Suy nghĩ về tác phẩm "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải

P

phamvientri

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tôi là một giáo viên dạy văn khá lâu năm, đã qua không biết bao lần thay đổi chương trình, thay đổi bài dạy... Nhưng có lẽ chưa lần nào tôi gặp khó như lần này. Thú thật, đọc những tác phẩm mới đưa vào chương trình như "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải, tự mình tìm tòi ý nghĩa tư tưởng nội dung cũng như nghệ thuật thật khó. Đọc sách giáo viên, tìm thêm những bài viết trên mạng lại càng hoang mang, không biết phải truyền đạt như thế nào cho học sinh nắm được tác phẩm một cách tốt nhất. Không phải riêng tôi, mà gần như các đồng nghiệp trong trường tôi cũng thế. Gặp tôi, họ thường than thở và nhờ tư vấn giúp cách truyền giảng...
Viết ra những dòng chữ như thế, hẳn nhiều bạn đọc sẽ cười chê. Nhưng tôi đành chấp nhận bị chê cười để qua trang nhật kí này, tôi muốn được sự chỉ giáo của đồng nghiệp gần xa, mong muốn học được đôi điều quý báu.
Trước hết, "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải phải chăng là một tác phẩm viết về một con người ở một vùng miền với những nếp sinh hoạt rất riêng của vùng miền đó, cụ thể ở đây là HÀ NỘI ?
Tôi đã từng gặp nhiều khó khăn khi giải quyết những đề bài đại loại như :"Chất nam bộ trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi" hay "Hình ảnh người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành"... Học sinh tôi thường hay đòi hỏi Thầy phải làm rõ cái "chất Nam bộ" hoặc "người Tây Nguyên" khác nhau chỗ nào ? Ở đâu cũng thấy "dũng cảm, ngoan cường", ở đâu cũng có "lòng căm thù giặc". Vậy người Nam bộ và người Tây Nguyên đâu có gì khác nhau mà đề bài yêu cầu phải làm rõ ???
Tôi thấy lạ khi đọc những dòng của Thầy giáo Trần Quang Đại ở Hà Tĩnh : "Trước hết, xin được trao đổi cùng với các tác giả SGK Ngữ văn 12 nâng cao rằng: cần có một sự thống nhất trong việc xác định chuẩn mực của một con người, một hình tượng nghệ thuật được coi là kết tinh, tiêu biểu cho vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của một vùng miền. Chắc các vị sẽ không phủ nhận rằng: dù tiêu biểu cho Hà Nội hay bất cứ địa phương nào trên đất nước Việt Nam thì chuẩn mực đầu tiên, quan trọng nhất đó là lòng yêu nước và tình yêu thương con người (hay yêu nước và nhân đạo). Nếu không thống nhất được như vậy, thì sự trao đổi này sẽ trở nên vô nghĩa. Các vị nhấn mạnh nhân vật ở phẩm chất tự trọng, cái đó chúng tôi không phản đối, song đó không phải là chuẩn mực đầu tiên, quan trọng nhất khi nói đến một hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp văn hoá của một vùng miền, dân tộc. " Thầy Đại đã đồng hoá người Hà Nội với người các vùng miền khác với chỉ hai chuẩn mực : yêu nước và nhân đạo. Thế thì cần gì phải là Hà Nội , Tây Nguyên hay Nam bộ. Cứ nói quách đó là người Việt Nam cho xong chuyện. và như vậy chúng ta phủ nhận không có đặc trưng của vùng, miền sao? Sách giáo viên hướng dẫn bà Hiền là người có lòng tự trọng. Vậy những người ở nơi khác không có lòng tự trọng sao ?
Vậy... Người Hà Nội là người như thế nào ? Nét đặc trưng nhất của Người Hà Nội mà Nguyễn Khải muốn nêu bật trong tác phẩm để phân biệt với những nơi khác là gì ? Phở Hà Nội khác với bún bò Huế lại càng không giống với hủ tiếu Mỹ Tho. Rõ rồi. Còn Người Hà Nội ? ? ? Giúp cho tôi với.

Câu văn của Nguyễn Khải trong "Một người Hà Nội" mà tôi thích nhất là câu : “Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng.”. Nhưng thích thì thích mà không làm sao giải thích nổi tại sao bà Hiền lại là "hạt bụi" mà lại là "hạt bụi vàng", hơn nữa là "một hạt bụi vàng rơi xuống chìm sâu". Thế thì "những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó... mượn gió mà bay lên" là những ai ? Còn "gió" nữa, "mượn gió mà bay lên " là mượn cái gì ? "bay lên" là làm sao ? ?? Giúp cho tôi với.
 
Q

quynh_anhhy

nhiều bài trong sách giáo khoa rất khó học. chúng em phải học thế nào đây?
 
K

kutundz

đúng là những bài mới rất khó hình dung và có cảm xúc để viết hay! Như '' Đàn ghi-ta của Lor-ca'', Hồn Trương Ba da hàng thịt'' hay '' Một người hà nội''. Khó mà tiếp thu để hiểu sâu và có kiến thức
 
M

money_22

đúng là những bài mới rất khó hình dung và có cảm xúc để viết hay! Như '' Đàn ghi-ta của Lor-ca'', Hồn Trương Ba da hàng thịt'' hay '' Một người hà nội''. Khó mà tiếp thu để hiểu sâu và có kiến thức

"Một người HN" hình như chỉ là bài đọc thêm trong chương trình cơ bản thôi mà, bạn không cần quá lo đâu;) Chương trình nâng cao cũng không cần quan tâm lắm, vì bao giờ thi TN cũng có đề tự chọn:D
"Đàn ghita của L" thì khó thật nhưng là một bài có chiều sâu, nếy biết cách khai thác thì nó hay cực ( tớ thích bài này:D ). Mọi người có thể tham khảo tài liệu trên diễn đàn, tớ cũng đã post một số bài viết của thạc sĩ Phạm Hữu Cường:D.
" HỒn ...." thid tớ cũng ngán lắm, hơ hơ, ko có tí cảm xúc nào:D.

Chúc thành công! ;)
 
H

hunganhqn

Tôi là một giáo viên dạy văn khá lâu năm, đã qua không biết bao lần thay đổi chương trình, thay đổi bài dạy... Nhưng có lẽ chưa lần nào tôi gặp khó như lần này. Thú thật, đọc những tác phẩm mới đưa vào chương trình như "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải, tự mình tìm tòi ý nghĩa tư tưởng nội dung cũng như nghệ thuật thật khó. Đọc sách giáo viên, tìm thêm những bài viết trên mạng lại càng hoang mang, không biết phải truyền đạt như thế nào cho học sinh nắm được tác phẩm một cách tốt nhất. Không phải riêng tôi, mà gần như các đồng nghiệp trong trường tôi cũng thế. Gặp tôi, họ thường than thở và nhờ tư vấn giúp cách truyền giảng...
Viết ra những dòng chữ như thế, hẳn nhiều bạn đọc sẽ cười chê. Nhưng tôi đành chấp nhận bị chê cười để qua trang nhật kí này, tôi muốn được sự chỉ giáo của đồng nghiệp gần xa, mong muốn học được đôi điều quý báu.
Trước hết, "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải phải chăng là một tác phẩm viết về một con người ở một vùng miền với những nếp sinh hoạt rất riêng của vùng miền đó, cụ thể ở đây là HÀ NỘI ?
Tôi đã từng gặp nhiều khó khăn khi giải quyết những đề bài đại loại như :"Chất nam bộ trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi" hay "Hình ảnh người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành"... Học sinh tôi thường hay đòi hỏi Thầy phải làm rõ cái "chất Nam bộ" hoặc "người Tây Nguyên" khác nhau chỗ nào ? Ở đâu cũng thấy "dũng cảm, ngoan cường", ở đâu cũng có "lòng căm thù giặc". Vậy người Nam bộ và người Tây Nguyên đâu có gì khác nhau mà đề bài yêu cầu phải làm rõ ???
Tôi thấy lạ khi đọc những dòng của Thầy giáo Trần Quang Đại ở Hà Tĩnh : "Trước hết, xin được trao đổi cùng với các tác giả SGK Ngữ văn 12 nâng cao rằng: cần có một sự thống nhất trong việc xác định chuẩn mực của một con người, một hình tượng nghệ thuật được coi là kết tinh, tiêu biểu cho vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của một vùng miền. Chắc các vị sẽ không phủ nhận rằng: dù tiêu biểu cho Hà Nội hay bất cứ địa phương nào trên đất nước Việt Nam thì chuẩn mực đầu tiên, quan trọng nhất đó là lòng yêu nước và tình yêu thương con người (hay yêu nước và nhân đạo). Nếu không thống nhất được như vậy, thì sự trao đổi này sẽ trở nên vô nghĩa. Các vị nhấn mạnh nhân vật ở phẩm chất tự trọng, cái đó chúng tôi không phản đối, song đó không phải là chuẩn mực đầu tiên, quan trọng nhất khi nói đến một hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp văn hoá của một vùng miền, dân tộc. " Thầy Đại đã đồng hoá người Hà Nội với người các vùng miền khác với chỉ hai chuẩn mực : yêu nước và nhân đạo. Thế thì cần gì phải là Hà Nội , Tây Nguyên hay Nam bộ. Cứ nói quách đó là người Việt Nam cho xong chuyện. và như vậy chúng ta phủ nhận không có đặc trưng của vùng, miền sao? Sách giáo viên hướng dẫn bà Hiền là người có lòng tự trọng. Vậy những người ở nơi khác không có lòng tự trọng sao ?
Vậy... Người Hà Nội là người như thế nào ? Nét đặc trưng nhất của Người Hà Nội mà Nguyễn Khải muốn nêu bật trong tác phẩm để phân biệt với những nơi khác là gì ? Phở Hà Nội khác với bún bò Huế lại càng không giống với hủ tiếu Mỹ Tho. Rõ rồi. Còn Người Hà Nội ? ? ? Giúp cho tôi với.

Câu văn của Nguyễn Khải trong "Một người Hà Nội" mà tôi thích nhất là câu : “Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng.”. Nhưng thích thì thích mà không làm sao giải thích nổi tại sao bà Hiền lại là "hạt bụi" mà lại là "hạt bụi vàng", hơn nữa là "một hạt bụi vàng rơi xuống chìm sâu". Thế thì "những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó... mượn gió mà bay lên" là những ai ? Còn "gió" nữa, "mượn gió mà bay lên " là mượn cái gì ? "bay lên" là làm sao ? ?? Giúp cho tôi với.
Em xin mạn phép được trao đổi với thầy phamvientri một vài khía cạnh:
1. Nhân vật văn học thực hơn cả con người thực. Điều đó cho thấy 2 mặt trong một hình tượng văn học: Mặt chung (tính đại diện, tiêu biểu, điển hình) và Mặt riêng (tính cá thể, duy nhất).

2. Như vậy, thầy Trần Quang Đại vẫn có cái lí của thầy ấy. Cái lí đó chính là nói đến mặt chung của nhân vật. Và xét cho cùng thì, nhân vật văn học nào chẳng nằm trong 2 phạm trù yêu nước và nhân đạo - vốn có nội hàm rất rộng ấy?

3. Tuy nhiên, cứ như ý kiến của thầy thì có lẽ, không chỉ các nhân vật trong VHVN giống nhau, mà nó còn "giống" cả các nhân vật trong VHNN nữa (!). Điều này đương nhiên là vô lí rồi.

4. Vậy thì, đâu đó trong cái chung vẫn có cái riêng. Cái riêng ấy có thể thể hiện ở vài nét sau:
+ Mỗi nhân vật thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo theo "cách riêng" của mình (hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, suy nghĩ,...riêng).
+ Do sự sáng tạo của nghệ sĩ (VD như cách ăn mặc kì quái của Bê-li-cốp khó có thể tìm thấy một nguyên mẫu đúng như thế ở ngoài đời thật).
+ Mặt khác, mỗi nhân vật tồn tại trong một không gian văn hóa khác nhau, cho nên nó có thể bị tác động bởi những yếu tố văn hóa của khu vực đó.
+ ..và có thể còn nhiều biểu hiện nữa. (mọi người tham gia, nhận xét thêm nhá).

5. Sự phân biệt chung, riêng chỉ là tương đối. Không thể nào một phẩm chất đẹp, xấu nào đó lại là "độc quyền" của nơi này mà không phải nơi kia! Vấn đề là phẩm chất ấy nổi lên có tính qui luật và gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Nhân đây, xin bàn thêm về dạng đề thầy có dẫn ở trên: Bắt HS tìm hiểu "chất Nam Bộ", "người Tây Nguyên" chỉ qua một tác phẩm nào đó thì...đúng là võ đoán, chưa nói là tạo cho HS nhận thức phiến diện về đối tượng.
Có chăng chỉ là đơn thuần phân tích rồi khái quát lại phẩm chất của các nhân vật, có chú ý đến nét riêng của chúng mà thôi.
Điều này cũng tựa như yêu cầu tìm hiểu phong cách một nhà thơ mà chỉ cho HS biết mỗi bài thơ của ông ta!!! (với điều kiện HS này chưa được trang bị kiến thức về p/c của tác giả đó).
Khó nhỉ?

Tóm lại, vấn đề mà thầy đưa ra cũng là một vấn đề khó, có nhiều cái phải bàn. Có lẽ vì điều đó mà bài viết nằm ở đây đã lâu mà chưa nhiều người tham góp ý kiến. Trên đây chỉ là những ý kiến chủ quan của em. Kính mong thầy và các bạn chỉ bảo thêm. Các MOD của box có thể tham gia cùng không ạ?
 
T

tieuvu_hb


Câu văn của Nguyễn Khải trong "Một người Hà Nội" mà tôi thích nhất là câu : “Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng.”. Nhưng thích thì thích mà không làm sao giải thích nổi tại sao bà Hiền lại là "hạt bụi" mà lại là "hạt bụi vàng", hơn nữa là "một hạt bụi vàng rơi xuống chìm sâu". Thế thì "những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó... mượn gió mà bay lên" là những ai ? Còn "gió" nữa, "mượn gió mà bay lên " là mượn cái gì ? "bay lên" là làm sao ? ?? Giúp cho tôi với.


Tuy chỉ được học trong một tiết đọc thêm ngắn ngủi nhưung em cũng rất ấn tượng với bài này,xin đóng góp cùng thầy một số ý kiến sau:
Nếu ai đó được một lần tiếp xúc với người Hà Nội gốc,bạn sẽ hiểu và thâm thía những điều mà Nguyễn Khải "tâm sự " trong bài "Một người Hà Nội".Cô Hiền nói riêng và mỗi người dân Hà Nội nói chung được Nk gọi là :hạt bụi vàng"-thứ nhỏ bé là thế nhưng nó ẩn chứa bao nhiêu vẻ đẹp đến kì diệu,nó tiềm tàng sức sống ngay cả trong tâm hồn và phẩm chất-cũng bởi thế nó bình dị lặng lẽ không phô trương,chỉ là:"rơi chìm sâu vào lớp đất cổ" tự ngàn đời nay,từ bao đời nay!Nó lẩn khuất trong những ngóc ngách,trong những ngõ nhỏ,trong những phố cổ,trong những nét phồn hoa đô hội,sôi động nhiều khi đến xô bồ hỗn tạp.Thấm thía biết bao nhiêu những dự cảm và nhiệt huyết tuôn ra từ ngòi bút của NK trước những cơ hội lớn vận mệnh lớn của đất nước nói chung của HN nói riêng!thế kỉ 21 sang trang gần một thập kỉ,trước những thách thức và thời cơ lớn của đất nước,nhìn lại những dòng văn ấy mới hiểu thêm"mượn gió mà bay lên ấy"phải chăng chính là cơn gió lớn của thời đại,cơn gió của thời đất nước mở cửa,ra biển lớn hội nhập quốc tế.Phải thế không mà những hạt bụi ấy dù lẩn khuất sâu trong từng lớp đất cổ sẽ chói sáng đất kinh kì,làm giàu làm đẹp Hà Nội.Trước đại lễ kỉ niệm 1000 năm TL Hà Nội,ta thấu hiểu hơn bao giờ hết tấm lòng và tài năng của NK với mảnh đất ngàn năm văn hiến này!Cũng xin kí thác một vài dòng nhỏ cùng Nguyễn Khải như lời kết bài viết này:Bay lên!Bay lên hỡi con rồng của đất tổ quẫy mình vượt sóng,vượt gió,thăng hoa cùng đất nước!Bya lên thôi!Fly!
 
K

khimom

Em là Trường Giang, bản thân em là nguời thành phố HCM nhưng em lại rất thích bài Một nguời Hà Nội. Theo em, cái chất riêng mà thầy đã bảo dù Tây Nguyên Nam bộ hay đâu nữa cũng giống nhau, đó là chuyện của mỗi cá nhân con nguời, chính xác là của lòng tự tôn dân tộc. Em thấy trên thế giới nước nào cũng có những tự tôn riêng, xem tivi thì nguời nào được giới thiệu, phỏng vấn đều bảo là "dân tộc, đất nước chúng tôi rất hiếu khách và thân thiện", 10 nguời, 10 nước đều giống như thế. Quan trọng ở chổ, cái CÁCH mà cá nhân hay chủ thể ấy biểu hiện ra sao thôi. Tất nhiên nói nguời Tây nguyên anh hùng thì chỉ mang tính chất cá nhân, ai chẳng anh hùng trên đất nước. Quan trọng như đã nói là anh hùng như thế nào, điều đó khác hẳn giữa Tây Nguyên, Nam bộ cũng như mọi nước trên thế giới. Em ví dụ như:
tây nguyên trong Rừng xà nu anh h2ung ghi trong câu nói của họ có đậm nét hình ảnh của quê hương họ: "Đố chúng giết hết cây xà nu đất ta". Việt trong NHững đứa con anh hùng ở chỗ ko bỏ tay khỏi súng, av2 nhưng suy nghĩ anh h2ung của anh rất dân dã kiểu " con ma cụt đầu"... Đó chính là tính cá biệt, tính điển hình trong văn học!
Trở lại với 1 nguời HN, em rất thích bài àny, nhất là bà cô Hiền ngay thẳng hiếm thấy, em dự định sẽ học tủ bài này àm thi DH. Vấn đề nổi bật, áci khác biệt ở bà Hiền, chính là nét Thanh lịch ngàn đời văn hiến của bà, " mặc áo pa-đờ-xuy", " ********* là nguời Hà thành thì đi đứng nói năng phải cho ra dáng", bà làm tất cả, la mắng cháu, dạy bảo cháu ko vì bà, mà vì cái nét thanh lịch ngấm ngầm trong dòng máu nguời HN! Một nguời như vậy đáng quý quá đi chứ! Đ1o chính al2 nét đặc biệt ấn tượng về bà Hiền!
 
K

kemche

thiệt là MNHN rất hay!vì nhân vật Bà HIền giống bà ngoại em quá!Ngoại là người TP nhưng cũng lại "có gương mặt đặc biệt là tư sản,càng già lại càng rõ",ngoại cũng dạy dỗ con cháu theo nề nếp hẳn hoi!tính toán cũng rất rõ,chính xác!tóm lại ngoại có bản lĩnh không kem gì bà Hiền!tuy nhiên!giống thì có giống vì đấy là cái chuẩn đẹp đẽ mà!còn gì chuẩn hơn nữa chứ!là người VN cả mà!Nhưng cái cái phong tục bản xứ,tập quán của mỗi miền hình thành nên cái riêng của họ!VD:giọng nói,nghi lễ!cách ứng xử!thường thì người miền Nam ăn nói đơn giản,thường nói giản lượt,phóng khoáng.người miền Bắc thì cầu kì hơn!....
Ở một khía cạch khác thì có lẽ NK tiếp xúc nhiều và say mê con người HN nên câu van mang chất ngưỡng mộ,ca tụng,và ông chỉ nêu quan điểm ấy,lòng say mê ấy vào tác phẩm của mình chứ chẳng có ý là :đặc điểm ấy chỉ dành riêng cho người HN người khác thì không được!
mng la bổ sung cho cac bạn chut ít cảm nghĩ!
 
X

x0xhungkenx0x

Một người Hà Nội rất dễ phân tích mà :D. Dễ nhất đấy. Chú ý vào nhân vật cô Hiền, ý nghĩa hật bụi vàng của HN, ý nghĩa câu chuyện cây si cổ thụ là phân tích đc ngay mà. Bạn nào thắc mắc Pm mình giải đáp cho. Cả bài đàn ghi ta của lor-ca nữa nhé :)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom