Văn 6 Sự tích Hồ Gươm

Nguyễn Thị Quỳnh Lan

Cựu TMod Sử
Thành viên
31 Tháng ba 2020
1,503
6,416
551
Bắc Ninh
HocMai Forum

Attachments

  • 16012115828486721226279685342565.jpg
    16012115828486721226279685342565.jpg
    75.9 KB · Đọc: 47

hoangtuan9123

Học sinh gương mẫu
Thành viên
26 Tháng một 2018
1,158
2,223
319
Hà Nội
THPT Xuân Đỉnh
Câu 1 Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Trả lời:

-Giặc Minh: đô hộ nước ta, coi dân ta như cỏ rác.

  • Chúng làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ vô cùng căm giận.
  • Thế lực nghĩa quân còn non yếu.
  • Nhiều lần nghĩa quân bị thua.
- Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần, vì muốn nghĩa quân có thêm sức mạnh để đánh đuổi giặc Minh.
Câu 2 :Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm thần có ý nghĩa gì?
Trả lời:
a,
- Lê Thận kéo lưới lần thứ nhất thấy một thanh sắt.
- Lê Thận kéo lười lần thứ hai vẫn thấy thanh sắt ấy.
- Lê Thận kéo lưới lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới.
- Sự việc lặp lại tới ba lần, vì việc nhặt được thanh sắt chính là lưỡi gươm ấy là ý trời.
- Lê Lợi thấy thanh sắt sáng rực lên trong túp lều tối om của Lê Thận.
- Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa.

b, Ý nghĩa của cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm thần:
- Cuộc kháng chiến của Lê Lợi thuận lòng dân, hợp ý trời.
- Trên rừng, dưới biển đều nhất trí đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm.
- Cuộc kháng chiến của Lê Lợi là chính nghĩa
- Lê Lợi hành động theo ý trời.

Câu 3 : Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn.
Trả lời:
Những cụm từ thể hiện sức mạnh của gươm thần: tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế...vang khắp nơi, xông xáo đi tìm giặc, có những kho lương mới chiếm được, mở đường cho họ đánh tràn ra mãi.

Câu 4 : Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?
Trả lời:
a, Long Quân cho đòi gươm khi: Lê Lợi đã lên làm vua, giặc Minh đã bị đánh đuổi từ một năm trước.
b, Các động từ liên quan đến hành động đòi gươm và trả gươm:
- đòi gươm: nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, tiến về phía thuyền vua, há miệng đớp lấy, lặn xuống nước
- trả gươm: nâng gươm.

Câu 5: Vì sao truyện Sự tích Hồ Gươm lại thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc?
Trả lời:
Sự tích Hồ Gươm nói về việc vua Lê trả gươm cho Long Quân, chi tiết trả gươm này gắn với câu chuyện về cuộc tranh đấu giữ lấy hòa bình cho dân tộc vì thế truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

Câu 6 : Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
Trả lời:
- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
a, Hình tượng Rùa Vàng trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy khác với Rùa Vàng trong Sự tích Hồ gươm như sau:
- Trong truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy Rùa Vàng xuất hiện để trao nỏ thần cho An Dương Vương.
- Trong Sự tích Hồ Gươm, Rùa Vàng xuất hiện để đòi lại gươm.
b, Ý nghĩa của hình tượng Rùa Vàng:
- Là tổ tiên
- Là khí thiêng sông núi
- Tượng trưng cho nhân dân
c, Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho nhân dân.

Câu 7 : Hãy đọc thêm để thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam.
Trả lời:
Ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần:
- Trao nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của đất nước, dân tộc.
- Khẳng định sự nghiệp đang được thực hiện là thuận ý trời, hợp lòng người.
- Thể hiện sự đoàn kết, nhất trí để hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
- Tể hiện tính chất chính nghĩa của sự nghiệp đang thực hiện.
- Trao quyền lực để thực hiện sự nghiệp.

Câu 8: Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
Trả lời:
Tác giả dân gian không để Lê Lợi không được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc vì điều này thể hiện sự thống nhất dân tộc, miền xuôi lẫn miền ngược trong việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Câu 9 : Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Trả lời:
Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa, ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi:
- Không thấy được thắng lợi huy hoàng (giải phóng dân tộc) của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Không giải thích được tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
 

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,714
4,774
506
Hà Nội
THCS Quang Minh

Gâu Đần

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
6 Tháng mười một 2018
950
1,585
171
16
Hải Phòng
THCS Đằng Hải ai cùng trường lên tiếng =)
***Tóm tắt lại câu chuyện Sự tích Hồ Gươm***
Các ý chính:
  • Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chúng lại bọn chúng nhưng do còn non yếu non bị thua.
  • Thấy vậy, đức Long Vương đã cho nghĩa quân mượn gươm.
  • Ở Thanh Hóa có một người tên Lê Thận. Trong một đêm đánh cá nọ, người nay ba lần kéo lưới lên đều chỉ thấy một thanh sắt. Khi soi dưới ánh sáng thì mới biết đó là lưỡi gươm.
  • Một hôm, Lê Lợi bị giặc đuổi vào rừng. Thấy trên cây đa phát ra ánh sáng, Lê Lợi trèo lên và nhận được một chuôi gươm.
  • Lê Lợi đem chuôi gươm tra thử với lưỡi gươm thì vừa in.
  • Lê Thận dâng kiếm lên cho Lê Lợi, nói thuận lòng ý trời.
  • Từ đó, khí nhuệ của nghĩa quân ngày một tăng. Nghĩa quân nhanh chóng quét sạch quân thù.
  • Trong một buổi đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Lê Lợi gặp một con rùa lớn nhô đầu và tiến lại gần thuyền đòi gươm.
  • Lê Lợi nâng gươm hướng về phía rùa. Rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống nước.
  • Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Gươm.
Bạn tự viết thành bài tóm tắt nhé !
 
Top Bottom