[TA-Lý thuyết]Kỹ năng đọc - Phương pháp làm bài ĐIỀN TỪ và ĐỌC HIỂU

H

hocmai.tienganh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.



PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI ĐIỀN TỪ

Bài tập điền từ là một trong những loại bài tập khó và dễ nhầm lẫn nhất trong các bài thi TN, ĐH, CĐ. Các bài tập này không những yêu cầu học sinh phải có kiến thức ngữ pháp chắc chắn, vốn từ vựng rộng mà còn phải có cả khả năng ứng biến trong khi làm bài.

Một số kinh nghiệm và lời khuyên sau đây sẽ giúp các em cải thiện điểm số của loại bài tập được xếp vào dạng "ác mộng" này.
"Cái chính là phải biết cách!" ;)

I. Bài viết của seagirl_41119

" Phải nói đây là một dạng bài khó trong khi đi thi môn Tiếng Anh. Nếu là bài điền từ mà cho các đáp án để lựa chọn thì cũng ko khó lắm, vì ta có thể đoán từ trong một số trường hợp, nhưng nếu là cho đoạn văn rồi tự điền vào thì đôi khi còn không điền đc.

Vì vậy, theo mình, để làm dạng bài này, đầu tiên ta cần đọc lướt qua đoạn văn để nắm đc nội dung chính, sau đó đọc câu trước và câu liền sau chỗ trống, cố gắng dịch đc từ nào thì dịch, xác định từ cần điền thuộc danh từ, động từ, tính từ hay loại từ nào, nên chú ý những từ thường đi thành cụm danh từ, cụm động từ, hay từ này thường đi với giới từ này, những kiểu ghép đó phải nhớ. Ngoài ra thì nên trang bị một khối lượng tù vựng lớn nữa, vì đôi khi fải điền theo nghĩa chứ ko theo ngữ pháp thường, dấu hiệu thông thường..."

 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.tienganh


II.
Các câu hỏi trong bài điền từ thường được phân chia theo các cấp độ kiến thức từ đơn vị từ vựng, cụm từ, cấu trúc câu và đến toàn đoạn.

1. Trong tiếng Anh có 3 loại từ cơ bản là danh từ, động từ, tính từ. Và đây cũng chính là các từ loại được hỏi nhiều nhất. Nhận biết các từ loại này không khó, nhưng để chọn đúng từ cần điền vào chỗ trống, các em cần nhớ những quy tắc sau:

- Danh từ thường đứng đầu câu đóng vai trò là chủ ngữ, hoặc đứng sau động từ làm tân ngữ cho động từ đó.

- Tính từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ và thường đứng trước danh từ.

- Động từ thường được bổ nghĩa bởi trạng từ (có thể đứng sau hoặc trước động từ).

Khi làm bài, các em cần xác định vị trí của từ cần điền so với các từ xung quanh và đoán xem đó là loại từ gì, sau đó mới nhìn xuống phần phương án lựa chọn. Với cùng một gốc từ, nếu có xuất hiện một từ loại đang cần thì các em có thể chọn luôn. Trong trường hợp có hơn 1 từ cùng từ loại thì ta phải cân nhắc về nghĩa.

Ví dụ:

[…] There are doubts about the _____ of the new drug in treating the disease. […]

1. A. effect B. effective C. effectiveness D. effectively


Chỗ trống cần điền đứng sau mạo từ “the” nên chắc chắn phải là danh từ. Trong 4 phương án trên có tới 2 danh từ là effect (ảnh hưởng) và effectiveness (hiệu lực, tác dụng) nên ta phải dựa vào nghĩa của câu và từ để chọn. Có những hoài nghi về tác dụng chữa bệnh của loại thuốc mới nên effectiveness là đáp án đúng.

2. Giới từ là một trong những phần yếu nhất của hầu hết học sinh. Điều này một phần cũng bởi vì giới từ tiếng Anh và giới từ tiếng Việt có nhiều trường hợp khác xa nhau, thậm chí đối nghịch nhau, dẫn đến việc sử dụng sai của nhiều học sinh. Chẳng hạn như giới từ “trên, dưới”. Chúng ta thường nói: trên trời, dưới biển… tuy nhiên tiếng Anh lại nói: in the sky, in the sea… (chứ không phải “on the sky”, “under the sea” như nhiều học sinh nhầm lẫn). Mặt khác, tùy vào ngữ cảnh của câu và hàm ý của người nói mà giới từ được dùng cho phù hợp.

Ví dụ, cùng với từ “rain” nhưng ta có thể dùng cả giới từ “in” hoặc “under” tùy hoàn cảnh. Hãy so sánh:

· She was completely wet because she had walked in the rain. (Cô ấy đi trực tiếp trong mưa)

· With a big umbrella she walked leisurely under the rain. (Cô ấy không trực tiếp bị mưa vì đã che ô).

Ngoài ra, giới từ chỉ thời gian cũng là nguyên nhân khiến nhiều học sinh mất điểm trong bài thi. Để giúp các em dễ nhớ cách dùng giới từ chỉ thời gian, chúng tôi đã rút ra: “Ngày on giờ at tháng, năm in”. Khi làm bài, dựa vào những từ chỉ thời gian đứng gần nhất là các em có thể tìm giới từ tương ứng.

3. Loại câu hỏi thứ ba cũng thường thấy trong các bài thi tốt nghiệp THPT là dạng câu hỏi về các từ để hỏi (wh-question).

- What: cái gì, điều gì. What were you doing at 10 p.m last night? (10 giờ tối qua cậu đang làm gì vậy?)

- Which: cái nào (khi có nhiều lựa chọn). Which do you want, red or blue one? (Chị muốn mua chiếc nào, chiếc màu xanh hay chiếc màu đỏ?)

- Who: ai, người nào (hỏi cho chủ ngữ). Who taught you English at secondary school? (Ai dạy bạn tiếng Anh ở cấp 2 vậy?)

- Whom: ai, người nào (hỏi cho tân ngữ của động từ). Whom is he talking about? (Anh ta đang nói về ai thế?)

- Whose (+ danh từ): của ai. Whose books are these? (Những quyển sách này là của ai vậy?)

- Where: ở đâu. Do you know where is my key? (Cậu có biết chìa khóa của tớ ở đâu không?)

- When: khi nào. When do you fininsh the assignment? (Khi nào thì cậu hoàn thành bài tập?)

- Why: tại sao. Why are you looking at me like that? (Sao chị nhìn tôi như thế?)

- How: như thế nào. How does she look? (Trông cô ấy thế nào?)

- How often: bao lâu một lần (hỏi tần suất). How often do you come back home? (Bao lâu bạn về quê một lần?)

- How much/ many: hỏi số lượng. How many students are there in your class? (Lớp bạn có bao nhiêu học sinh?)

- How far: bao xa. How far is it from your house to the school? (Từ nhà bạn đến trường bao xa?)

Khi chọn từ để điền, các em phải đọc kỹ nội dung câu hỏi để xác định từ điền cho chính xác.

Ví dụ:

To the majority of us, this is someone we trust completely and __(1)__understands us better than anyone else.

A. whose B. who C. whom D. which


Ta thấy rằng từ cần điền dùng để chỉ người (someone) nên phương án “which” bị loại. Ta không thể dùng phương án A vì từ đi sau là động từ (understands) chứ không phải danh từ. Từ cần điền phải là đại từ chỉ người đóng vai trò là chủ ngữ cho mệnh đề phía sau. Theo như phân tích ở trên, who dùng cho chủ ngữ còn whom dùng cho tân ngữ nên suy ra who là đáp án đúng.

Nguồn: Global Education
 
H

hocmai.tienganh


PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI ĐỌC HIỂU

Sau đây là một số bước để các em có thể làm bài đọc hiểu tốt hơn:

- Trước hết hãy đọc câu hỏi: ĐỌC CÂU HỎI chứ ko phải các lựa chọn trả lời, khi bạn đã biết được kiểu câu hỏi phải trả lời thì sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời hơn

- Đọc lướt hay đọc nhanh bài đọc: Đừng đọc từng chữ hay đọc một cách chi tiết, hãy ĐỌC NHANH để tìm ý chính và cấu trúc chung của bài.

- Quay lại bài đọc để trả lời các câu hỏi: Nếu bạn biết câu trả lời, bạn ko cần phải xem lại bài đọc (khi làm hết có thời gian sẽ xem lại sau).

- Để những câu khó lại sau cùng

- Đoán khi bạn ko biết câu trả lời: Khi đoán, trước hết hãy dùng phương pháp loại trừ. Các câu hỏi đọc hiểu thường có 1 lựa chọn đúng, 1 lựa chọn gần đúng và 2 lựa chọn sai, hãy sử dụng linh cảm hay cảm giác khi ko thể quyết định đâu là câu trả lời đúng.
Nếu bạn ko biết câu trả lời hay dùng 1 chữ cái đoán(A,B,C hoặc D). Hãy dùng 1 chữ cái trả lời mọi câu hỏi bạn ko biết xuyên suốt 1 bài thi, dùng 1 chữ cái sẽ cho bạn cơ may lớn hơn để có câu trả lời đúng.

- Trả lời mọi câu hỏi: Đừng bỏ sót bất kì câu hỏi nào dù bạn ko làm được, nếu ko còn đủ thời gian, hãy sử dụng kĩ thuật đoán bằng chữ cái cho các câu còn lại
.

Nguồn: tienganh123
 
Top Bottom