởi ở đây cảnh và người như đã hòa vào nhau, tôn nhau lên.
+ Xuân đến, cả núi rừng VB bừng lên trong màu sắc trắng thanh khiết, dịu dàng của nhưng cánh rừng mơ “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Không cần dùng sắc mai vàng rực rỡ hay màu hồng thắm tươi mới gọi là xuân bởi lẽ mùa xuân VB đã đi vào niềm thương, nỗi nhớ đặc trưng, riêng biệt của mình:
“Ôi sáng xuân nay xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ. ”
Câu thơ “ngày... rừng” với cách phối âm vô cùng nhẹ nhàng đã gợi lên cả không gian trong lành, mát dịu của mùa xuân nơi biên cương nơi có những rừng mơ đang bung nở những cánh hoa trắng muốt. Giữa không gian ấy thấp thoáng hiện lên hình bóng của những người dân ở một làng nghề làm nón đang lặng lẽ “chuốt từng sợi giang”. Một từ “chuốt” thôi cũng đã gợi lên sự chăm chỉ, cần mẫn, khéo léo của những người dân lau động Việt Bắc – những người đang âm thầm đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình vào cuộc kháng chiến dân tộc.
- Nhớ mùa hè Việt Bắc : Nhớ mùa hè Việt Bắc với tiếng ve kêu làm nên khúc nhạc rừng, nhớ màu vàng của rừng phách , nhớ cô thiếu nữ đi hái măng một mình,...
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.”
+ Một chữ “đổ” tài tình, tiếng ve kêu như trút xuống, “đổ” xuống thúc giục ngày hè trôi nhanh, làm cho rừng phách thêm vàng thiên nhiên Việt Bắc ngày hè thật tươi đẹp, sinh động .
+ Nhớ con người Việt Bắc, nhớ cô gái đi hái măng một mình “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Câu thơ độc đáo, giàu vần điệu, thanh điệu, giàu chất nhạc, chất thơ tạo một không gian nghệ thuật đẹp và vui, đầy màu sắc và âm thanh. Cô gái đi hái măng một mình nhưng vẫn không lẻ loi bởi cô gái ấy đang lao động giữa khúc nhạc rừng, hái măng để góp phần nuôi quân phục vụ kháng chiến. Hình ảnh cô gái hái mămg gợi nét đẹp trẻ trung, yêu đời và hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến của con người Việt Bắc.
- Xa Việt Bắc vào mùa thu trước mắt tác giả hiện lên một khung cảnh không gian thanh bình của quê hương khi chiến tranh kết thúc thắng lợi:
“
Rừng thu răng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
Nỗi nhớ của VB giờ đây không còn hướng vào một đối tượng cụ thể nữa mà là “nhớ ai”, hình như nỗi nhớ ấy đã bao trùm lên tất cả. Không nhớ, không thương sao được khi những con người ấy sống “ân tình thủy chung” -> là nét đẹp tâm hồn người dân Việt Bắc.
=>“Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” khép lại đoạn thơ có lẽ chính là sự hòa điệu tâm hồn của cả người đi lẫn kẻ ở.
Trăng Việt Bắc trong thơ Bác Hồ là “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng Việt Bắc trong thơ Tố Hữu là “trăng rọi hòa bình”. Người Cách mạng về xuôi nhớ trăng Việt Bắc giữa rừng thu, trăng rọi qua tán lá rừng xanh, trăng dịu mát nên thơ, trữ tình ,... khiến lòng người ngây ngất.
4. Nhớ một thời kháng chiến gian khổ, hào hùng:
- Với sáu câu thơ “Nhớ khi ... một lòng”: nhân hóa -> gợi tinh thần đoàn kết đánh giặc.
- 12 câu tiếp: TG tái hiện lại bức tranh sôi nổi, hào hùng của dân tộc.
+ 4 câu đầu: Hình ảnh đoàn quân ra trận
->Với sức mạnh vật chất, tinh thần, con đường ra trận là con đường biểu dương lực lượng
“Ánh sao... nan” là hình ảnh thơ lãng mạn, đó là sao trên trời ->nâng cao vẻ đẹp tầm vóc, vẻ đẹp tâm hồn con người
+ 4 câu tiếp: “bước chân nát đá”: nói quá – diễn tả sức mạnh, ý chí, tinh thần trong kháng chiến, chiến đấu; “nghìn đêm” >< “ngày mai” ->nổi bật lên niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng.
+ 4 câu còn lại: NT liệt kê + Đtừ chéo (vui về, vui lên) gợi lên niềm vui chiến thắng của toàn dân tộc ->âm điệu thơ dồn dập hơn
=> Đoạn thơ giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn: Thể hiện niềm tự hào của tác giả về sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của dân tộc.