* Giá trị nhân đạo
- Nhà văn Nam Cao bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đau bất hạnh của người nông dân
- Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến bất công táo bạo
- Đề cao ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của Lão Hạc: người cha yêu thương con, người có tấm lòng nhân hậu, có tấm lòng trung thực và lòng tự trọng.
- Khát vọng về một xã hội tốt đẹp công bằng
* Giá trị hiện thực:
- Phản ánh số phận người nông dân nghè khổ, bất hạnh trong xã hội thực dân nửa phon kiến
- Phản ánh chế độ xã hội thực dân nửa pk dồn đẩy người dân đến bước đường cùng
* Giá trị nghệ thuật
- Tạo dựng tình huống truyện sâu sắc lựa chọn ngôi kể phù hợp
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc
- Ngôn ngữ trong sáng đời thường
- Giọng văn lạnh lùng mà thấm đẫm yêu thương
Mình có một vài góp ý thế này, gửi bạn:
- Thứ nhất, về giá trị nhân đạo, mình nghĩ Nam Cao không chỉ bày tỏ thái độ cảm thông với riêng người nông dân mà còn các tầng lớp khác, điển hình là tầng lớp trí thức nghèo - ông giáo. Tương tự các phần khác, bạn cũng nên đề cập về các nhân vật xoay quanh câu chuyện, không nên quá tập trung về nhân vật chính mà quên đi những mảnh ghép khác.
- Thứ hai, chỗ phần bạn ghi tố cáo thực dân nửa phong kiến bất công và... "táo bạo"? Có lẽ sử dụng từ táo bạo chưa hợp lí cho lắm.
- Thứ ba, phần nêu giá trị nghệ thuật, bạn nhận xét tác phẩm có "giọng văn lạnh lùng mà thấm đẫm yêu thương'', bạn có thể chỉ ra chỗ ''lạnh lùng'' trong giọng văn mà bạn nói tới không.