[Tác phẩm lớp 12] PHÂN TÍCH HỒN TRƯƠNG BA , DA HÀNG THỊT -Lưu Quang Vũ

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHÂN TÍCH HỒN TRƯƠNG BA – DA HÀNG THỊT
Nếu thơ là tiếng nói tâm hồn, cảm xúc của người nghệ sĩ được thể hiện qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu. Nếu truyện là nhát cắt hiện thực đời sống được tái hiện qua tình huống, nhân vật, chi tiết nhằm chuyển tải tư tưởng, quan niệm của nhà văn thì kịch lại phản ánh xung đột và hành động.

Xung đột kịch trong hồn Trương Ba và da hàng thịt lên đến đỉnh điểm do sự tắc trách từ phía Nam Tào, Bắc Đẩu khiến cho Trương Ba bị chết oan. Đế Thích trộm phép ngọc hoàng để cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt. Với Đế Thích hành động này chính là sự tái sinh của người bạn xấu số. Thế nhưng với Trương Ba việc sống trong thân xác của hàng thịt là một bi kịch. Cảnh thứ bảy vở kịch được tiếp tục bằng nỗi đau khổ, sự chán nản của Trương Ba khi sống trong tình trạng bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Đoạn trích bắt đầu bằng màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. Hồn Trương Ba chán nản, tuyệt vọng muốn thoát khỏi xác hàng thịt ngay tức khắc. Thế nhưng trước những lời lẽ công kích, chế diễu và những bằng chứng xác thực mà xác hàng thịt đưa ra khiến cho hồn Trương Ba phải bần thần nhập lại xác anh hàng thịt nơi mà ông cho là “xác thịt âm u đui mù”. Chỉ với một màn đối thoại ngắn nhưng đầy kịch tính, Lưu Quang Vũ đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa rất sâu sắc. Nếu hình tượng hồn Trương Ba có ý nghĩa tượng trưng cho đời sống tâm hồn và khát vọng tinh thần cao cả của con người thì xác hàng thịt lại tượng trưng cho môi trường, hoàn cảnh sống và những đòi hỏi mang tính bản năng. Với những ý nghĩa đó Lưu Quang Vũ giúp người đọc nhận ra con người luôn có khát vọng hoàn thiện mình, muốn vượt thoát khỏi hoàn cảnh nhưng để thực hiện điều được khát vọng đó là điều không hề đơn giản. Có lẽ bởi vậy trong cuộc sống, con người có nguy cơ bị tha hóa bởi môi trường, bởi hoàn cảnh sống. Ông Trương Ba một người hòa nhã, hết lòng yêu thương vợ con mà bây giờ bắt đầu lệch lạc, mờ nhòa. Lưu Quang Vũ cũng rất tinh tế khi xây dựng tâm lí nhân vật để rồi giúp chúng ta nhận ra thực trạng hàng vi đổ lỗi của Trương Ba cho hàng thịt: “Các ông thường lấy cớ tâm hồn thanh cao ... bỏ bê thân xác mãi khổ sở, nhếch nhác. ”

Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và những người thân trong gia đình giúp chúng ta hiểu ra tác hại của lối sống giả bởi rõ ràng khi con người ta sống theo kiểu bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo thì không chỉ bản thân người đó đau khổ mà người thân, những người xung quanh cũng rất đau khổ. Câu chuyện của Trương Ba trong đoạn trích chính là một minh chứng đầy sức thuyết phục: Khi sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt, khi bản thân bị mờ nhòa, lệch lạc hẳn đi thì không chỉ ông ấy đau khổ mà những người thân thiết nhất là vợ, con, cháu cũng chẳng thể nào chấp nhận được. Họ sống chung trong một tâm trạng như vậy cho nên để thoát khỏi bi kịch này Trương Ba đã nhất định gặp Đế Thích. Màn đối thoại giữa hai người là một màn đối thoại có ý nghĩa. Dù Đế Thích tìm mọi lí do để thuyết phục thế nhưng Trương Ba vẫn dứt khoát không thể để bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Ông nói: “Tôi muốn là tôi vẹn toàn.” Trương Ba chấp nhận cái chết để giữ vẹn toàn cho mình.

Bằng cách giải quyết tự nhiên, hợp lí Lưu Quang Vũ đã khẳng định niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người lao động – những con người sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống để bảo vệ chân lí, lẽ phải. Đó cũng chính là niềm tin mà tác giả đã đặt ra để sự khẳng định chiến thắng của cái thiện, cái thật. Nhưng con đường đi đến chiến thắng không hề đơn giản, bằng phẳng nhưng chúng ta cần có một niềm tin vào bản chất của con người. Bởi không ít người sau nhiều năm gây ra tội lỗi thì họ quay đầu làm những việc thiện để chuộc bớt phần nào lỗi lầm. Cũng với màn đối thoại này tác giả đề cập đến thực trạng lối sống giả đang ngày càng tràn lan , phổ biến. Từ đó nhà văn gửi đến người đọc thông điệp: Con người phải sống thật với chính mình vì chỉ khi sống thật với mình ta mới xây dựng được một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ.

Bằng những sáng tạo trong việc xây dựng xung đột kịch và sử dụng lời thoại của nhân vật, đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc. Lời kêu gọi hãy sống thật với chính mình mà Lưu Quang Vũ đặt ra trong tác phẩm là vấn đề mang tính thời đại.
@hip2608
 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Ngoài việc nói thêm ở mở bài về tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" thì còn có một chút sai sót nhỏ ở chính tả nữa.
Là "lát cắt" chứ không phải "nhác cắt"
Là "chế giễu" chứ không phải "chế diễu"
Tính song hành của câu: Nên là "những lời lẽ công kích, chế giễu và những bằng chứng trọng tâm, xác thực" chứ không nên là: " những lời lẽ công kích, chế giễu và những bằng chứng xác thực"
 
Top Bottom