[Tác phẩm lớp 12] Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh năm 1943
- Quê: Thừa Thiên Huế
- Là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ trưởng thành những năm chống chọi. Sinh ra giữa bão táp chiến tranh, lớn lên giữa vùng đất bị quân thì chiếm đóng
- Phong cách nghệ thuật: giàu chất suy tư, chính luận, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư của người tri thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
- TP chính: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974)


2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh ra đờ
i
- Sáng tác 1971, tại chiến khu Trị - Thiên (những năm cuối của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước)
- In lần đầu năm 1974
b) Kết cấu, bố cục: gồm 9 chương
c) Thể loại : trường ca: Là thể loại tác phẩm có sự kết hợp hài hòa hai yếu tố tự sự và trữ tình.
d) Đoạn trích
- Xuất xứ: phần đầu chương V của trường ca.
- Chương V có vị trí đặc biệt, hội tụ chủ đề tư tưởng tác phẩm: sự thức tỉnh của thế hệ trẻ các thành thị miền Nam, (rộng hơn: sự tự nhận thức của tuổi trẻ VN) về sứ mệnh và trách nhiệm với dân tộc.
e) Bố cục
- Phần 1 : Cảm nhận mới mẻ về đất nước: Đất nước có trong đời sống mọi mặt của nhân dân
- Phần 2 : Tư tưởng “Đất nước của nhân dân”: Nhân dân làm nên Đất nước

II- Đọc hiểu văn bản

PHẦN 1: (Bốn mươi hai dòng thơ đầu)
1. Chín dòng thơ đầu: lí giải cội nguồn của đất nước (Đất nước có từ bao giờ?)

- Không bắt đầu từ một cách trang trọng (mà lại hết sức bình dị, gần gũi).
"Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có từ trong cái ngày xửa ngày mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc "

Đất nước là những gì có thể bắt gặp ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người.
Đất nước có trong những cái ngày xửa, ngày xưa...”
-> Đất nước có từ rất lâu, rất xa trong lịch sử.
+ Khởi đầu: “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” -> nhận thức: khởi thủy Đất nước là văn hóa kết tinh từ tâm hồn Việt (Từ truyện cổ tích đến ca dao, tục ngữ, “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mĩ, là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chung của tâm hồn dân tộc)
+ Sự trưởng thành: “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” -> nhận thức về tính cách anh hùng- từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ hiện đại, cây tre trở thành biểu tựơng cho sức mạnh tinh thần quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước, biểu tựợng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đất nước có trong truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chỉ lớn lên, trưởng thành trong chiến đấu. -> Cảm nhận, lí giải cội nguồn đất nước bằng những hình ảnh bình dị, đời thường, khẳng định: đất nước không xa xôi, trừu tượng mà gần gũi, thân quen ngay trong cuộc sống của mỗi con người
- Giọng thơ: chân thành, tự nhiên như một lời ban chấp hành các lớp. Từ câu chuyện cổ tích của mẹ kể, miếng trầu của bà, hạt gạo ta ăn, ngôi nhà ta ở, tất cả đều là hiện thân, là khởi nguồn của đất nước.
- Để nói về lịch sử trường tồn của đất nước, nhà thơ đã không bắt đầu bằng việc đưa ra các sử liệu mà những gì rất gần gũi, quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta, được gợi ra từ những chất liệu của văn hoá dân gian, ca dao, tục ngữ.
+ Những câu thơ mở đầu gợi nhớ đến những truyền thuyết và cổ tích, vào loại xa xưa nhất của dân tộc (truyện Trầu cau, truyền thuyết Thánh Gióng) nền văn minh lúa nước đã hình thành từ thời Âu Lạc xa xưa và những tập quán phong tục lâu đời (tóc mẹ thì bới sau đầu). Đó chính là sự cảm nhận về chiều sâu lịch sử của đất nước.
+ Ở đây có những phát hiện rất bất ngờ. Nó cũng là bình diện về bề dày văn hoá. Một đất nước mà chỉ dừng lại ở lãnh thổ, lịch sử không thôi thì chưa đủ. Một đất nước muốn chứng tỏ sức sống của mình cần phải được đảm bảo bằng văn hoá. Cho nên nói về đất nước, không thể thiếu được bề dày văn hoá của mình.
+ Nguyễn Khoa Điềm điểm lại di sản văn hoá ông cha ta để lại không phải là những công trình, những tác phẩm văn hoá, những đền đài miếu mạo, pho tượng ... mà những giá trị, những vật phẩm văn hoá được nói đến rất rộng rãi. Rất có thể một kiểu để tóc của người Việt Nam cũng là một giá trị văn hoá, hoặc tên gọi cái kèo, cái cột cũng là một giá trị văn hoá, gắn liền với văn hoá Việt Nam hoặc cách yêu nhau được biểu hiện bằng gừng cay muối mặn cũng thuộc về phạm trù văn hoá, hay cách làm ra hạt gạo, hạt lúa, "một nắng hai sương xay giã dần sàng" cũng là một phương diện. Hoặc đơn giản là những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, huyền thoại còn được lưu truyền trong kí ức cũng chính là tài sản về văn hoá.
* Trong khi nói về văn hoá của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm có những phát hiện rất bất ngờ. Tác giả đã thức dậy trong chúng ta một điều giản dị: đừng coi thường những vật phẩm quen thuộc, bởi trong mỗi vật phẩm quen thuộc có thể chứa đựng những điều hết sức hệ trọng thiêng liêng. Ví như hình ảnh miếng trầu- một sự vật bình thường, nhỏ nhoi, dễ bị quên lãng dưới con mắt của người hiện đại, nhưng Nguyễn Khoa Điềm lại phát hiện trong đó có một phần đất nước. Miếng trầu thuỷ chung với người Việt, chia sẻ mọi vui buồn, mọi thăng trầm với con người Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua. Trong miếng trầu của bà ăn hôm nay có 4000 năm tuổi. Có thể nói đây là phát hiện đột xuất, rất bất ngờ và cũng rất sắc sảo của Nguyễn Khoa Điềm. Nó cho ta thấy đất nước này sở dĩ còn được đến bây giờ là bởi sự sống bền bỉ của nó gắn liền với những sự vật tưởng như là rất bình thường nhỏ nhoi.
+ Câu thơ còn có một nghịch lí bởi chữ "bắt đầu". Tại sao miếng trầu hôm nay lại là khởi nguồn của đất nước 4000 năm trước? Ý niệm về thời gian đã bị xáo trộn làm cho người đọc chúng ta có thể thấy rằng: cái của 4000 năm trước nó vẫn đang hiện diện với chúng ta hôm nay, và sự hiện diện của nó hôm nay luôn luôn nhắc ta nhớ về 4000 năm trước. Phát hiện như thế không chỉ có chiều sâu về mặt nghệ thuật mà còn có chiều sâu về mặt tư tưởng, gắn với tư tưởng chung bao trùm lên toàn bộ bài thơ. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến cùng một lúc ba tài sản về văn hoá tinh thần:
+ Những câu ca dao, thành ngữ quen thuộc
+ Truyện cổ tích Trầu cau
+ Tập tục cổ truyền của người Việt
=>Miếng trầu là một vật phẩm rất điển hình cho văn hoá dân gian làm nên bộ mặt của văn hoá Việt Nam
[TBODY] [/TBODY]
- Tiếp đó là sự cảm nhận về đất nước trong sự thống nhất của các phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian.
Ý nghĩa về đất nước được gợi ra từ việc chia tách hai yếu tố hợp thành là Đất, Nước và những liên tưởng gợi ra từ đó.
Trong bài thơ, tác giả nói đến đất nước khi thì như là một chữ khi thì như hai chữ. Khi thì nó liền lại thành Đất nước, khi thì nó tách ra thành ĐấtNước. ĐấtNước như là hai tế bào gốc, hai nguyên tố chính của đất nước này. Cho nên ban đầu nói về thời kì sơ khai, ĐấtNước tách nhau như hai nguyên tố riêng rẽ nhưng khi nó trở thành Đất nước thì ĐấtNước liền lại với nhau. Đất nước trong sự toàn vẹn của tổ tiên, Đất nước trong tình yêu của cá nhân.
Sự sinh thành của ĐấtNước là gắn liền với tình yêu. Tiếng nói tư duy trữ tình rất thống nhất với tư tưởng triết học: Đất như là một nguyên tố thuộc dương; Nước như là một nguyên tố thuộc âm. Cả hai nguyên tố đó hoà hợp với nhau tạo thành sự sống. Khi anh và em hò hẹn thì ĐấtNước không tách rời nữa mà nó liền lại. Nó liền lại bởi tình yêu và đó chính là cơ sở, cội nguồn sinh sôi nên đất nước Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua. Đất nước được bảo tồn bởi tình yêu của con người.
- Đoạn thơ chín câu, tám lăm chữ mà không hề có một từ Hán Việt. Ngôn từ bình dị, cách nói biểu cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ. Có miếng trầu, cây tre, tóc mẹ,… Có "gừng cay muối mặn", cái kèo, cái cột, hạt gạo, v.v… Thật là thân thuộc và gần gũi, sâu xa và thấm thía, rung động. Tưởng tượng thì phong phú, liên tưởng thì bao la. Đoạn thơ đã "nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp" để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ: "tổng – phân – hợp"; mở đầu là câu "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi", khép lại đoạn thơ là câu "Đất Nước có từ ngày đó". Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói về cội nguồn Đất Nước thân yêu.
2. Hai mươi dòng thơ tiếp theo: Định nghĩa Đất Nước (trả lời cho câu hỏi: Đất Nước là gì?)
- Cấu trúc:
Đất là.... Định nghĩa Đất Nước bằng cách tách - ghép hai từ
Nước là...
Đất Nước là... Đất Nước -> lối tư duy “chiết tự”, gợi chiều sâu suy tưởng. Đất Nước là sự hài hòa giữa nhiều yếu tố, trong đó có sự thống nhất của yếu tố không gian địa lí và thời gian lịch sử
- Không gian địa lí:
+ là nơi sinh sống của mỗi con người (nơi anh đến trường, nơi em tắm,..)
+ là nơi tình yêu lứa đôi nảy nở (nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn...) -> không gian hẹp
+ là núi, sông, rừng bể (hòn núi bạc, nước biển khơi,...)
+ là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ (những ai đã khuất,..dặn dò con cháu...)
-> không gian rộng lớn, mênh mông.
- Thời gian lịch sử:
Thời gian ở đây được đo bằng những hình tượng huyền thoại lấy từ truyền thuyết: Lạc Long Quân, Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương, ngày giỗ Tổ. Không gian thấm đẫm tính nguồn cội, hướng người đọc về với cội nguồn dân tộc, nhắc nhở các thế hệ nhớ về lịch sử dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian để tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, vừa mới mẻ về đất nước trên cả bề rộng vè không gian địa lí và cả chiều dài thời gian lịch sử.
3. Mười ba dòng thơ tiếp: Đất Nước hóa thân trong mỗi con người
Trong anh và em hôm nay
...làm nên Đất Nước muôn đời

- Đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, xa xôi mà là sự hóa thân, kết tinh trong mỗi con người. Bởi lẽ mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng một phần di sản vật chất và tinh thần của dân tộc.
- Mạch thơ dẫn đến suy ngẫm về trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước. Đó cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến mỗi chúng ta. Mặc dù viết với mục đích tuyên truyền, cổ động nhưng lời thơ của tác giả lại rất đỗi trữ tình, chỉ như một lời tự dặn mình chân thành, tha thiết.
Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời…”

- Nhà thơ đã khéo léo tạo ra nhân vật “em” là đối tượng để gửi thông điệp. Qua hình thức đối thoại trò chuyện, tâm tình, lời thơ như lời của đôi lứa yêu nhau nên ý thơ dễ đi vào lòng người và có sức lan truyền mạnh mẽ.
* Nét đặc sắc, mới mẻ trong cách cảm nhận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
Cảm nhận Đất Nước trên nhiều phương diện:
- từ chiều sâu của đời sống văn hoá, phong tục, truyền thống
- từ chiều rộng của không gian địa lí
- từ chiều dài của thời gian lịch sử.
-> Đất nước hiện ra vừa thiêng liêng, sâu xa, lớn lao, vừa gần gũi, thân thiết với mọi người.
=> am hiểu -> tự hào -> biểu hiện của lòng yêu nước
 
Last edited:

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
PHẦN 2: TƯ TƯỞNG CỐT LÕI - ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN
Bốn mươi bảy dòng thơ tiếp theo nhà thơ đi sâu vào tư tưởng đất nước của nhân dân bằng cách nhìn tòan diện không gian địa lí và thời gian lịch sử.
1. Phương diện địa lí:
“Những ng vợ nhớ chồng…Bà Đen, Bà Điểm”
Tư tưởng đất nước của nhân dân dẫn nhà thơ đến một cách nhìn mới mẻ, có chiều sâu về địa lý. Bằng thủ pháp liệt kê độc đáo, ng đọc được tiếp nhận một phát hiện mới rất thú vị: những danh lam thắng cảnh trên đất nước ta như Vịnh Hạ Long, những di tích văn hóa như Hòn Vọng Phu, Núi Bút, Non Nghiên, những di tích lịch sử như Làng Gióng, Đất Tổ trải dài trên khắp đất nước ta. Tất cả không chỉ là địa hình núi sông thuần túy mà tạo hóa đã ban tặng, mà còn đc cảm nhận như một sự đóng góp của nhân dân, sự hóa thân của những cảnh ngộ, số phận của nhân dân và thấm đẫm vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân: thủy chung, yêu nước, hiếu học...
Nếu ko có những ng vợ VN chung thủy đợi chồng, mòn mỏi qua bao cuộc chiến tranh và li tán thì ko thể có cảm nhận Núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái. Phải chăng truyền thuyết Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, nhổ tre làng đánh giặc Ân đã khiến ao đầm làng gióng lấp lánh vẻ đẹp của tinh thần yêu nước? Một truyền thuýet Hùng Vương nên địa hình núi sông hùng vĩ quanh đền Hùng mới đc gọi là “Chín mươi chín…đất tổ HV”. Niềm tự hào về mảnh đất thiêng, về xứ sở thanh bình dạt dào sông nước đã hóa thành tên gọi Cửu Long – tên một dòng sông xanh thẫm đất phương Nam. Truyền thống hiếu học của những ng học trò nghèo VN bao đời đã đc tạc ghi trong tên gọi “Núi Bút, Non Nghiên”. Cuộc sống bình dị và sự đóng góp thầm lặng, khai khẩn đất hoan của những ng dân đã đặt tên cho non núi “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. Đến cả “con cóc, con gà quê hương” cũng “góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”, thành đất nước dung dị mà tươi đẹp
Hình ảnh núi sông hội tụ lấp lánh qua những vầng thơ, soi bóng tâm hồn của những cuộc đời vô danh, càng thấm thía một điều bình dị: Đất nước của nhân dân, đất nước mang màu sắc dân gian, dân dã, thiêng liêng, gần gũi…
“Và ở đâu…núi sông ta”
Ý thơ đc nâng lên tầm khái quát, sự hóa thân bóng hình của nhân dân vào đất nước đã lý giải chính nhân dân là ng tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, miền đất

2. Phương diện lịch sử:
Đó là nhìn ở phương diện ko gian địa lí, còn nhìn ở phương diện lịch sử - thời gian, nhà thơ cũng đã khẳng định tư tưởng Đất nước của nhân dân. Chính tư tưởng này đã chi phối toàn bộ suy nghĩ of nhà thơ khi nhìn vào lịch sử bốn ngàn năm đất nước:
“Em ơi em…nuôi cái cùng con”
Khi nói về lịch sử of đất nước, NKĐ ko nhắc đến các triều đại tên tuổi như Đinh, Lý, Trần, Lê, cũng ko nhắc đến những anh hùng đã từng đc khắc tên trong sử sách, nhà thơ chỉ tập trung nói về những con ng vô danh, bình thường. Đó là “họ”, “lớp lớp, con gái, con trai” đã lao động chiến đấu suốt bốn nghìn năm để dựng nứơc và giữ nước. Họ là Nhân dân. Tên tuổi họ chưa một lần đc khắc ghi trong sử vàng dân tộc “không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng cuộc đời thầm lặng of mỗi ng đã “hóa núi sông ta”. Cảnh sắc núi sông gắn liền với tâm hồn dân tộc, khí phách of giống nòi.
Cái bình dị tồn tại quanh ta, hòa quyện với cái cao cả, thiêng liêng, cho thấy vẻ đẹp vĩnh hằng of đất nước và sự trường tồn of dân tộc gắn liền với muôn triệu nhân dân of mọi thế hệ, trôi theo dòng chảy văn hóa đất nước:
“Có biết bao ng con gái con trai…làm ra Đất Nước”
3. Phương diện văn hóa:
Khi nhìn vào phương diện văn hóa, nhà thơ cũng khẳng định vai trò of nhân dân:
“Họ giữ và truyền cho ta….mỗi chuyến di dân”​
Đất nước of nhân dân ko chỉ hiện diện ở bề rộng of ko gian địa lí, ở chiều dài of thời gian lịch sử mà còn ở thẳm sâu của tâm hồn, tầm cao of lí trí giống nòi, bề dày of văn hóa, phong tục. Nhân dân ko chỉ lao động, chiến đấu, mà con là những ng sáng tạo ra văn hóa dân tộc. Hàng lọat những động từ đc liệt kê “giữ, truyền, chuyền, đắp, be, trồng cây, hái trái” thể hiện sự cần cù, siêng năng, tinh thần chăm lo lao động của bao thế hệ VN. Những “hạt lúa, hòn than, tiếng nói”đều rất giản dị nhưng lại chính là sự sống of mỗi cá nhân, sự sống of cả dân tộc, là nền văn hóa, là hồn thiêng sông núi mà chính nhân dân đã sáng tạo, giữ gìn, truyền qua muôn đời, tạo thành bản sắc văn hóa VN.
Mạch cảm xúc này dâng lên thành cao trào, để nhà thơ khẳng định một chân lí:
“Để đất nứơc này là…ca dao thần thọai”​
“Đất nước of nhân dân” cũng chính là “đất nước of ca dao thần thọai”, bởi nói đến nhân dân là nói đến những nét đẹp bình dị mà tinh túy, những nét đẹp này vẫn lấp lánh trong ca dao, thần thọai. Hay nói cách khác “ca dao thần thọai”chính là sáng tác of nhân dân, phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm of nhân dân.
Nếu Lí Thường Kiệt với Nam Quốc Sơn Hà đã phải dùng “đế cư, thiên thư” để trang trọng hóa đất nước, nếu Nguyễn Đình Chiểu với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, phải nhờ đến “Một mối gia thư đồ sộ, hai vầng nhật nguyệt chói lòa” để thiêng liêng hóa đất nước, thì với hệ thống từ ngữ giản dị, mang đậm văn hóa dân gian, NKĐ đã bình dị hóa đất nước, làm cho đất nước hóa thân trong tâm hồn và cụôc sống của mỗi ng dân trong đất nước này.
“Dạy anh biết yêu em…ko sợ dài lâu…sông xuôi”​
Ở đọan thơ này, nhà thơ đã vận dụng và chuyển ý sáng tạo những câu ca dao thành lời thơ đằm thắm, ca ngợi nhân dân, ca ngợi bản sắc dân tộc. Trong cả kho tàng ca dao dân ca phong phú của dân tộc, nhà thơ đã chọn lọc ba câu đểe nói về ba phương diện truyền thống của nhân dân. Đó là sự say đắm trong tình yêu nhân văn – “dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”, đó là quý trọng lối sống tình nghĩa - “biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội” và một phẩm chất nữa là bền bỉ kiên cường trong chiến đấu giữ nước - “biết trồng tre…dài lâu”
Vẫn là ý và hình ảnh của những câu ca dao, vẫn gợi ý tứ của ca dao nhưng đã trở thành một câu thơ, gắn bó với toàn mạch cảm xúc của chương V. Đó chính là nét đặc biệt of chương thơ Đất nước. Cái gì đã làm cho nước VN tồn tại mà ko xóa nhòa bản sắc of mình? Cái gì đã làm cho con ng VN có một truyền thống văn hiến rực rỡ? Chính là nhân dân VN đã sống rất đôn hậu, nhiệt tình, đời thường, ngay cả những khi hòan cảnh lịch sử phá vỡ ko khí đời thường đó. Đọan thơ khép lại bằng hình ảnh “dòng sông” và “câu hát” đem lại cảm nhận: đất nứơc ta đẹp hiền hoà và vĩnh cửu như một dòng sông vô tận, chảy từ quá khứ đến hiện tại và vĩnh hằng với tương lai.
Trên dòng sông đất nước, âm vang những sắc màu và giai điệu văn hóa VN, phẩm chất tâm hồn VN vô cùng tự hào và yêu quý. Thán từ “ôi” mang một cảm xúc vỡ òa giữ dòng chảy văn hóa. “Gợi trăm màu” là một cách hình tượng hóa ngôn ngữ, nhưng đồng thời cũng là sự kì vọng về tinh thần hội nhập nhưng biết giữ gìn văn hóa đối với thế hệ mai sau. Đây chính là nội dung triết lí sâu sắc, một cấu trúc quy nạp đấm chất trữ tình đầy sáng tạo của nhà thơ.
 
Top Bottom