Ngoại ngữ Sự thật thú vị về tiếng Anh

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

15%20S%e1%bb%b0%20TH%e1%ba%acT%20TH%c3%9a%20V%e1%bb%8a%20V%e1%bb%80%20TI%e1%ba%beNG%20ANH-1.jpg

15%20S%e1%bb%b0%20TH%e1%ba%acT%20TH%c3%9a%20V%e1%bb%8a%20V%e1%bb%80%20TI%e1%ba%beNG%20ANH-2.jpg

15%20S%e1%bb%b0%20TH%e1%ba%acT%20TH%c3%9a%20V%e1%bb%8a%20V%e1%bb%80%20TI%e1%ba%beNG%20ANH-3.jpg

====================================================================================
5-b3-a2-2753-1459909501.jpg

1. Tiếng Anh không có từ nào để miêu tả màu da cam cho đến tận thế kỷ 16 khi từ "orange" xuất hiện.
2. Cách gọi tên chính xác của hiện tượng buốt đầu vì lạnh khi ăn kem là "sphenopalatine ganglion neuralgia" /ˌsfiː.noʊˈpæl.əˌtaɪn/ /ˈɡæŋ.ɡli.ən/ / /ʊrˈæl.dʒə/
3. "Nice" (xinh đẹp, tốt) ban đầu có nghĩa "ignorant" (dốt, vô học) hoặc "simple" (đơn giản)
4. Người mà bạn kể chuyện cười cho nghe được gọi là "joke-fellow"
5. Tự đưa ra một câu hỏi rồi trả lời ngay sau đó được gọi là "sermocination"
6. Trung bình cứ 8 chữ cái tiếng Anh thì có một chữ "e".
5-b3-a1-3485-1459909501.jpg
If you were to write down the name of every English number in order (one, two, three, four…) you wouldn’t use a single letter B until you reached one billion.
[TBODY] [/TBODY]
7. Bạn có thể viết bằng chữ các số trong tiếng Anh từ một (one) đến trước một tỷ (one billion) mà không cần dùng chữ "b" nào.
8. Những năm 1600, những từ chửi thề được gọi là "tongue-worms" (tạm dịch: giun trong miệng).
9. Từ "flench" được dùng miêu tả thời tiết có vẻ sắp chuyển sang một trạng thái mới, ví dụ có dấu hiệu nắng, mưa nhưng rốt cuộc lại không như vậy.
10. Tính từ phổ biến nhất trong tiếng Anh là "good".
5-b3-a3-3167-1459909501.jpg
"The countryside" is an anagram of "no city dust here".
[TBODY] [/TBODY]
11. "The countryside" (vùng nông thôn) nếu đảo các chữ cái sẽ tạo thành cụm "no city dust here" (nơi không có bụi thành phố)
12. Danh từ phổ biến nhất trong tiếng Anh là "time".
13. Shakespeare dùng từ "armgaunt" trong tác phẩm Antony and Cleopatra của mình. Đến tận bây giờ, không ai hiểu ông sử dụng từ này với nghĩa gì.
14. Từ "noon" ban đầu được dùng để chỉ 3h chiều.
15. "Ounce" không những chỉ cân nặng mà còn là đơn vị đo thời gian. Một ounce bằng 7,5 giây.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Từ mới được thêm vào Oxford Dictionary như thế nào?
4-b2-a1-3144-1459821854.jpg
"Selfie" được Từ điển Oxford bình chọn là "Từ của năm 2013".
[TBODY] [/TBODY]
Để quyết định bổ sung một từ vựng vào các ấn bản từ điển, nhà xuất bản Oxford phải thực hiện nhiều công đoạn nghiên cứu quy mô. Hai nguồn tài nguyên thông tin quan trọng nhất phục vụ cho việc thu thập dữ liệu là Oxford English Corpus (Sao lục tiếng Anh Oxford) và Oxford Reading Programme (Chương trình đọc Oxford). Trong đó, chương trình sao lục chứa toàn bộ tài liệu được dùng trên World Wide Web còn chương trình đọc (Reading Programme) lại thu thập toàn bộ các câu, đoạn văn ngắn xuất hiện trong các văn bản viết giấy, lời bài hát, những tin đồn hằng ngày hay các bài báo khoa học. Việc này được chính các độc giả của từ điển đóng góp khi họ tra cứu những từ vựng mới xuất hiện hoặc biến đổi nghĩa theo thời gian.
Nhờ vậy, khi một từ vựng xuất hiện, hai chương trình trên có thể theo dõi mức độ phủ sóng của nó trong mọi lĩnh vực đời sống trên toàn thế giới. Từ đó, hãng đánh giá mức độ được sử dụng và khả năng tồn tại theo thời gian của mỗi từ vựng để quyết định việc bổ sung vào ấn bản từ điển giấy lẫn trực tuyến.
=================================================================================
Youthquake' là từ của năm 2017 do từ điển Oxford lựa chọn
Guardian ngày 15/12 đưa tin, từ "youthquake" với nghĩa "thay đổi văn hóa, chính trị hoặc xã hội nổi bật, phát sinh bởi những hành động hoặc ảnh hưởng của người trẻ" được từ điển Oxford lựa chọn là từ của năm.
Năm 2017 chứng kiến thế hệ Millennial (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) biến đổi chính trị như thế nào. Các cuộc tổng tuyển cử ở Anh và New Zealand là những ví dụ về việc cử tri trẻ vận động để ủng hộ các đảng đối lập.
tu-dien-oxford-2510-1513313485.jpg
Sinh viên biểu tình ở London. Ảnh: Alamy Stock Photo
[TBODY] [/TBODY]
Mặc dù từ của năm thường là từ được thêm vào từ điển Oxford, "youthquake" đã được liệt kê trước đó. Nó xuất hiện lần đầu vào những năm 1960, được biên tập viên tạp chí Vogue Diana Vreeland dùng để diễn tả cách những người trẻ ở Anh thay đổi thời trang và âm nhạc khắp thế giới.
"Youthquake" được lựa chọn từ danh sách 10 từ nổi bật, trong đó có "antifa", từ rút gọn của "anti-fascist" (chống phát xít), danh từ chỉ một phong trào chính trị; hay "kompromat", có nghĩa thu thập thông tin thỏa hiệp để sử dụng trong tống tiền, điển hình cho các mục đích chính trị.
Ngoài ra, từ "broflake" - chỉ những người dễ nổi điên bởi quan điểm tiến bộ xung đột với cách nhìn nhận của họ; "unicorn" - mô tả món ăn hoặc đồ uống được biến tấu để có màu sắc rực rỡ, tỏa sáng cũng góp mặt trong danh sách này.
Từ điển Oxford còn ghi nhận từ "Milkshake Duck", thuật ngữ chỉ người hoặc vật tạo phản ứng tích cực trên mạng xã hội nhưng được tiết lộ có quá khứ tiêu cực. Lấy tên từ một meme (trào lưu) trên Internet, hiện tượng này gần đây nhất được quan sát thấy trong trường hợp của Keaton Jones, một cậu bé người Mỹ xuất hiện trong đoạn video đầy cảm xúc kể về chuyện bị bắt nạt ở trường và nhận được sự ủng hộ của hàng loạt người nổi tiếng. Tuy nhiên, bố mẹ em sau đó bị phát hiện chụp hình cùng cờ Liên minh miền nam thời nội chiến (Confederate) - vốn bị người Mỹ biểu tình dữ dội để hạ xuống.
Nhà từ điển học Susie Dent nhận xét danh sách từ nổi bật của năm 2017 không mấy tươi sáng. Những từ như "Antifa" và "kompromat" nói đến những thời điểm đổ vỡ niềm tin và ngập tràn thất vọng. Với từ "youthquake", mọi người cuối cùng cũng tìm được một chút hy vọng về việc thay đổi mọi thứ, như điểm cần lưu ý khi kết thúc một năm khó khăn và bất hòa.
 
Last edited:

bangoc42

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng năm 2017
66
87
69
Du học sinh
Gakuen Fiction
Hay quá, những điều này thật mới và thú vị! Cảm ơn bạn nhé! :D

Nếu được bạn đăng nhiều bài viết về tiếng Anh và tiếng Nhật giúp mình nhé :D
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Kyanhdo

ohyeah97

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
6 Tháng mười 2014
2,199
2,927
578
Hà Nội
Trường học con cá :V
15%20S%e1%bb%b0%20TH%e1%ba%acT%20TH%c3%9a%20V%e1%bb%8a%20V%e1%bb%80%20TI%e1%ba%beNG%20ANH-1.jpg

15%20S%e1%bb%b0%20TH%e1%ba%acT%20TH%c3%9a%20V%e1%bb%8a%20V%e1%bb%80%20TI%e1%ba%beNG%20ANH-2.jpg

15%20S%e1%bb%b0%20TH%e1%ba%acT%20TH%c3%9a%20V%e1%bb%8a%20V%e1%bb%80%20TI%e1%ba%beNG%20ANH-3.jpg

====================================================================================
5-b3-a2-2753-1459909501.jpg

1. Tiếng Anh không có từ nào để miêu tả màu da cam cho đến tận thế kỷ 16 khi từ "orange" xuất hiện.
2. Cách gọi tên chính xác của hiện tượng buốt đầu vì lạnh khi ăn kem là "sphenopalatine ganglion neuralgia" /ˌsfiː.noʊˈpæl.əˌtaɪn/ /ˈɡæŋ.ɡli.ən/ / /ʊrˈæl.dʒə/
3. "Nice" (xinh đẹp, tốt) ban đầu có nghĩa "ignorant" (dốt, vô học) hoặc "simple" (đơn giản)
4. Người mà bạn kể chuyện cười cho nghe được gọi là "joke-fellow"
5. Tự đưa ra một câu hỏi rồi trả lời ngay sau đó được gọi là "sermocination"
6. Trung bình cứ 8 chữ cái tiếng Anh thì có một chữ "e".
5-b3-a1-3485-1459909501.jpg
If you were to write down the name of every English number in order (one, two, three, four…) you wouldn’t use a single letter B until you reached one billion.
[TBODY] [/TBODY]
7. Bạn có thể viết bằng chữ các số trong tiếng Anh từ một (one) đến trước một tỷ (one billion) mà không cần dùng chữ "b" nào.
8. Những năm 1600, những từ chửi thề được gọi là "tongue-worms" (tạm dịch: giun trong miệng).
9. Từ "flench" được dùng miêu tả thời tiết có vẻ sắp chuyển sang một trạng thái mới, ví dụ có dấu hiệu nắng, mưa nhưng rốt cuộc lại không như vậy.
10. Tính từ phổ biến nhất trong tiếng Anh là "good".
5-b3-a3-3167-1459909501.jpg
"The countryside" is an anagram of "no city dust here".
[TBODY] [/TBODY]
11. "The countryside" (vùng nông thôn) nếu đảo các chữ cái sẽ tạo thành cụm "no city dust here" (nơi không có bụi thành phố)
12. Danh từ phổ biến nhất trong tiếng Anh là "time".
13. Shakespeare dùng từ "armgaunt" trong tác phẩm Antony and Cleopatra của mình. Đến tận bây giờ, không ai hiểu ông sử dụng từ này với nghĩa gì.
14. Từ "noon" ban đầu được dùng để chỉ 3h chiều.
15. "Ounce" không những chỉ cân nặng mà còn là đơn vị đo thời gian. Một ounce bằng 7,5 giây.
đóng góp
"the" là từ được sử dụng nhiều nhất trong English
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
NGUỒN GỐC 9 TỪ VỰNG QUEN THUỘC TRONG TIẾNG ANH
1. Squirrel
Từ squirrel (con sóc) bắt nguồn từ skiouros trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là chiếc đuôi đổ bóng.
2. Awkward
Tính từ awkward (bối rối, lúng túng) bắt nguồn từ afugr trong tiếng Na Uy cổ, có nghĩa xoay sai hướng, chẳng hạn một con vật bị lật ngửa và không thể đứng dậy.
3. X
Theo nghiên cứu của từ điển tiếng Anh Oxford, chữ x lần đầu được dùng để thể hiện nụ hôn trong một bức thư vào năm 1763 của nhà tự nhiên học người Anh Gilbert White.
4. Corridor
Bạn đã bao giờ bị nhắc không được chạy ở corridor (hành lang)? Từ này phát triển từ currere trong tiếng Latin, dùng như động từ run (chạy) hoặc danh từ running place (nơi để chạy). Nghĩa hiện đại "lối đi dài trong một tòa nhà" bắt đầu được sử dụng từ đầu thế kỷ 19.
5. Sarcasm
Danh từ mang nghĩa lời chế nhạo, mỉa mai này xuất phát từ sarkazein trong ngôn ngữ Hy Lạp với nghĩa gốc không liên quan là "xé thịt".
6. Clue
Nghĩa gốc của clue là "a ball of thread" (cuộn chỉ). Nghĩa "manh mối, đầu mối" hiện nay xuất phát từ ý tưởng cuộn chỉ dùng để dẫn đường cho một người ra khỏi mê cung.
7. Girl
Trước đây, "girl" dùng để chỉ một đứa trẻ, không phân biệt giới tính. Nguồn gốc của nó chưa được xác minh, tuy nhiên có thể liên quan đến từ gör trong tiếng Đức cổ, có nghĩa là "child".
8. Computer
Từ computer từng được dùng để chỉ một người (a person) từ năm 1613, một chiếc máy (a machine) từ năm 1869 và cho đến năm 1946 mới dùng để chỉ một thiết bị điện tử.
9. Daisy
Từ vựng chỉ hoa cúc là cách viết rút gọn của "day's eye" (nghĩa đen mắt của ngày), xuất phát từ việc loài hoa này nở vào buổi sáng và cụp cánh vào buổi tối.
 
  • Like
Reactions: bangoc42

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Nhưng mà không có chữ "h" và hai chữ "e" đúng không? Vẫn còn thiếu :D
Bạn nói mình mới phát hiện luôn. Haha.
Bài viết mới đây:
Nguồn gốc sự giàu có của tiếng Anh
Khi đọc các tài liệu và sách báo bằng tiếng Anh, bạn thấy có rất nhiều từ không phải là tiếng Anh bản địa và giống nhiều từ trong các ngôn ngữ khác như Pháp, Latin... Vậy thì đâu là nguồn gốc của những từ vay mượn và sự khác biệt của chúng so với từ bản địa?

Cũng giống như bất kỳ một ngôn ngữ nào khác, tiếng Anh gồm có hai phần: tiếng Anh bản địa và tiếng Anh vay mượn. Một điều đáng ngạc nhiên là lượng từ vay mượn trong tiếng Anh còn lớn hơn rất nhiều so với những từ nguyên gốc.

Nếu xét về vai trò, những từ bản địa tuy chỉ chiếm 30% tổng lượng từ có trong tiếng Anh nhưng chính chúng là nền tảng để hình thành nên phần lớn các từ quen thuộc thường xuyên được sử dụng trong ngôn ngữ nói và viết. Bên cạnh đó, từ bản địa có các cách kết hợp về từ vựng và ngữ pháp vốn rất phong phú, chúng là những từ đa nghĩa và có khả năng cao trong việc hình thành các nhóm từ và các cấu trúc.

Còn những từ vay mượn là những từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác và được biến đổi cho phù hợp với những đặc điểm của tiếng Anh bản địa. Thực ra, do đã trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, rất khó để phân biệt một từ tiếng Anh vay mượn với một từ gốc bản địa nếu không sự phân tích kỹ lưỡng về nguồn gốc và lịch sử của chúng. Chính những giai đoạn phát triển của ngôn ngữ chính thống quyết định số lượng từ vay mượn cũng như vai trò của chúng trong hệ thống từ ngữ của một ngôn ngữ.

Có hai con đường hình thành nên từ vay mượn: vay mượn trực tiếp từ một ngôn ngữ khác nhờ vào những mối tác động qua lại với các quốc gia khác hoặc vay mượn gián tiếp từ một ngôn ngữ thông qua một ngôn ngữ khác. Hai thuật ngữ thường được sử dụng trong quá trình phân tích những từ vay mượn là nguồn vay mượn và gốc vay mượn. Cụm từ “nguồn vay mượn” là muốn nói đến ngôn ngữ được vay mượn một cách trực tiếp còn “gốc vay mượn” lại ám chỉ đến ngôn ngữ được vay mượn một cách gián tiếp. Trên thực tế, nếu hai ngôn ngữ tác động qua lại với nhau càng có sự tương đồng về cấu trúc thì càng dễ dẫn đến hiện tượng giao thoa giữa các từ của chúng.

Để phân loại những từ vay mượn thì có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thứ nhất, những từ vay mượn có thể được phân loại theo nguồn gốc của bản thân chính từ vay mượn đó: Vay mượn chính xác, dịch sao phỏng, vay mượn về ngữ nghĩa. Trong đó ngoài cách vay mượn chính xác là sử dụng nguyên vẹn cả về từ và nghĩa của từ đó thì:

Dịch sao phỏng là là một cụm từ cũng hình thành do vay mượn nhưng bằng cách dịch từng từ thành phần theo nghĩa đen và ghép lại chúng với nhau.

Vay mượn về ngữ nghĩa là một loại vay mượn nghĩa của một từ đã từng được sử dụng trong tiếng Anh.
84cd13be-2d82-4572-bccc-282326a4c5c9_1.jpg

Ngoài ra, những từ vay mượn từ tiếng Latin có thể được phân loại thành các nhóm nhỏ theo các thời kỳ:

Thời kỳ đầu. Đây là những từ du nhập vào tiếng Anh thông qua ngôn ngữ của các bộ tộc Anglo-Saxon. Từ rất lâu trước khi cuộc xâm nhập của các giống người Angle, Saxon and Jute, chính những bộ tộc này sau khi tiếp xúc với nền văn minh La mã và đã chấp nhận một số từ gốc Latin để chỉ những đồ vật thuộc về nền văn minh đó, ví dụ như: cup (ly), kitchen (bếp), mill (đơn vị tiền tệ), wine (rượu), port (cảng).

Thời kỳ thứ hai. Nhóm này gồm những từ du nhập vào nước Anh vào thế kỷ thứ sáu và thứ bảy, khi những người Anh chuyển sang theo đạo Cơ đốc, ví dụ: priest (linh mục), bishop (giám mục), nun (ni cô), và candle (cây nến).

Thời kỳ thứ ba: Một số từ lại được sử dụng trong tiếng Anh sau khi xảy ra hai sự kiện lịch sử: cuộc càn quét của người Noóc-măng và thời kỳ Phục Hưng. Có những từ du nhập vào tiếng Anh thông qua tiếng Pháp nhưng một số lại vay mượn từ tiếng Latin như major (lớn), minor (nhỏ), intelligent (thông minh), permanent (cố định).

Thời kỳ cuối cùng: Những từ thuộc thời kỳ này chủ yếu là những từ mang tính chất trừu tượng hoặc khoa học như: nylon, molecular (phân tử) , vaccine (vắc-xin), phenomenon (hiện tượng), và vacuum (chân không).

Tóm lại có thể nói xu hướng vay mượn của tiếng Anh đã có nguồn gốc từ lâu đời và chắc chắn sẽ ngày càng phát triển hơn bao giờ hết trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá và sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Và càng không thể phủ nhận rằng chúng đã, đang và sẽ là một trong những nguồn quan trọng nhất để hình thành nên một ngôn ngữ tiếng Anh ngày càng đa dạng và phong phú.
 
  • Like
Reactions: bangoc42

bangoc42

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng năm 2017
66
87
69
Du học sinh
Gakuen Fiction
Bạn nói mình mới phát hiện luôn. Haha.
Bài viết mới đây:
Nguồn gốc sự giàu có của tiếng Anh
Khi đọc các tài liệu và sách báo bằng tiếng Anh, bạn thấy có rất nhiều từ không phải là tiếng Anh bản địa và giống nhiều từ trong các ngôn ngữ khác như Pháp, Latin... Vậy thì đâu là nguồn gốc của những từ vay mượn và sự khác biệt của chúng so với từ bản địa?

Cũng giống như bất kỳ một ngôn ngữ nào khác, tiếng Anh gồm có hai phần: tiếng Anh bản địa và tiếng Anh vay mượn. Một điều đáng ngạc nhiên là lượng từ vay mượn trong tiếng Anh còn lớn hơn rất nhiều so với những từ nguyên gốc.

Nếu xét về vai trò, những từ bản địa tuy chỉ chiếm 30% tổng lượng từ có trong tiếng Anh nhưng chính chúng là nền tảng để hình thành nên phần lớn các từ quen thuộc thường xuyên được sử dụng trong ngôn ngữ nói và viết. Bên cạnh đó, từ bản địa có các cách kết hợp về từ vựng và ngữ pháp vốn rất phong phú, chúng là những từ đa nghĩa và có khả năng cao trong việc hình thành các nhóm từ và các cấu trúc.

Còn những từ vay mượn là những từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác và được biến đổi cho phù hợp với những đặc điểm của tiếng Anh bản địa. Thực ra, do đã trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, rất khó để phân biệt một từ tiếng Anh vay mượn với một từ gốc bản địa nếu không sự phân tích kỹ lưỡng về nguồn gốc và lịch sử của chúng. Chính những giai đoạn phát triển của ngôn ngữ chính thống quyết định số lượng từ vay mượn cũng như vai trò của chúng trong hệ thống từ ngữ của một ngôn ngữ.

Có hai con đường hình thành nên từ vay mượn: vay mượn trực tiếp từ một ngôn ngữ khác nhờ vào những mối tác động qua lại với các quốc gia khác hoặc vay mượn gián tiếp từ một ngôn ngữ thông qua một ngôn ngữ khác. Hai thuật ngữ thường được sử dụng trong quá trình phân tích những từ vay mượn là nguồn vay mượn và gốc vay mượn. Cụm từ “nguồn vay mượn” là muốn nói đến ngôn ngữ được vay mượn một cách trực tiếp còn “gốc vay mượn” lại ám chỉ đến ngôn ngữ được vay mượn một cách gián tiếp. Trên thực tế, nếu hai ngôn ngữ tác động qua lại với nhau càng có sự tương đồng về cấu trúc thì càng dễ dẫn đến hiện tượng giao thoa giữa các từ của chúng.

Để phân loại những từ vay mượn thì có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thứ nhất, những từ vay mượn có thể được phân loại theo nguồn gốc của bản thân chính từ vay mượn đó: Vay mượn chính xác, dịch sao phỏng, vay mượn về ngữ nghĩa. Trong đó ngoài cách vay mượn chính xác là sử dụng nguyên vẹn cả về từ và nghĩa của từ đó thì:

Dịch sao phỏng là là một cụm từ cũng hình thành do vay mượn nhưng bằng cách dịch từng từ thành phần theo nghĩa đen và ghép lại chúng với nhau.

Vay mượn về ngữ nghĩa là một loại vay mượn nghĩa của một từ đã từng được sử dụng trong tiếng Anh.
84cd13be-2d82-4572-bccc-282326a4c5c9_1.jpg

Ngoài ra, những từ vay mượn từ tiếng Latin có thể được phân loại thành các nhóm nhỏ theo các thời kỳ:

Thời kỳ đầu. Đây là những từ du nhập vào tiếng Anh thông qua ngôn ngữ của các bộ tộc Anglo-Saxon. Từ rất lâu trước khi cuộc xâm nhập của các giống người Angle, Saxon and Jute, chính những bộ tộc này sau khi tiếp xúc với nền văn minh La mã và đã chấp nhận một số từ gốc Latin để chỉ những đồ vật thuộc về nền văn minh đó, ví dụ như: cup (ly), kitchen (bếp), mill (đơn vị tiền tệ), wine (rượu), port (cảng).

Thời kỳ thứ hai. Nhóm này gồm những từ du nhập vào nước Anh vào thế kỷ thứ sáu và thứ bảy, khi những người Anh chuyển sang theo đạo Cơ đốc, ví dụ: priest (linh mục), bishop (giám mục), nun (ni cô), và candle (cây nến).

Thời kỳ thứ ba: Một số từ lại được sử dụng trong tiếng Anh sau khi xảy ra hai sự kiện lịch sử: cuộc càn quét của người Noóc-măng và thời kỳ Phục Hưng. Có những từ du nhập vào tiếng Anh thông qua tiếng Pháp nhưng một số lại vay mượn từ tiếng Latin như major (lớn), minor (nhỏ), intelligent (thông minh), permanent (cố định).

Thời kỳ cuối cùng: Những từ thuộc thời kỳ này chủ yếu là những từ mang tính chất trừu tượng hoặc khoa học như: nylon, molecular (phân tử) , vaccine (vắc-xin), phenomenon (hiện tượng), và vacuum (chân không).

Tóm lại có thể nói xu hướng vay mượn của tiếng Anh đã có nguồn gốc từ lâu đời và chắc chắn sẽ ngày càng phát triển hơn bao giờ hết trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá và sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Và càng không thể phủ nhận rằng chúng đã, đang và sẽ là một trong những nguồn quan trọng nhất để hình thành nên một ngôn ngữ tiếng Anh ngày càng đa dạng và phong phú.
Có những từ mik k ngờ là từ mượn luôn á! :confused:
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Uk, mik biết, nhưng mà có 1 số từ k ngờ tới. Mà ns về tiếng Việt, nhiều từ mượn từ tiếng Anh lắm nhỉ? ;)
Phải nói là rất nhiều. Nêu từ chắc ngày mai vẫn chưa xong.
Nhưng hiện nay hiện trạng lạm dụng từ mượn tiếng Anh cũng phổ biến => Có thể mất sự trong sáng của tiếng Việt
 

bangoc42

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng năm 2017
66
87
69
Du học sinh
Gakuen Fiction
Thiệt á! Hơn nữa cứ đọc và viết k đúng, cái kiểu như: "then kiều ve ry mớt" đó! Nửa tây nửa ta, chả tôn trọng tiếng nói của chính mình và nước ngoài gì hết! :mad:
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Ba vòng tròn tiếng Anh
Người nói tiếng Anh trên thế giới được phân loại thành ba nhóm, tương ứng với ba vòng tròn.
Tiếng Anh có phải sở hữu của người Anh hay người Mỹ? Câu hỏi đã được nhà nghiên cứu ngôn ngữ Kachru (Mỹ) trả lời bằng khái niệm "world English" - tiếng Anh toàn cầu. Phạm vi bao hàm của tiếng Anh dịch chuyển từ các quốc gia nói tiếng Anh tới một ngôn ngữ toàn cầu hơn, đa dạng hơn và nhiều "accent" hơn.
Để làm rõ quan điểm của mình, Kachru sử dụng thuật ngữ "inner circle, outer circle", và "expanding circle" (vòng tròn bên trong, bên ngoài, và mở rộng). Trong đó, ở trung tâm là tiếng Anh "chuẩn" của các quốc gia như Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand.
ba-vong-tron-tieng-Anh-jpg-3060-1513333837.png
Ba vòng tròn tiếng Anh. Ảnh: ResearchGate
[TBODY] [/TBODY]
"Vòng tròn ngoài" là những quốc gia thuộc địa cũ của Anh, sử dụng tiếng Anh pha với âm địa phương như Ấn Độ, Nigeria, Singapore hay Philippines. "Vòng tròn mở rộng" bao gồm các quốc gia học tiếng Anh như ngoại ngữ, trong đó người không bản xứ có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau (linga franca). Một ví dụ là người Việt Nam sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với người Nhật được, nhưng lại không giao tiếp được với người Mỹ.
Vậy, ý nghĩa của "ba vòng tròn tiếng Anh" này là gì? Một trong những ứng dụng quan trọng là người học có thể dựa vào mô hình này để đưa ra chiến lược học tiếng Anh của mình.
Mục tiêu đầu tiên là sử dụng tiếng Anh để giao tiếp được với người Việt Nam. Tiếng Anh với tư cách một ngoại ngữ ở Việt Nam đang được thực hành rất nhiều bởi các người trẻ. Những môi trường như câu lạc bộ tiếng Anh bao gồm 100% người Việt có thể là một khởi đầu tốt và nhẹ nhàng với người học.
Khi bạn đã có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh với người Việt, mục tiêu tiếp theo là giao tiếp "linga franca" một cách thực sự. Hầu hết công ty nước ngoài hiện nay ở Việt Nam như Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga... đều sử dụng tiếng Anh ở "vòng tròn mở rộng" này. Khi đạt được trình độ này, các bạn có thể làm việc tốt trong môi trường quốc tế.
Nếu bạn giao tiếp tốt với người Nhật hay Trung Quốc, nhưng không thể làm việc thuận lợi với người Mỹ hay Anh, bạn đang nằm trong nhóm "expanding circle" chứ chưa vào nhóm "outer circle". Những người đến từ quốc gia như Singapore hay Ấn Độ, mặc dù tiếng Anh nhiều "accent", nhưng giao tiếp rất tốt với người bản xứ. Có thể nói, ở mức độ hiện nay, đích đến của người học Việt Nam là đạt được trình độ của những người nói tiếng Anh ở Singapore, Ấn Độ hay Nigeria.
Còn để được coi là người ở trong nhóm "inner circle", có nghĩa tiếng Anh như người Mỹ, bao gồm "accent" của người bản xứ, thì rất khó đạt được. Các nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra rằng, nếu bạn học tiếng Anh trước khi dậy thì, bạn mới có cơ hội đạt được trình độ này.
Tóm lại, người học tiếng Anh có thể nhìn vào ba vòng trong tiếng Anh để tự xác định trình độ của mình. Bạn có thể giao tiếp với người nước ngoài không? Có thể giao tiếp với người bản xứ không? Và có thể sử dụng tiếng Anh với người bản xứ không? Từ đó, bạn đặt mục tiêu học tập đúng đắn cho bản thân.
 
  • Like
Reactions: bangoc42

bangoc42

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng năm 2017
66
87
69
Du học sinh
Gakuen Fiction
Ba vòng tròn tiếng Anh
Người nói tiếng Anh trên thế giới được phân loại thành ba nhóm, tương ứng với ba vòng tròn.
Tiếng Anh có phải sở hữu của người Anh hay người Mỹ? Câu hỏi đã được nhà nghiên cứu ngôn ngữ Kachru (Mỹ) trả lời bằng khái niệm "world English" - tiếng Anh toàn cầu. Phạm vi bao hàm của tiếng Anh dịch chuyển từ các quốc gia nói tiếng Anh tới một ngôn ngữ toàn cầu hơn, đa dạng hơn và nhiều "accent" hơn.
Để làm rõ quan điểm của mình, Kachru sử dụng thuật ngữ "inner circle, outer circle", và "expanding circle" (vòng tròn bên trong, bên ngoài, và mở rộng). Trong đó, ở trung tâm là tiếng Anh "chuẩn" của các quốc gia như Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand.
ba-vong-tron-tieng-Anh-jpg-3060-1513333837.png
Ba vòng tròn tiếng Anh. Ảnh: ResearchGate
[TBODY] [/TBODY]
"Vòng tròn ngoài" là những quốc gia thuộc địa cũ của Anh, sử dụng tiếng Anh pha với âm địa phương như Ấn Độ, Nigeria, Singapore hay Philippines. "Vòng tròn mở rộng" bao gồm các quốc gia học tiếng Anh như ngoại ngữ, trong đó người không bản xứ có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau (linga franca). Một ví dụ là người Việt Nam sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với người Nhật được, nhưng lại không giao tiếp được với người Mỹ.
Vậy, ý nghĩa của "ba vòng tròn tiếng Anh" này là gì? Một trong những ứng dụng quan trọng là người học có thể dựa vào mô hình này để đưa ra chiến lược học tiếng Anh của mình.
Mục tiêu đầu tiên là sử dụng tiếng Anh để giao tiếp được với người Việt Nam. Tiếng Anh với tư cách một ngoại ngữ ở Việt Nam đang được thực hành rất nhiều bởi các người trẻ. Những môi trường như câu lạc bộ tiếng Anh bao gồm 100% người Việt có thể là một khởi đầu tốt và nhẹ nhàng với người học.
Khi bạn đã có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh với người Việt, mục tiêu tiếp theo là giao tiếp "linga franca" một cách thực sự. Hầu hết công ty nước ngoài hiện nay ở Việt Nam như Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga... đều sử dụng tiếng Anh ở "vòng tròn mở rộng" này. Khi đạt được trình độ này, các bạn có thể làm việc tốt trong môi trường quốc tế.
Nếu bạn giao tiếp tốt với người Nhật hay Trung Quốc, nhưng không thể làm việc thuận lợi với người Mỹ hay Anh, bạn đang nằm trong nhóm "expanding circle" chứ chưa vào nhóm "outer circle". Những người đến từ quốc gia như Singapore hay Ấn Độ, mặc dù tiếng Anh nhiều "accent", nhưng giao tiếp rất tốt với người bản xứ. Có thể nói, ở mức độ hiện nay, đích đến của người học Việt Nam là đạt được trình độ của những người nói tiếng Anh ở Singapore, Ấn Độ hay Nigeria.
Còn để được coi là người ở trong nhóm "inner circle", có nghĩa tiếng Anh như người Mỹ, bao gồm "accent" của người bản xứ, thì rất khó đạt được. Các nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra rằng, nếu bạn học tiếng Anh trước khi dậy thì, bạn mới có cơ hội đạt được trình độ này.
Tóm lại, người học tiếng Anh có thể nhìn vào ba vòng trong tiếng Anh để tự xác định trình độ của mình. Bạn có thể giao tiếp với người nước ngoài không? Có thể giao tiếp với người bản xứ không? Và có thể sử dụng tiếng Anh với người bản xứ không? Từ đó, bạn đặt mục tiêu học tập đúng đắn cho bản thân.
Nếu như z thì chắc mik mới ở "expanding circle" hoy, chưa bik đc bao nhiêu cả. Cố gắng để được ở trong "outer circle" nào!! :p
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Ý nghĩa của thời gian trong tiếng Anh
1. Thời gian thấm thoắt thoi đưa
“Time flies” là cách diễn đạt đơn giản cho “thời gian thấm thoắt thoi đưa”.
Đơn vị thời gian lớn nhất thường được sử dụng là “thiên niên kỷ” - “a millennium”, tương đương với 1.000 năm. Ngắn hơn một chút, thế kỷ là “a century” và thập kỷ là “a decade”.
Năm - ai cũng biết rồi - “a year”. Nhưng “a light year” lại không phải là một đơn vị tính thời gian, mà là đơn vị tính khoảng cách: một năm ánh sáng (9,4605284 × 10 mũ 12 km).
Các nền văn hóa có cách tính thời gian khác nhau, do đó có cách tính “lịch” - "calendar" - khác nhau. Dương lịch tính theo mặt trời gọi là “solar calendar”. Năm dương lịch bao gồm 365 ngày, gọi là “solar year” - thời gian để trái đất quay một vòng quanh mặt trời. Trong khi đó, âm lịch tính theo độ tròn của mặt trăng khi được quan sát từ trái đất, gọi là “lunar calendar”.
Một năm có 4 mùa: "spring", "summer", "autumn", và "winter" (xuân, hạ, thu, đông). Ở Mỹ, người ta gọi mùa thu - "autumn" - là “fall”, mùa lá rơi.
y-nghia-cua-thoi-gian-trong-ti-6535-2016-1497427258.jpg
Ảnh minh họa: Favim
[TBODY] [/TBODY]
2. Ý nghĩa của tháng trong tiếng Anh
Đơn vị thời gian nhỏ hơn một chút là tháng. Một năm bao gồm 12 tháng: January, February, March, April, May, June, July, August, September, October, November, và December. Nghe có vẻ phức tạp và khó nhớ, nhưng tháng trong tiếng Anh có nguồn gốc lịch sử rất thú vị.
Tháng 1 bắt nguồn từ tên thần Janus - thần Giữ cửa của người Roman.
Tháng 2 có nguồn gốc từ lễ hội thanh lọc (purification) Februa của người Roman.
Tháng 3 bắt nguồn từ tên thần chiến tranh Mars (tiếng Latinh: Aires).
Tháng 4 có nguồn gốc từ nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite (tiếng Latinh: Venus).
Tháng 5 là tên của nữ thần Maia - thần của mùa xuân.
Tháng 6 bắt nguồn từ tên của ngữ thần Juno - nữ thần của sự thịnh vượng và hôn nhân.
Tháng 7, rất thú vị, được đặt theo tên của Julius - người đã cải tạo lịch của người Roman.
Tháng 8 được đặt theo tên của Augustus - người hoàn tất công việc chỉnh sửa lịch của Julius.
Tháng 9 - September là tháng thứ 7 theo lịch cũ “seven + bre” - tháng thứ 7 theo lịch cũ (trước khi Julius đổi lịch).
Tương tự, tháng 10 - October - bắt nguồn từ “octobre” (eight + bre) có nghĩa là tháng thứ 8 (theo lịch cũ), tháng 11 - November có nghĩa là “tháng thứ 9” - “nineth month”, và “December” có nghĩa là “tháng thứ 10" theo lịch cũ.
Dưới tháng là tuần, “week” - từ đồng âm với “weak”. Cuối tuần là “weekend” còn ngày trong tuần là “weekdays”. Thời gian 2 tuần được gọi là “fortnight”. “See you in a fortnight” đồng nghĩa với “see you in 2 weeks”.
3. Ý nghĩa của thứ trong tiếng Anh
Mỗi tuần có 7 ngày. Trong tiếng Việt, ngày chỉ đơn giản là từ thứ hai đến thứ bảy và ngày chủ nhật (gốc là Chúa Nhật - ngày của Chúa). Tiếng Anh phức tạp hơn, mỗi ngày đều có một tên riêng.
Sunday (chủ nhật) có nghĩa rất đơn giản là ngày của mặt trời (Sun’s day).
Monday (thứ hai) có nghĩa gốc là ngày của mặt trăng (Moon’s day).
Tuesday thì bắt nguồn từ tên thần Tiu - thần chiến tranh và thần của bầu trời của người Anh/Đức.
Wednesday được đặt tên theo thần Woden - một vị thần của người Anglo-Saxon, được cho là gắn liền với thần Sao Thủy (Mercury).
Thursday liên quan tới vị thần mà có lẽ nhiều người Việt Nam thấy tương đối quen thuộc: Thor’s day - thần của Sấm sét.
Friday được đặt theo vị thần Freya - nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh sản.
Saturday có nguồn gốc từ tên thần Saturn cai quản về nông nghiệp - người đã thống trị trái đất trong thời đại của hạnh phúc và đức hạnh, tên của thần được đặt cho sao Thổ (Saturn).
 
Top Bottom