Văn 12 Suy nghĩ về chi tiết cuối tác phẩm.

T

trinhluan

C

conu

về gần cuối tác phẩm sau khi ông lão câu được con cá kình ấy nhưng lại bị đàn cá mập ăn mất.

Bạn hiểu gì về chi tiết này ở đoạn cuối tác phẩm.

mọi người thử nói suy nghĩ của mình xem sao?

Con người luôn có khát vọng lớn lao, nhưng những khát vọng vượt quá giới hạn trong khả năng hiện thực hoá của con người là không thể, đó cũng là thông điệp của tác giả thông qua chi tiết này.
 
M

money_22

về gần cuối tác phẩm sau khi ông lão câu được con cá kình ấy nhưng lại bị đàn cá mập ăn mất.

Bạn hiểu gì về chi tiết này ở đoạn cuối tác phẩm.

mọi người thử nói suy nghĩ của mình xem sao?

Đặt ra trong bối cảnh nghệ thuật: phải chăng chinh phục đuwocj nghệ thuật đã khó nhưng bảo vệ đuwocj thành quả nghệ thuật còn khó hơn? Từ đó đặt ra vấn đề về khả năng sinh tồn của tác phẩm nghệ thuật sau khi nó ra đời ;) ( cái này tớbịa đặt 100% đấy, hớ hớ, đừng có mà tin cả nhà nhá ;)) )
 
T

tegizessi

theo tớ hỉu thì cái chi tiết đó có ý như thế này.con cá kiếm là thành quả của sự lao động và cũng là ước mơ của ông lão.sau khi chinh phục dc nó thì ông lão rất vui mừng.đó là điều tất yếu của con người.nhưng cuộc sống đều có mặt trái của nó.con cá mập là hình ảnh cho những thế lực khác cũng thèm muốn con cá kiếm như ông lão vậy đó.nên cũng sẽ tranh giành con cá.ko có cuộc sống nào là yên bình trọn vẹn.chỉ có những giây phút trọn vẹn bình yên mà thôi.những cái này là do tớ tự hỉu đó.ko sách giải sách giếc gì đâu àh nha!!!
 
K

kold.gem

tớ nghĩ là đoạn này cần chú ý vào câu nói của ông lão "ta đã đi quá xa"
mặc dù đã chinh phục được con cá nhưng bị đàn cá mập ăn mất -> cuộc sống còn muôn vàn khó khăn thử thách mà con người cần phải vượt qua...
tớ nghĩ thế thôi ^^
 
M

money_22

tớ nghĩ là đoạn này cần chú ý vào câu nói của ông lão "ta đã đi quá xa"
mặc dù đã chinh phục được con cá nhưng bị đàn cá mập ăn mất -> cuộc sống còn muôn vàn khó khăn thử thách mà con người cần phải vượt qua...
tớ nghĩ thế thôi ^^

Tớ thấy có ý kiến khá hay và mới khi cho rằng: con cá kiếm là biểu tượng cho những ước mơ hoài bão( cái này cũ mèm- ứ chấp :p ). Việc ông lão chinh phục được con cá kiếm nhưng đến khi đưa nó vào đến bờ chỉ còn lại 1 bộ xương khổng lồ>>>>>phải chăng đã đặt ra vấn đề về khoảng cách giữa ước mơ và hiện thực? Giữa ước mơ và thực tế cuộc sống luôn tồn tại 1 khoảng cách, 1 ranh giới rõ ràng, và khi ước mơ bị chinh phục thì nó ko còn đẹp huy hoàng và lộng lẫy như ban đầu nữa!Ok? ;)
 
H

hunganhqn

Nhân vật Đăm-săn tropng sử thi Ê-đê vì muốn bắt Nữ thần Mặt trời về làm vợ mà phải chết.
Ông lão đánh cá vì khát khao chinh phục được con cá lớn nhất của đời mình mà thất bại.
....
Khát vọng của con người là vô hạn. Chính vì thế, trên con đường theo đuổi và chinh phục nó, con người có thể bị thất bại, thậm chí phải đối mặt với cái chết. Thất bại là một sự thật hiển nhiên trên con đường đi kiếm tìm những giá trị, chân lí.

Ông lão đánh cá có thể thất bại trong chuyến đi ấy. Nhưng khát vọng chinh phục thì không bao giờ tắt. Phần cuối tác phẩm, trong giấc ngủ, ông lại mơ về những con sư tử.

Đọc tác phẩm này, mình không chú ý nhiều đến chi tiết bộ xương cá kiếm, mà hay tự đặt ra và trả lời câu hỏi:
1. Khát vọng của ông lão đánh cá là gì? (bắt được con cá lớn)
2. Ông lão đã làm gì để thực hiện khát vọng ấy? (cuộc chiến đấu với cá kiếm và đàn cá mập)
3. Trước thất bại, ông lão có thái độ như thế nào? (thấy bình thường, vượt lên những thất bại, ông lão tiếp tục ấp ủ khát vọng lớn lao khác,...)
Nhờ thế, hình tượng nhân vật của nhà văn dù thất bại nhưng vẫn tỏa sáng.
 
M

mencun91

Tớ thấy có ý kiến khá hay và mới khi cho rằng: con cá kiếm là biểu tượng cho những ước mơ hoài bão( cái này cũ mèm- ứ chấp ). Việc ông lão chinh phục được con cá kiếm nhưng đến khi đưa nó vào đến bờ chỉ còn lại 1 bộ xương khổng lồ>>>>>phải chăng đã đặt ra vấn đề về khoảng cách giữa ước mơ và hiện thực? Giữa ước mơ và thực tế cuộc sống luôn tồn tại 1 khoảng cách, 1 ranh giới rõ ràng, và khi ước mơ bị chinh phục thì nó ko còn đẹp huy hoàng và lộng lẫy như ban đầu nữa!Ok?

Bà bạn của mình quả ko hổ danh là pờ rồ Văn học ;))
Theo tớ thì, con người luôn ko bao giờ hài lòng, thỏa mãn với thứ chúng ta đã nắm được trong bàn tay
Những thứ ko phải của chúng ta luôn làm chúng ta tò mò, ham muốn đạt được (tớ nghĩ rất nhiều người như vậy), nhưng chính khi chúng ta đã đạt được nó rồi, chúng ta đã thỏa mãn cái khao khát chinh phục rồi thì tự nhiên nó sẽ mất đi cái hào nhoáng long lanh bên ngoài :)
 
T

takashi9181

theo tớ nghỉ thì cái chi tiết đó tác giả đưa ra để nêu lên một sự thật về cuộc sống , nó luôn khắc nghiệt và nh` khi nó đã lấy đi những thành quả mà chúng ta đã dày công gây dựng lên
 
N

namcam1991

Sau bao khó khăn va phai vat lon voi su song, cai chet...tuong chung nhu da het hy vong the nhung Su kjen tri cua ong lao da dc tra công xứng dáng. Kì lạ ở chỗ cả cuộc đời ông không bắt dc con cá nào??? >>> nhưng ngỡ tưởng đây sẽ là phần thưởng xứng đáng thj những con cá mập ( ẩn dụ của giai cấp thống trị bóc lột ) vẫn ko buông tha cho ông và cũng chính là sự thật về điều Nam muốn nói...ko có sự công bằng một khi xã hội còn phân hoá giũa người giàu và ng nghèo.
 
1

153

tớ có đọc 1 quyển sách nói rằng đàn cá mập là hiện thân của những tư sản độc ác hay nói rộng hơn là cái xấu nói chung.
còn con cá kiếm ,nó vừa là cá vừa là người.
Coi con cá kiếm là 1 nhân vật vì được tác giả khắc hoạ:kiêu hãnh,gan dạ,kiên nhẫn...
 
Top Bottom