Văn 10 Suy nghĩ về định lí Pytago

Pineapple <3

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
750
964
111
Hà Nội
THCS-THPT Tạ Quang Bửu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nêu suy nghĩ của em về câu nói: "Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông"
P/s: Cái đề văn gì mà quái vậy, biết mình học khối A rồi nhưng văn cũng phải ra văn chứ huhu @@ Bảo mình chứng minh bằng toán học còn làm ngon nghẻ luôn chứ cái này... @@
@Hà Chi0503 @baochau1112 @xuanle17 cứu em với ạ T^T
 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Nêu suy nghĩ của em về câu nói: "Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông"
P/s: Cái đề văn gì mà quái vậy @@ Bảo mình chứng minh bằng toán học còn làm ngon nghẻ luôn chứ cái này... @@
@Hà Chi0503 @baochau1112 @xuanle17 cứu em với ạ T^T
Haha, dù là đề gì thì cứ làm như thường đi.
Giải thích, bàn luận, dẫn chứng và liên hệ bản thân
Về giải thích định lý Pitago thì chị không bàn nữa hì
Về bàn luận thì có thể dựa vào vài ý sau:
- Với tổng của cạnh 3 và cạnh 4 được bình lên sẽ bằng 25 tức là cạnh 5 bình lên. Giả sử tăng lên 1 trong 3 cạnh thì sẽ không còn là tam giác vuông nữa
- Ngay trong toán học cũng có triết lý nhân sinh về cân bằng trong cuộc sống. Dưới góc nhìn của văn học, vấp ngã và kiên định sẽ tạo nên sự trưởng thành. Do vậy, nếu như biến vấp ngã tăng lên thì kiên định cũng sẽ phải tăng lên tương ứng để có thể vươn đến sự trưởng thành trong nhân phẩm con người
- Xã hội này không ngừng phát triển kéo theo những cám dỗ, thách thức cho tất cả mọi người. Dĩ nhiên là nếu không thể thích nghi tốt trong môi trường mới thì sẽ bị đào thải, nhân cách méo mó và chẳng thể nào giữ vẹn nguyên sự "vuông vức", ngay thẳng trong tâm hồn và phong cách sống được.
P/s: Nếu là chị thì chị sẽ làm dăm ba ý như vậy đó :D Và chị nghĩ là nó sẽ không sai. Vì dẫu sao thì đây cũng là đề mở mà :> Hì, phần còn lại, em tự tiếp tục đi nhé :D
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
Nêu suy nghĩ của em về câu nói: "Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông"
P/s: Cái đề văn gì mà quái vậy @@ Bảo mình chứng minh bằng toán học còn làm ngon nghẻ luôn chứ cái này... @@
@Hà Chi0503 @baochau1112 @xuanle17 cứu em với ạ T^T
Em có mấy bài làm liên quan, chị tham khảo :v
"Mối quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác vuông là một đẳng thức không đổi: "Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông". Nếu một đại lượng tăng hay giảm thì các đại lượng còn lại cũng sẽ tăng hay giảm theo một tỉ lệ tương ứng phù hợp, nếu không thì tam giác sẽ không còn là tam giác vuông nữa. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, luôn có những đẳng thức không thay đổi như thế. Đó chính là những giá trị không đổi của cuộc sống mà chúng ta hướng tới. Ví dụ như trong Truyện Kiều, có một đẳng thức mà Nguyễn Du đã khẳng định "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài". Dù ở xã hội nào đi nữa thì cả đức và tài đều cần thiết, nhưng tâm đức phải luôn được đề cao. Và cũng như đẳng thức không đổi được nói đến trong định lý Pitago trong tam giác vuông kia, dù cuộc sống đặt ta vào hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta hãy học cách tự cân bằng cuộc sống để mọi giá trị tốt đẹp không mất đi. Đừng thấy cuộc sống khó khăn mà chúng ta lại dễ dàng buông xuôi. Đừng vì những điều bất công nhìn thấy mà ta để cho mình méo mó theo... Không chỉ có vậy, khi xã hội ngày càng phát triển bản thân mỗi chúng ta để thích nghi và tồn tại trong xã hội cũng cần phải thay đổi chính mình. Chúng ta phải tự hoàn thiện mình để thích nghi và đáp ứng yêu cầu của cuộc sống ngày càng hiện đại. Cũng giống như một cạnh trong tam giác vuông kia nó không thể là một đại lượng bất biến khi chiều dài cạnh khác thay đổi. Chỉ khi bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông thì tam giác ấy mới là tam giác vuông. Mỗi chúng ta sống và làm việc đều tồn tại các mối quan hệ song song, đó là mối quan hệ giữa bản thân mình với mọi người xung quanh và mối quan hệ chung với xã hội. Mặt khác, giá trị của mỗi con người cũng sẽ được khẳng định trong xã hội khi họ là người góp phần tạo nên giá trị cho xã hội... Phải chăng ngày nay, khi con người mải mê theo đuổi những khát vọng của bản thân mà không đặt mình vào trong mối quan hệ với xã hội nên hình hài xã hội mà ta đang thấy đâu đó có phần méo mó, không còn "vuông" nữa?
________________________
Pytago là một nhà văn vĩ đại của thế giới, ông sáng tác rất nhiều bài văn hay để đời cho nhân loại. Ông sinh ra và lớn lên trong bối cảnh cả thế giới còn lạc hậu, chưa có nhiều sự phát minh và phát hiện vĩ đại của khoa học. Chính vì hoàn cảnh ấy đã đưa đẩy ông đến với con đường sáng tác thơ văn về Toán học.
Trong số các tác phẩm của ông thì tác phẩm "Tam giác vuông" được các nền giáo dục các nước trên toàn thế giới đưa vào chương trình giảng dạy. Tác phẩm được ra đời vào năm 1234 - lúc thế giới đang xảy ra cuộc chiến tranh khoa học lần thứ nhất.
Trong tác phẩm, câu nói để đời nhất về sau cho nhân loại, đó chính là "Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông". Chúng ta có thể thấy rằng, phép so sánh ở câu văn này thật đơn điệu nhưng vô cùng ấn tượng. Những từ ngữ chỉ số lượng như "tổng", "hai" giúp câu văn chi tiết hơn, giúp người đọc dễ hình dung được điều mà tác giả gửi gắm. Và điều tạo nên bước ngoặc lớn cho sự để đời của câu văn này, đó chính là phép lặp từ, tác giả đã vô cùng biến ảo khi lặp cụm từ "bình phương" hai lần trong câu, nó giúp tác giả nhấn mạnh hơn ngụ ý của mình. "Bình phương" ở đây, tức là bình thường mọi phương thức thực hiện một vấn đề nào đó, là làm cho một việc khó khăn và phức tạp nào đó thành một việc dễ dàng và đơn giản hơn, từ đó giúp tăng năng suất lao động lên đáng kể. Ta có thể hiểu là, nhân vật "cạnh huyền" phải bình thường hóa phương thức làm việc của mình sao cho năng suất làm việc phải bằng hai nhân vật "cạnh góc vuông" cộng lại.
Với sự đơn giản trong cách dùng từ, câu văn đã chứa đầy ngụ ý mang ý nghĩa nhân văn. Câu văn ấy, khuyên chúng ta nên phấn đấu làm việc và phải luôn phát triển bản thân, tránh sự lười biếng làm bản thân thất bại. Cũng như, đối với sinh viên chúng ta, cần phải học tập câu văn ấy nhiều hơn nữa, vì nếu áp dụng tốt câu văn ấy thì chúng ta sẽ siêng năng hơn, và lúc đó chúng ta sẽ auto qua môn.
__________________________
Có thể nói, câu nói của nhà toán học đại Pytago có lẽ đã làm lay động hàng triệu con tim của bao nhiêu thế hệ trẻ. Trong một tam giác vuông, một cạnh góc vuông sẽ là trụ cột vững chắc cho tất cả, là trụ cột cho những cạnh khác có thể dựa vào đó mà có thể cùng bám vào trong dòng đời đẩy đưa. Hình ảnh của một tam giác vuông là một hình ảnh ẩn dụ đầy tượng trưng cho gia đình của mỗi con người.
Cạnh góc vuông kia phải chăng cũng là hình ảnh của một người trụ cột, đó có thể là người mẹ bảo ban, hiền từ hay chính là người cha vất vả mưu sinh. Nếu như chính cạnh góc vuông ấy lại kết hợp với một cạnh góc vuông nữa, đó là hình ảnh của một gia đình hoà thuận và hạnh phúc vì nó được nâng đỡ bởi tình cảm đầy bảo ban. Cạnh huyền kia phải chăng chính là hình ảnh, là kết quả của chính tình cảm ấy, đó chính là người con.
Người con được hai lần bình phương, hay đó cũng chính là sự nhận đỡ tấm lòng giữa cả hai cha mẹ. Đó cũng chính là hiện tượng ưu thế lai trong cấu trúc sinh học. Khép lại câu nói, ta vẫn luôn nhớ đến nhà văn kiêm toán học Pytago. Câu nói của ông sẽ luôn in sâu trong tâm trí cả thế giới với ý nghĩa của một gia đình đầy yêu thương.

Nguồn: Sưu tầm.
 
Top Bottom