Văn 12 Ta là sản phẩm của chính mình

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
" Ta là sản phẩm của chính mình" ( Giản Tư Trung - trích sách " Đúng việc") Hãy viết một bài NLXH trình bày ý kiến của em về câu nói trên.

Chị hướng dẫn em làm bài này nhé.

I. Mở bài: Dẫn dắt vào câu nói "Ta là sản phẩm của chính mình" của nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung

II. Thân bài:
1. Giải thích câu nói:
- Con người là sản phẩm của giáo dục. Hệ thống giáo dục bao gồm nhiều nhân tố, từ chính sách của nhà nước, đến nhà trường, nhà giáo... và gần gũi nhất là từ gia đình và các tác nhân ngoài xã hội.
- Người học vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm và cũng lại là trung tâm của cả quá trình giáo dục do chính môi trường tác động và do chính bản thân quản lý & thúc đẩy.
=> Sự giáo dục từ môi trường, sự chủ động học hỏi, tích cực tiếp thu và quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ khiến bản thân ngày một "sáng" hơn và đồng thời khẳng định bản thân trong đời sống xã hội. Bởi vậy nên có thể nói "ta là sản phẩm của chính mình", do chính một tay bản thân ta mài giũa và rèn luyện để trở thành.

2. Bàn luận về câu nói:
- Để có thể trở thành một sản phẩm độc nhất vô nhị trong vũ trụ này thì chúng ta phải bắt đầu một hành trình. Hành trình ấy là hành trình nhận chân ra con người của mình và thấu hiểu nhân tình thế thái, rồi dẫn dắt bản thân thoát khỏi sự vô minh, u mê, giáo điều, ấu trĩ để có một cái đầu minh mẫn xuất sắc và trái tim nhiệt huyết nóng bỏng.
- Và để bước ra những bước đi đầu tiên trên hành trình tìm ra chính mình thì cần phải xác định được mình muốn trở thành một con người như thế nào và sống một cuộc đời ra sao. Và khi biết mình sống để làm gì và muốn dùng cuộc đời của mình cho mục đích gì rồi, ta mới chọn công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp phù hợp với cuộc đời đó.
- Sau khi hiểu mình sống để làm gì và cần làm gì thì hãy ngay lập tức bắt đầu từ những hành động nhỏ và biến nó thành thói quen của mình, cho đến khi thói quen ấy trở thành giá trị, thành bản tính của mình hay nói cách khác là trở thành con người của mình.
=> Dõi theo chặng hành trình phá rồi lại lập, lập lại rồi phá để có thể mài giũa, rèn luyện bản thân theo nhiều hướng khác nhau khiến chính mình trở thành người giữ vững được sơ tâm, có thể "xuất xưởng" và khẳng định trong xã hội rằng mình chính là sản phẩm hoàn hảo nhất, xuất chúng nhất mà chính mình đã dành trọn tâm huyết và nỗ lực để sáng tạo nên.
- Mặt khác, nếu như bản thân không nỗ lực mài giũa, rèn luyện, tiếp thu những đổi mới hay xác định được bản thân mình là ai, nên làm gì giữa dòng đời bon chen này thì chúng ta sẽ trở thành những sản phẩm thất bại, một cuộc đời với bao thất vọng, chán nản, ê chề mà thôi.
- Ta là người tạo nên cuộc sống của chính mình và ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước những hành vi của bản trong quá trình sáng tạo ra chính mình.

3. Chứng minh:
- Một lời khẳng định đến từ Samuel Smiles: “Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt bản tính, gieo bản tính gặt số phận.”
+ Chúng ta làm điều gì thì nó sẽ tạo ra thói quen và thói quen sẽ hình thành tính cách và tính cách sẽ làm nên số phận và cho ra đời sản phẩm.
+ Sản phẩm "ta" dù thất bại hay ưu việt thì cũng do chính ta đã tạo ra nó và cũng chỉ mình ta tạo ra nó được mà thôi.

III. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói "Ta là sản phẩm của chính mình"

P/s: Nếu em có gì không hiểu thì có thể hỏi lại chị nhé
Xem thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/doan-van-suy-nghi-ve-cau-noi-ta-la-san-pham-cua-chinh-minh.840519/
 
Last edited:
  • Like
Reactions: anh thảo
Top Bottom