CLB lịch sử [Sự kiện] Những tấm lòng cao cả số 4

Status
Không mở trả lời sau này.

Hồng Vânn

Học sinh gương mẫu
Thành viên
8 Tháng mười một 2018
1,148
3,415
441
Thanh Hóa
Sao Hoả
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả các bạn hội viên yêu dấu của CLB Lịch Sử ! :MIM47

Chắc hẳn các bạn cũng chưa quên sự kiện thường niên của CLB tụi mình chứ ?

Và hôm nay, sự kiện "Những tấm lòng cao cả 4 " lại tiếp tục diễn ra , mọi người có mong chờ không ạ ?
Mọi người có lẽ bây giờ khá là rảnh rỗi bởi vì chúng ta đang trong thời gian nghỉ dịch phải không ? :Chuothong13
Vậy tại sao chúng ta không thử ở nhà tìm hiểu về một số vị danh y thời xưa có công trong nền y học nước ta nhỉ ? :MIM26
Trong lần thứ 2 của sự kiện, các bạn đã cảm nhận về danh y Tuệ Tĩnh rồi, cho nên lần thứ 4 của sự kiện lần này, CLB chúng ta hãy cùng tìm hiểu về danh y : Hải Thượng Lãn Ông :Chuothong10

Và sau đây là một vài nét sơ lược về ông, các bạn có thể tham khảo:

hai_thuong1391315_2622018.jpg


Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.
Ông là nhà Y học lớn, nhà Văn hóa lớn của nước ta, là tác giả của pho sách trứ danh Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh. gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông. Sự nghiệp Y học của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn xây dựng nền Y học dân tộc nước nhà, nên được suy tôn là Đại y tôn Việt Nam.
#Nguồn:baonghean.vn


Các bạn có cảm nhận gì về vị danh y nổi tiếng này của nước ta không ? Hãy viết nhưng cảm nhận đó và gửi về cho BCN nhé !
Mình xin phép giới thiệu một chút về phần thưởng nhé !

  • Giải nhất: 1500HMCoin
  • Giải nhì: 1000 HMCoin
  • Giải ba: 500 HMCoin

Chú ý:



    • Không copy mạng vì copy mạng sẽ bị 0đ, riêng hội viên sẽ bị nhắc nhở 1 lần do không nghiêm túc và nếu là thành viên thường thì copy 3 lần không cho tham gia minigame này ở các số sau!
    • Không sửa chữa bài viết
    • Những bài viết không liên quan vui lòng không đăng tại đây, nếu vi phạm sẽ xử lí theo nội quy diễn đàn
    • Quyết định của BTC sẽ là quyết định cuối cùng.
Thời gian Ban chủ nhiệm nhận bài:
Từ 21h00 ngày 10/3/2020 - 21h00 ngày 25/03/2020
Thời gian chốt bài và chấm bài:
Từ ngày26/3/2020 đến ngày 4/4/2020
Công bố kết quả vào
20h ngày 5/4/2020


Các bạn gửi bài thi ngay dưới topic này nhé.
Bài viết của các bạn sẽ được ẩn đi đến hết thời gian gửi bài.

MỖI THÀNH VIÊN CHỈ ĐƯỢC TRẢ LỜI 1 LẦN NẾU TRẢ LỜI TỪ 2 LẦN TRỞ LÊN, BTC SẼ LẤY BÀI ĐẦU TIÊN.Các bạn tranh thủ gửi bài về cho BTC nha ! :MIM16
 

PuKiKa

Học sinh
Thành viên
8 Tháng ba 2020
44
59
41
16
Thanh Hóa
Thị Trấn
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y tài năng, giàu y đức, sống vào cuối thế kỉ XVIII, thời vua Lê - chúa Trịnh. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ đáng kính. Trong cuốn “Thượng kinh kí sự (viết năm 1782), với ngòi bút kí sự chân thực và sắc sảo, ông đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh, về quyền uy, thế lực của nhà chúa, miêu tả kinh đô Thăng Long lúc bấy giờ nhân dịp ông được triệu vào kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.

Và có thể nói, đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" là một trong số những đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm, vẽ lại một cách chân thực cuộc sống nơi phủ chúa. Đặc biệt, qua đoạn trích còn giúp chúng ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Trước hết, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác hiện lên là một con người coi thường danh lợi. Bước vào khung cảnh lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ và nghiêm trang, cung kính nơi chốn phủ chúa với những gác tía, "Đại đường", "Quyển bồng" Lê Hữu Trác đã bộc lộ cảm xúc của mình một cách trực tiếp. "Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi. Bước chân đến nơi này mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường." Với những câu văn đã dẫn ở trên có thể thấy được thái độ ngỡ ngàng, bất ngờ của tác giả trước khung cảnh nơi phủ chúa. Tuy nhiên, ẩn sau cái thái độ ngỡ ngàng ấy, ông cũng gián tiếp lên tiếng phê phán cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nơi phủ chúa. Thái độ phê phán ấy của ông thể hiện qua cách ông miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa một cách chi tiết, tỉ mỉ, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần, dường như ông đã dẫn người đọc đi chiêm ngưỡng hết mọi nơi trong phủ chúa và để rồi cuối cùng ông khép lại bằng một bài thơ miêu tả cảnh phủ chúa nhưng xét đến cùng chính là tiếng lòng của ông:
Quê mùa cung cấm chưa quen
Khác chi ngư phủ đào nguyên thuở nào!
Đồng thời, thái độ phê phán cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa còn được thể hiện qua giọng điệu mỉa mai, giễu cợt khi ông nói về những đồ dùng trong phủ chúa lúc được mời ăn cơm: "Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia". Như vậy, xét đến cùng, ẩn sau cách miêu tả tỉ mỉ quang cảnh xa hoa nơi phủ chúa và thái độ mỉa mai trong cách ghi chép, miêu tả chính là một Hải Thượng Lãn Ông coi thường danh lợi, tiền bạc, không đồng tình với cuộc sống xa hoa nhưng thiếu khí trời nơi chốn phủ chúa.
Khái niệm y đức của Hải Thượng Lãn Ông thật giản dị: "Đã hiến thân cho nghề thuốc thì phải biết quên mình để dồn hết tâm lực vào trước thuật, trước là cứu người, sau là đúc kết để dựng nên ngọn cờ đỏ thắm giữa y trường". Ngay từ ngày ấy ông đã rất "hiện đại", nói như ngôn ngữ ngày nay là chữa bệnh và nghiên cứu khoa học!. Rộng hơn, ông phân tích mối quan hệ thầy thuốc – người bệnh "Thầy thuốc là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mệnh người ta. Lẽ sống chết, điều phúc họa đều ở trong tay mình xoay chuyển, lẽ nào người có trí tuệ không đầy đủ, hành động không chu đáo, tâm hồn không thoáng đạt, trí quả cảm không thận trọng mà dám theo đòi bắt chước học nghề y".
Trong lịch sử y học Việt Nam, ông là người đặt nền móng xây dựng y thuật với cuốn Y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển đề cập từ nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa, thương khoa, truyền nhiễm, cấp cứu đến y đức, vệ sinh phòng bệnh, phương pháp nuôi dưỡng, thậm chí cả chế biến các món ăn dưỡng bệnh. Có thể nói Y tông tâm lĩnh là tinh hoa của y học nhân loại và y dược cổ truyền Việt Nam. Để có được di sản cụ thể này, từ việc kê đơn bốc thuốc, thăm khám bệnh hàng ngày, ông đặc biệt chăm chỉ ghi chép để tổng kết, đối chiếu, so sánh và từ đó tổng kết thành bài học lớn.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là 1 đức danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Tuy nhiên, nhà văn cũng như thầy thuốc, đều thuộc khái niệm “nghề lao động trí óc tự do”, làm kỹ sư cho tâm hồn và kỹ sư cho thân thể, nên chắc có nhiều điểm tương đồng về đạo đức hành nghề. Năm 1783, ông viết xong tập Thượng kinh ký sự bằng chữ Hán tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ Chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa - những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán và Chúa Trịnh Sâm. Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá gồm vỏn vẹn 29 bài thơ, hầu hết là thơ 8 câu. Thơ Hải Thượng toàn thuộc loại “tức cảnh sinh tình”, phảng phất mùi đường thi. Nhưng không phải với giọng chán đời, cô đơn, mà là lời lẽ của một người nhập thế, lo cho đời, cho người, tìm thú vui trong hành động . Tiếng thơ trung thực từ cõi lòng là Tình, nhưng cũng là quan niệm riêng về cuộc sống, là nhân sinh quan, dù là người thời xưa hay thi sĩ thời nay.
Nhân ngày lễ giỗ lần thứ 226 của Ông cũng là dịp để những người thầy thuốc với sứ mệnh cao cả là giữ gìn và phát triển nền y học cổ truyền, tiên phong trong việc “dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người nước Nam” như mong muốn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đội ngũ, y bác sỹ tỉnh nhà tiếp tục tập trung kế thừa và phát huy hơn nữa vốn y học cổ truyền hàng nghìn năm của dân tộc trong trị bệnh, cứu người. Những người thầy thuốc y học cổ truyền cần kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám và chữa bệnh cho người bệnh. Cùng với đó cần thường xuyên học tập và rèn luyện về y đức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngày càng xứng đáng với niềm tin của người bệnh.
 

Tuấn Hồng

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng hai 2020
347
437
51
TP Hồ Chí Minh
Trong tù á ae :>
Bài làm:

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh ra trong một gia đình mấy đời khoa bảng (ông, cha, chú, bác, anh, em... ) đều học giỏi, đỗ đạt cao và làm quan to trong triều vua Lê - chúa Trịnh. Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông già lười ở Hải Thượng có lẽ do 2 chữ đầu tiên của tên tỉnh (Hải Dương) và tên phủ (Thượng Hồng) ghép lại nhưng cũng lại có thể do chữ Bầu Thượng là quê mẹ và là nơi Hải Thượng ở lâu nhất (từ năm 26 tuổi cho đến khi mất). Mặc dầu lấy biệt hiệu Lãn Ông, nhưng thực tế chúng ta sẽ thấy “lười” ở đây là lười với công danh, phú quí, nhưng lại rất chăm chỉ đối với sự nghiệp chữa bệnh, cứu người.

Nhắc đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nhắc đến một nhà y giàu y đức, ông cũng là một nhà thơ, nhà văn lỗi lạc. Trong suốt cuộc đời, ông đã để lại vô vàn những tác phẩm, những cống hiến to lớn cho đất nước, và một trong số đó phải kể đến là cuốn “Thượng kinh kí sự” được viết năm 1782, là thành quả của chuyến đi đến kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, ta thấy được cuộc sống xa hoa của bọn chúa phong kiến và nổi bật hơn hết là tâm hồn, nhân cách sáng ngời của một nhà y có tâm đức không ham tiền tài danh vọng.
Một con người toàn tài với quan niệm: “Ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm Thượng kinh kí sự của ông.

Là một người coi thường danh lợi, khi bước vào khung cảnh lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ và nghiêm trang, cung kính nơi chốn phủ chúa với những gác tía. Lê Hữu Trác đã bộc lộ cảm xúc của mình một cách trực tiếp. "Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi. Bước chân đến nơi này mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường." Ông vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng vương giả trong phủ với “gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc, vườn ngọc” có hoa thơm, chim biết nói… Tuy nhiên, đằng sau đó, ông cũng gián tiếp phê phán cuộc sống sa hoa nhưng thiếu sinh khí trong phủ chúa. Đây chẳng còn là thế giới của con người mà là một thế giới thần tiên nào đó được tạo ra dành cho chúa trời.

Không những vậy, ông còn là một vị thầy thuốc tài giỏi, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, giàu lương tâm, đức độ, có cốt cách thanh cao. Nhân cách sáng ngời của ông cũng bộc lộ rõ nét khi chuẩn bệnh cho thế tử. Thế tử Cán là một đứa bé tầm 5, 6 tuổi mắc một căn bệnh mà nguyên nhân mắc bệnh rất đơn giản. Đó là quen sống trong cuộc sống xa hoa, được ăn sung mặc sướng, không động chân tay nên mới sinh bệnh. Đến cuối cùng, lương y của người thầy thuốc cùng với việc ông luôn lấy việc nối tiếp lòng trung thành làm lẽ sống đã chiến thắng tất cả mọi suy tư, trăn trở, mâu thuẫn trong ông, để rồi cuối cùng ông đưa ra phương pháp, cách thức chữa trị bệnh cho thế tử - căn bệnh mà nhiều thầy thuốc đã không tìm ra cách chữa trị. Ông trăn trở vì sợ tiền tài danh vọng sẽ cướp mất tự do, tự tại của cuộc đời, sợ chữa bệnh khỏi nhanh quá sẽ bị giữ lại. Qua câu chuyện trên, ta thấy Lê Hữu Trác là một người không tham tiền tài danh vọng, điều ông coi trọng là y đức, lẽ sống của một vị thầy thuốc thực thụ. Tiền bạc không mua được sự tự do đắt giá của đời mình, ông quyết định tránh xa nơi thị phi ganh đua để sống an nhàn.

Người tài giỏi thật sự luôn là người có tâm đức. Từ xưa đến nay, đã có bao nhiêu kẻ ham mê danh lợi mà nỡ lòng bán đi nhân cách của mình, con người cứ đắm chìm vào danh vọng mà ham mê hưởng thụ. Dù vậy, đất nước ta còn tươi đẹp làm sao khi có một hy vọng to lớn - Lê Hữu Trác, một người vừa có tài vừa có đức và mang trong mình một nhân cách cao quý hơn bao người.
 

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời
Chào tất cả các bạn hội viên yêu dấu của CLB Lịch Sử ! :MIM47

Chắc hẳn các bạn cũng chưa quên sự kiện thường niên của CLB tụi mình chứ ?

Và hôm nay, sự kiện "Những tấm lòng cao cả 4 " lại tiếp tục diễn ra , mọi người có mong chờ không ạ ?
Mọi người có lẽ bây giờ khá là rảnh rỗi bởi vì chúng ta đang trong thời gian nghỉ dịch phải không ? :Chuothong13
Vậy tại sao chúng ta không thử ở nhà tìm hiểu về một số vị danh y thời xưa có công trong nền y học nước ta nhỉ ? :MIM26
Trong lần thứ 2 của sự kiện, các bạn đã cảm nhận về danh y Tuệ Tĩnh rồi, cho nên lần thứ 4 của sự kiện lần này, CLB chúng ta hãy cùng tìm hiểu về danh y : Hải Thượng Lãn Ông :Chuothong10

Và sau đây là một vài nét sơ lược về ông, các bạn có thể tham khảo:

hai_thuong1391315_2622018.jpg


Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.
Ông là nhà Y học lớn, nhà Văn hóa lớn của nước ta, là tác giả của pho sách trứ danh Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh. gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông. Sự nghiệp Y học của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn xây dựng nền Y học dân tộc nước nhà, nên được suy tôn là Đại y tôn Việt Nam.
#Nguồn:baonghean.vn

Các bạn có cảm nhận gì về vị danh y nổi tiếng này của nước ta không ? Hãy viết nhưng cảm nhận đó và gửi về cho BCN nhé !
Mình xin phép giới thiệu một chút về phần thưởng nhé !

  • Giải nhất: 1500HMCoin
  • Giải nhì: 1000 HMCoin
  • Giải ba: 500 HMCoin

Chú ý:



    • Không copy mạng vì copy mạng sẽ bị 0đ, riêng hội viên sẽ bị nhắc nhở 1 lần do không nghiêm túc và nếu là thành viên thường thì copy 3 lần không cho tham gia minigame này ở các số sau!
    • Không sửa chữa bài viết
    • Những bài viết không liên quan vui lòng không đăng tại đây, nếu vi phạm sẽ xử lí theo nội quy diễn đàn
    • Quyết định của BTC sẽ là quyết định cuối cùng.
Thời gian Ban chủ nhiệm nhận bài:
Từ 21h00 ngày 10/3/2020 - 21h00 ngày 25/03/2020
Thời gian chốt bài và chấm bài:
Từ ngày26/3/2020 đến ngày 4/4/2020
Công bố kết quả vào
20h ngày 5/4/2020

Các bạn gửi bài thi ngay dưới topic này nhé.
Bài viết của các bạn sẽ được ẩn đi đến hết thời gian gửi bài.

MỖI THÀNH VIÊN CHỈ ĐƯỢC TRẢ LỜI 1 LẦN NẾU TRẢ LỜI TỪ 2 LẦN TRỞ LÊN, BTC SẼ LẤY BÀI ĐẦU TIÊN.Các bạn tranh thủ gửi bài về cho BTC nha ! :MIM16
Hải Thượng Lãn Ông là một danh y tài năng, giàu y đức, sống vào cuối thế kỉ XVIII, thời vua Lê – chúa Trịnh. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ đáng kính.Trong cuốn “Thượng kinh kí sự, ông đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh, về quyền uy, thế lực của nhà chúa, miêu tả kinh đô Thăng Long lúc bấy giờ. Ngoài ra ông còn là người giàu lòng nhân ái, không màng đến danh lợi.
Có một câu chuyện tôi được học hồi lớp 5 về người thầy thuốc đáng kính này :
"Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”
Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ."
Suốt đời, Lãn ông không vươn vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:
"Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương."

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bên cạnh là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm còn là một người giàu y đức, có tâm hồn và nhân cách cao đẹp - coi thường tiền bạc, vinh hoa, yêu thích cuộc sống tự do, thanh đạm. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập, noi theo.
 

Dương Phạm 106

Cựu Kiểm soát viên | Cựu CTV CLB Địa lí
HV CLB Địa lí
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,991
4,238
471
Hà Nội
Trường THCS ...
Sinh mạng là một thứ vô cùng đáng quý chính vì vậy người bảo vệ sinh mạng là người vô cùng đáng kính. Những người đáng kính đó là những thầy thuốc, tuy nhiên không phải thầy thuốc nào cũng được như Hải Thượng Lãn Ông. Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác. Một danh y tài năng, giàu y đức, sống vào cuối thế kỉ XVIII, thời vua Lê - chúa Trịnh. Ông cũng là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Trong cuốn “Thượng kinh kí sự (viết năm 1782), với ngòi bút kí sự chân thực và sắc sảo, ông đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh, về quyền uy, thế lực của nhà chúa, miêu tả kinh đô Thăng Long lúc bấy giờ nhân dịp ông được triệu vào kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"- một đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm đã vẽ lại một cách chân thực cuộc sống nơi phủ chúa. Điều này càng giúp chúng ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Trước hết, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác hiện lên là một con người coi thường danh lợi. Bước vào khung cảnh lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ và nghiêm trang, cung kính nơi chốn phủ chúa với những gác tía, "Đại đường", "Quyển bồng" Lê Hữu Trác đã bộc lộ cảm xúc của mình một cách trực tiếp. "Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi. Bước chân đến nơi này mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường." Với những câu văn đã dẫn ở trên có thể thấy được thái độ ngỡ ngàng, bất ngờ của tác giả trước khung cảnh nơi phủ chúa. Tuy nhiên, ẩn sau cái thái độ ngỡ ngàng ấy, ông cũng gián tiếp lên tiếng phê phán cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nơi phủ chúa. Thái độ phê phán ấy của ông thể hiện qua cách ông miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa một cách chi tiết, tỉ mỉ, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần, dường như ông đã dẫn người đọc đi chiêm ngưỡng hết mọi nơi trong phủ chúa và để rồi cuối cùng ông khép lại bằng một bài thơ miêu tả cảnh phủ chúa nhưng xét đến cùng chính là tiếng lòng của ông:
Quê mùa cung cấm chưa quen
Khác chi ngư phủ đào nguyên thuở nào!
Đồng thời, thái độ phê phán cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa còn được thể hiện qua giọng điệu mỉa mai, giễu cợt khi ông nói về những đồ dùng trong phủ chúa lúc được mời ăn cơm: "Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia". Như vậy, xét đến cùng, ẩn sau cách miêu tả tỉ mỉ quang cảnh xa hoa nơi phủ chúa và thái độ mỉa mai trong cách ghi chép, miêu tả chính là một Hải Thượng Lãn Ông coi thường danh lợi, tiền bạc, không đồng tình với cuộc sống xa hoa nhưng thiếu khí trờichốn phủ chúa.
Đó mới chỉ là những đóng góp của ông trong nền văn học nước ta còn trong lịch sử y học Việt Nam, ông là người đặt nền móng xây dựng y thuật với cuốn Y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển đề cập từ nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa, thương khoa, truyền nhiễm, cấp cứu đến y đức, vệ sinh phòng bệnh, phương pháp nuôi dưỡng, thậm chí cả chế biến các món ăn dưỡng bệnh. Có thể nói Y tông tâm lĩnh là tinh hoa của y học nhân loại và y dược cổ truyền Việt Nam. Để có được di sản cụ thể này, từ việc kê đơn bốc thuốc, thăm khám bệnh hàng ngày, ông đặc biệt chăm chỉ ghi chép để tổng kết, đối chiếu, so sánh và từ đó tổng kết thành bài học lớn. Tài năng là vậy nhưng ông còn có một thứ còn quý báu hơn cả đó là tấm lòng. Tấm lòng của ông còn cao hơn cả núi, dài hơn cả sông; rộng hơn cả đất, xanh hơn cả trời. Nói phải có sách, mách phải có chứng. Trong bài "Thầy thuốc như mẹ hiền" đã kể :
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy, trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận."
Ông quả thực là hiện thân của một nhân cách lớn về tấm lòng cương trực, chí khí thanh cao, không màng công danh, phú quý, không nịnh hót kẻ giàu sang. Một tấm gương sáng cho người đời sau học hỏi .
 

Quang Đông

Cựu CTV Thiết kế | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
24 Tháng ba 2019
444
2,960
316
Đồng Tháp
Hogwarts School of Witchcraft and Wizardry
Nếu đã nhắc đến nền y học của Việt Nam ta thì không thể không nhắc đến Hải Thượng Lãn Ông, người mà được nhân dân trăm đời gọi một cách tôn kính là thánh y.
Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác sinh năm 1720 và mất năm 1791 . Hiệu Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông lười ở Hải Thượng, hiệu của ông đã nói lên tất cả về con người ông. “Ông lười” ý nói ông không màng chi những lợi danh vô thường, còn Hải Thượng tức là tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng và đó cũng là nơi mà cây đại thụ của ngành y Việt được sinh ra, và cũng chỉ Bầu Thượng vốn là quê mẹ ông. Ông nội, bác, chú, anh, em của ông đều đỗ Khoa bảng và là quan to trong triều.
hai_-_thuong-_lan-_ong_1.jpg

Nguồn ảnh: chưa rõ (lấy từ thcsnguyentraibd )
Hải Thượng Lãn Ông không bén duyên với nghề y ngay từ đầu mà mãi về sau nghề y mới đến với ông như một cơ duyên. Lúc nhỏ ông vào Thăng Long lưu học sau đó đến năm 19 tuổi ông trở về quê chịu tang. Không lâu sau đó ông gia nhập quân ngũ, nhận ra đây chẳng phải việc phù hợp với mình nên sau khi anh cả mất ông lấy cớ về quê nuôi mẹ già mà xin ra khỏi quân ngũ. Sau khi giải ngũ về thì ông bắt đầu trở bệnh, được biết căn bệnh này đã bắt nguồn từ lúc ông còn trong quân ngũ, sau khi về nhà ông hay thức khuya không chịu nghỉ ngơi trong khi phải gánh vác nhiều thứ nên nhanh chóng trở nên cảm nặng.
Sau hai năm không chữa bệnh tình không hết, thì cuối cùng ông cũng gặp được Lương y Trần Độc, nhờ sự nhiệt tình cũng như cái tâm của nghề y nên Trần Độc đã chữa khỏi cho ông. Trong lúc chữa trị ông hay mượn sách của Trần Độc để đọc và hiểu ngay, Trần Độc lấy làm lạ liền mang hiểu biết của mình truyền đạt cho ông. Lê Hữu Trác nhận thấy ngành y không chỉ giúp được cho mình mà còn giúp được bà con, vậy là ông đã bén duyên với học thuốc.
Mùa thu năm Bính Tý(1756 ), ông ra kinh đô tìm thầy nhưng do tìm mãi vẫn chẳng gặp được thầy giỏi nên ông đã mua một số phương thuốc gia truyền và trở về quê tự mày mò mà học - từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách (Tâm Lĩnh ). Ông vừa học lại vừa chữa bệnh, cùng với sự kiên trì và tâm quyết của ông để rồi sau mười năm ở Hoan Châu không ai là không biết đến Hải Thượng Lãn Ông. Ông không dừng lại ở đó mà tiếp tục nghiên cứu thêm, tìm hiểu về nền y học của dân tộc, kết hợp với những gì mà cá nhân lĩnh hội được để cống hiến cho dân tộc. Sau mười năm miệt mài viết thì cuối cùng bộ "Y tôn tâm lĩnh" cũng ra đời, nó gồm 28 tập, 66 phản ánh đủ các mặt về y học từ Y đức đến Y lý sau đó là Y thuật, Dược, Di dưỡng.

hai_thuong_lang_ong_by_mitteam.jpg

Nguồn ảnh: MitTeam/deviantart
Lãn Ông không kiêu căng khi mình là một thầy thuốc giỏi mà ngược lại ông còn có lòng nhân ái và bao dung. Người ta kể nhau rằng, có lần một người thuyền chài có đứa con bị bệnh đậu nặng nhưng do nghề chài thì chẳng kiếm được bao nhiêu cả, chỉ đủ ăn đủ sống qua ngày mà thôi, chính vì thế mà họ chẳng thể chạy chữa cho con mình. Biết được chuyện Lãn Ông đã không ngại ngần gì mà đến thăm họ. Ông không ngại chi gian khổ mà chăm sóc đứa trẻ đầy mục mủ trên chiếc thuyền nhỏ hẹp đầy mùi tanh cùng cái nắng gay gắt. Một ngày sau đó là hai ngày rồi một tuần sau đó là một tháng, sau một tháng ròng rã chữa trị thì cuối cùng đứa bé cũng khỏi bệnh. Đến lúc ông phải từ giã gia đình chài này nhưng ông chẳng lấy tiền của họ ngược lại còn tặng họ một ít gạo, củi. Với tấm lòng nhân ái nên ông nhận được sự kính trọng từ mọi người. Nếu phải chọn một người để làm ví dụ cho “Thầy thuốc như mẹ hiền” thì chắc hẳn sẽ chẳng có ai hợp hơn Lãn Ông.
Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
Hai câu thơ trên của Lãn Ông đã nói lên tất cả về ông. Với sự tinh thông của mình nên ông rất được lòng vua vì thế vua nhiều lần mời ông vào cung chữa bệnh và tiến cử cho ông chức ngự y song ông đã khéo mà từ chối. Ông từ chối bởi vì ông là Lãn Ông – một ông lười. Ông lười này lười đến nỗi chẳng cần gì đến danh lợi, thậm chí vinh hoa ngay trước mắt thì cũng không màng đến, khác hẳn những con người chỉ ham lo danh lợi mà quên thậm chí là mất đi cái gọi là tình người. Ông không màng danh lợi nhưng tận tâm trong chữa trị, có lẽ chính cái tâm của một người thầy thuốc thực sự bắt đã ông phải như vậy.
Hải Thượng Lãn Ông không chỉ là một tấm gương cho những ai đang theo ngành y mà ông còn là tấm gương đáng trân trọng và học hỏi cho tất cả mỗi người trong chúng ta. Dù là trong thời đại nào đi chăng nữa thì Lãn Ông vẫn sẽ không bao giờ phai đi trong mỗi con người Việt để rồi từng thế hệ Con rồng cháu tiên tự hào rằng mình là người Việt Nam.
 

lam371

Học sinh gương mẫu
HV CLB Lịch sử
Thành viên
25 Tháng mười hai 2011
1,065
2,563
406
Bình Phước
Hogwarts School Of Witchcraft And Wizardry
Trong bầu trời y học Việt Nam trải mấy ngàn năm qua, bên cạnh Đại danh y Tuệ Tĩnh, còn có một ngôi sao sáng mà mỗi khi nhắc đến tên tuổi của ông, chúng ta không thể nào quên bộ sách thuốc quí giá có một không hai trong kho tàng y học cổ truyền của dân tộc. Đó là bậc Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông với bộ sách “ Y tông tâm lĩnh”.

LanOng.jpg

(Chân dung Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nguồn: Quê Hương online)

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.
lehuutrac1.jpg

J5g5OPWySE1dyH6oO4-oVCAqEoNi_zAQKpk-MQlGSfxt9wcK_Treexv5rdrrmXeOYHNK3fiIwyJWVCxWNWK33kO1HHjx-f9qG4wmxQdxgv2-ycsJTVQw3trNKbwXjBea9BZbi01OqGrTfJNfxgCiEJ1g3vI

(nguồn Vista.net.vn)


Ngay từ nhỏ Lê Hữu Trác theo cha lưu học ở đất Kinh kỳ Thăng Long. Khi còn đi học, Lê Hữu Trác đã nổi tiếng là học trò hay chữ và đã thi đậu vào Tam trường. Năm 19 tuổi, cha mất nên ông phải thôi học về nhà chịu tang, ít lâu sau ông lại xung vào quân ngũ và theo nghiệp kiếm cung. Nhưng rồi nhận thấy đây là công việc không hợp với ý mình nên chỉ vài năm sau, nghe tin người anh cả mất, Lê Hữu Trác xin ra khỏi quân ngũ, lấy cớ về thay anh nuôi mẹ già 70 tuổi và mấy cháu mồ côi ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Về quê không lâu,vì giã từ quân ngũ trở về với cuộc sống đời thực nhưng do phải làm quá nhiều việc cộng thêm tính cần cù, chăm chỉ đèn sách không nghỉ ngơi mà ông đã lâm bệnh nặng và chữa nhiều năm không khỏi. Nhưng may mắn thay về sau ông gặp được lương y Trần Độc tại Nghệ An, là người nổi tiếng am hiểu y học đã nhiệt tình chữa khỏi cho ông.

Chính trận bệnh nặng này là bước ngoặt quan trọng đối với cuộc đời của Lê Hữu Trác và nghề thuốc Việt Nam. Sau nhiều năm tìm thầy chữa bệnh không kết quả, Lê Hữu Trác nhờ nhà một thầy thuốc tên là Trần Độc. Trong thời gian chữa bệnh tại đây, những lúc rỗi rãi Lê Hữu Trác thường hay mượn bộ sách thuốc của thầy Độc để đọc, phần lớn ông đều hiểu thấu. Thầy thuốc Trần Độc rất lấy làm lạ và đã truyền đạt nghề mình lại cho ông.
Ông tìm đọc các sách, đêm ngày miệt mài, tiếc từng giây, từng phút để học tập . Lúc ông vào tuổi 30, tướng của Chúa Trịnh lại cho người tới vời ông trở lại quân ngũ, nhưng vì đã nhận ra nghề thầy thuốc không chỉ chữa trị cho mình còn giúp đỡ mọi người nên ông quyết chí học nghề thuốc và khất từ việc trở lại quân ngũ . Và cũng từ đấy Lê Hữu Trác lấy biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông. Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông già lười ở Hải Thượng có lẽ do 2 chữ đầu tiên của tên tỉnh (Hải Dương) và tên phủ (Thượng Hồng) ghép lại nhưng cũng lại có thể do chữ Bầu Thượng là quê mẹ và là nơi Hải Thượng ở lâu nhất (từ năm 26 tuổi cho đến khi mất). Mặc dầu lấy biệt hiệu Lãn Ông, nhưng thực tế chúng ta sẽ thấy “lười” ở đây là lười với công danh, phú quí, nhưng lại rất chăm chỉ đối với sự nghiệp chữa bệnh, cứu người.

Do kiến thức rộng, chuẩn bệnh, kê đơn thận trọng nên Hải Thượng Lãn ông đã chữa khỏi nhiều trường hợp khó mà người khác chữa mãi không khỏi. Tên tuổi Hải Thượng vì thế lan rất nhanh khắp vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh, ra tới tận Kinh thành Thăng Long. Cũng trong thời kỳ này, cùng với việc chữa bệnh, cứu người, Hải Thượng còn mở trường đào tạo thầy thuốc. Người quanh vùng và các nơi xa nghe tiếng đều tìm đến học rất đông. Ngoài ra. ông còn tổ chức ra Hội y, nhằm đoàn kết những người đã học xong ra làm nghề và để có cơ sở cho họ liên lạc, trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.Vừa chữa bệnh, vừa dạy học, Hải Thượng Lãn Ông vừa biên soạn sách, ” Bộ sách “Y tông tâm lĩnh ” (nghĩa là những điều đã lĩnh hội được của những thầy thuốc trước), được Hải Thượng Lãn Ông công phu biên soạn trong gần 10 năm trời, bắt đầu năm 1760 và căn bản hoàn thành năm 1770. Nhưng từ đó cho đến một năm trước khi ông mất, nghĩa là trong vòng 20 năm nữa, Hải Thượng còn viết bổ sung thêm một số tập nữa như “Y hải cầu nguyên” (năm 1782), “Thượng Kinh ký sự” (năm 1783) không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học, “Vận khí bí điển” (năm 1786). Toàn bộ sách Hải Thượng để lại mà ngày nay chúng ta được thừa hưởng như một tài sản vô giá của nền y học cổ truyền Việt Nam gọi là “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển, bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa, đậu sởi, nhãn khoa, thương khoa, cấp cứu và cả đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh v.v... Điểm đặc sắc đầu tiên nổi bất của bộ sách “Y tông tâm lĩnh” là Hải Thượng Lãn ông đã tiếp thu có phê phán, chọn lọc những tinh hoa y học nước ngoài rồi vận dụng những kiến thức cơ bản ấy vào điều kiện cụ thể về khí hậu, về con người và cả về cách suy nghĩ của con người Việt Nam, nhất là những lí luận cơ bản của nền y học Trung Quốc cũng như những kinh nghiệm chữa bệnh của những thầy thuốc trước, của nhân dân lao động, kể cả một số ít giáo sĩ phương Tây khi ấy mới sang Việt Nam ta. Hải Thượng y tông tâm lĩnh được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y lớn, là niềm tự hào của dân tộc ta. Ông không những y thuật cao siêu mà y đức cũng rộng lớn bao la, có thể bao bọc, san sẻ với mọi bệnh nhân, mọi hoàn cảnh tật bệnh mà ông gặp phải. “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” là một phẩm chất đáng yêu đáng quý nơi danh y nổi tiếng đất Việt, càng góp phần khiến danh thơm của ông còn mãi với muôn đời. Tuy sống cách chúng ta gần 3 thế kỷ nhưng tư tưởng và phương pháp tiến bộ cũng như thái độ khoa học chân chính của ông vẫn còn là một bài học vô cùng quí báu để chúng ta học tập và noi theo.

haithuonglanong.jpg

(Tượng đài đại danh y Lê Hữu Trác ( Hải Thượng Lãn Ông)
nguồn yhoccotruyenv)
Hết


 
  • Like
Reactions: Hồng Vânn

02-07-2019.

Học sinh tiến bộ
HV CLB Lịch sử
Thành viên
4 Tháng năm 2018
1,485
1,656
236
Vĩnh Phúc
Trung học cơ sở Lập Thạch
Y học – một trong những ngành quan trọng bậc nhất đối với đời sống của chúng ta bởi đặc tính vốn có của nó là đem lại và gìn giữ sức khỏe cho mọi người. Và tất nhiên, cái gì cũng vậy , “muốn xây nhà cao phải có móng vững chắc” , nền Y học Việt Nam có được như ngày nay là nhờ công sức rất lớn của những con người ,những thế hệ , những bậc danh y đời trước đã không quản ngày đêm khó nhọc tìm ra những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh. Trong đó, nổi trội hơn cả là Hải Thượng Lãn Ông và ông tổ nền y dược cổ truyền Việt Nam -Tuệ Tĩnh. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ cảm nhận của mình về vị danh y Hải thượng Lãn Ông.

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác , ông sinh năm 1720 tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) và mất năm 1791 tại thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) thọ 71 tuổi. Gia đình ông có nhiều người , ông là thứ 7 nên được gọi là cậu Chiêu Bảy. Nối tiếp truyền thống hiếu học của gia đình mình thì ngay từ nhỏ, hồi đi học, ông đã nổi tiếng là “học trò hay chữ” thi đỗ vào Tam Trường. Thế nhưng không lâu sau đó, vào năm ông 19 tuổi thì cha mất , ông phải bỏ học về nhà chịu tang. Những năm tháng sau khi cha mất của ông thật sự không dễ dàng gì nhưng chính nó đã để lại một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của chính ông.

Vài năm sau khi người anh mất, Lê Hữu Trác dời quân ngũ, lấy cớ thay anh chăm sóc mẹ già và mấy đứa cháu nhỏ ở Hương Sơn ( Hà Tĩnh ngày nay). Trở về Hương Sơn không lâu thì ông trở bệnh , một căn bệnh nặng kéo dài 2, 3 năm và tưởng chừng như ông sẽ không thể chiến thắng bởi nó thì chính lúc đó ông đến nhà một thầy thuốc ở miền Rú Thành, thuộc xã Trung Cần, huyện Thanh Chương (nay là xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) tên là Trần Độc – thật là một sự may mắn hiếm có. Tại chính nơi đây, nhà ông Độc, Lê Hữu Trác đã tìm ra cái chân lý sống được ẩn dấu sâu trong lòng ông bấy lâu nay , đó là làm thầy thuốc. Trong khoảng thời gian một năm chữa bệnh tại nhà Thầy Độc , ông đã mượn nhiều quyển sách về Y học của Trung Quốc để đọc và phần lớn thì đều hiểu thấu.Có lẽ, những trí tuệ bẩm sinh trong ông về nghề thuốc chỉ chờ thời để “nảy nở” mà thôi. Thấy điềm lạ nên Thầy Độc cũng có ý muốn truyền lại nghề cho ông. Có thể nói là người học giỏi nên Lê Hữu Trác học rất nhanh và đã chú toàn tâm mình vào nghề thuốc, ông cho rằng trong lòng mình đã “vứt bỏ toàn bộ những ý nghĩ bon chen về trường danh lợi” khi được mời trở lại nhập ngũ lúc ông 30 tuổi.

Trở về Hương Sơn, ông xây một căn nhà nhỏ tại đó, quyết tâm theo nghề y, ông đọc sách miệt mài cả ngày lần đêm, ông tiếc từng phút, từng giây một ! Do ông sống trên núi hẻo lánh nên “trên không có thầy giỏi mà học, dưới không có bạn hiền mà theo”, bởi vậy, việc tự học của ông vô cùng quan trọng, khó khăn, đòi hỏi phải có lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm sâu sắc. Với kiến thức sâu rộng, tài chẩn bệnh của mình, và kê đơn thuốc tỉ mỉ mà ông đã chữa khỏi cho nhiều trường hợp tưởng như vô phương cứu chữa. Danh tiếng của ông ngày càng đồn xa, từ vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh lan ra cả Kinh Thành Thăng Long. Cũng trong lúc này, song hành với việc cứu , chữa bệnh, Lê Hữu Trác đã mở trường đào tạo thầy thuốc, nghe danh đã lâu nên học trò đến theo học ông rất đông, quả là một vị danh y đã giỏi nghề thuốc lại có công đào tạo những nhân tài tương lai cho đất nước. Vừa học, vừa dạy, lại vừa biết sách, mệt biết bao nhưng Lê Hữu Trác không quản ngại khó khăn và sau 10 năm trời ( từ năm 1760 đến năm 1770) ông đã cho ra đời bộ sách Hải thượng Y tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng.

Ngày nay , tuy ông không còn nữa nhưng những kiến thức mà ông đã truyền dạy lại cho các học trò trong suốt quãng đời làm nhà giáo của mình quả thật đáng quý và trân trọng. Nhờ ông mà bao nhiêu công trình Y học cổ truyền vẫn còn được giữ đến ngày nay , vẫn còn được dùng để chữa trị cho hàng ngàn các bệnh nhân mỗi năm. Ông sẽ luôn là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, tự học , không màng danh lợi ,đem hết sức mình cống hiến cho đời của những thế hệ Y-Bác sĩ mai sau.

------------------------Hết --------------------------
 

Thần Linh Vũ Mộng

Banned
Banned
Thành viên
7 Tháng mười một 2019
268
204
51
Hà Tĩnh
Thcs Liên Hương
Bài làm
[Sự kiện] Những tấm lòng cao cả số 4​


Trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Việt Nam chúng ta có rất nhiều người thầy thuốc giỏi như là : Thiền sư Tuệ Tĩnh , Lương y Nguyễn Đình Chiểu , Tiến sĩ y khoa Phạm Ngọc Thạch , Bác sĩ Đặng Văn Ngữ , Bác sĩ Tôn Thất Tùng ,… Ngoài ra , còn có 1 vị lương y mà khi nhắc đến tên ông thì chúng ta không thể quên được , đó chính là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác , người duy nhất trong lịch sử Đại Việt có y thuật sánh ngang với Tuệ Tĩnh , thánh tổ của nền y học nước Nam .
Ông sinh năm 1720 và mất năm 1791 , là người làng Liêu Xá , huyện Đường Hào , phủ Thượng Hồng , tỉnh Hải Dương . Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng lâu đời , có bố và chú là một trong những vị quan lớn của triều đình vua Lê – chúa Trịnh nên ông rất chăm học , đỗ Lam Trường , danh tiếng vang vọng khắp nơi .





upload_2020-3-18_19-54-44.png


( Chân dung Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác )
Nhưng đúng như người ta thường nói Thiên tài thường đi với yểu mệnh ” , năm 19 tuổi thì cha ông mất , không lâu sau đó thì người anh cả cũng theo cha đi về nơi suối vàng khiến cho ông phải bỏ việc học để về quê chịu tang và nuôi người mẹ già 70 tuổi đã gần đất xa trời . Mặc dù như vậy nhưng ông vẫn chăm chỉ dùi mài kinh sử . Thật là chăm học ! Một con người rất chăm học dù trong hoàn cảnh nghèo nàn , thiếu thốn !
Nhưng mà cái “ Yểu mệnh ” vẫn cứ theo đuổi ông , không lâu sau đó thì Lê Hữu Trác bị ốm nặng trong hai tới ba năm , không thầy thuốc nào có thể chữa được . Nói là “ yểu mệnh ” nhưng chính cái này ! Chính cái “ yểu mệnh ” này ! Chính nó đã khiến cho cuộc đời của ông đi sang rẽ khác . Người ta thường nói “Trong cái khó ló cái khôn” , ông được mọi người giới thiệu cho lương y Trần Độc , một người đã đỗ cử nhân nhưng không vào chốn quan trường mà ở nhà học y thuật . Trong vòng một năm ở lại nhà thầy , Lê Hữu Trác thường mượn cuốn “Phùng Thi Cẩm Nang” của Trung Hoa để đọc . Thấy như thế , thầy Trần Độc đã nhận ông làm đệ tử và truyền lại toàn bộ y thuật lại cho Lê Hữu Trác .




upload_2020-3-18_19-55-28.png


( Cuốn Phùng Thi Cẩm Nang của Trung Hoa )
Sau khi được thầy truyền dạy , Lê Hữu Trác đã cố gắng tự học , tìm các sách tốt , ngày đêm dùi mài y học để mong muốn sau này có thể cống hiến hết mình cho nước nhà . Thật là một tấm lòng cao thượng đúng không các bạn ? Và từ đó cái tên “Hải Thượng Lãn Ông” cũng đã ra đời , trong tiếng Hán thì chữ “ Lãn ” có nghĩa là “ lười ” , lười với các công danh , phú quý nhưng lại là một người rất chăm chỉ , tốt bụng . Ta thấy được rằng ông là một người không màng danh lợi , có tấm lòng yêu nước , thương dân .
Năm 1782 , ông được chúa triệu ra để chữa bệnh cho chúa ( Trịnh Sâm ) thế tử Trịnh Căn . Trong thời gian đó , có một lần Quốc sư Tào quận côngvợ của Văn Quốc Sư đều bị bệnh , cả hai người đều đã sai gia nô tới mời ông đến thăm bệnh . Ông suy nghĩ một hồi lâu rồi nói :

  • -Người thầy thuốc lấy điều hoãn cấp làm trước sau . Thấy Tào quận công bệnh trầm trọng , lẽ tất nhiên là việc cấp . Phu nhân của Văn quốc sư bị đau liên miên đã lâu , có thể hoãn . Tôi xin trước hết đến với Tào quận công , ngày hôm sau sẽ đến thăm phu nhân Văn quốc sư .
Nghe Lê Hữu Trác nói như vậy , hai người gia nô thôi không cãi nhau nữa mà đều cảm thấy rất vui vẻ , hài lòng .Thế ta mới thấy được trong lúc khó khăn , cái “ đức ” của vị lương y càng hiện ra rõ ràng . Ta thấy rằng ông đã thấu được rằng nghề cao cả nhất chính là nghề y có “ đức ” và nghề hèn mọn nhất chính là nghề y thiếu cái “ đức ” .
Hải Thượng Lãn Ông đã biên soạn bộ sách “ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh ” được kết hợp với nhiều bộ sách nổi tiếng như “ Y Tông Tâm Lĩnh ” , “Y Hải Cầu Nguyên ( 1782 ) ” , “ Vận Khí Bí Điển ( 1786 ) ” , “ Thượng Kinh Ký Sự ( 1783 ) ” . “ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh ” là một bộ sách gồm có hai mươi tám tập , sáu mươi sáu cuốn bao gồm các dược , lí , phương , pháp và các chứng luận về khoa nhi , khoa sản , khoa nội , khoa ngoại , khoa mắt , mũi , miệng , tai , họng ,….. Trong đó , ông cho rằng nếu là một người thầy thầy thuốc thì ần tránh tám tội như là : lười ( Lười biếng ) , keo ( Keo kiệt ) , tham ( Tham lam ) , dối ( Lừa dối ) , dốt ( Dốt nát ) , ác ( Ác độc ) , hẹp ( Hẹp hòi ) , thất ( Thất đức ) . Qua đây , ta thấy được rằng cống hiến của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cho nền y học nước nhà không hề nhỏ mà rất lớn , nói đúng hơn là rất rất lớn . “ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh ” được coi là bộ sách về y học quý giá có một không hai trong kho tàng y học của dân tộc Việt Nam .




upload_2020-3-18_19-56-11.png


( Cuốn Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh quyển I )




upload_2020-3-18_19-56-50.png




( Cuốn Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh quyển II )

Lê Hữu Trác là một vị lương y tốt , giỏi , ông là niềm tự hào của dân tộc . Vì thế mà chúng ta cần phải noi gương tấm lòng yêu nước , thương dân , chăm học và nhất là y đức của ông để mai sau đây , non sông Việt Nam tươi đẹp có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu như lời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói .


----------------------------------------------------Hết------------------------------------------------------

Nguồn ảnh : Internet
 

ღ๖ۣۜPɦυσηɠℓĭηɦღ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng mười một 2019
1,241
1,487
211
16
Thanh Hóa
THCS thiệu chính
Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác nghĩa là ông lười Hải Thượng. Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.
Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả "trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu" , lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc , người là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.
Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc "Phùng thị cẩm nang" và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.
Nhân cách và tâm hồn danh y họ Lê còn được bộc lộ ngay trong suy nghĩ của ông khi kê đơn thuốc cho thế tử Trịnh Cán. Một đấu tranh quyết liệt trước tòa án lương tâm. Một bên là sự trói buộc của công danh, một bên là cái tâm của người thầy thuốc, cái đạo làm người, cái phận làm bề tôi. "Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi ràng buộc, không làm sao về núi được (...)". Nhưng rồi lại nghĩ: "Cha ông mình đời đời yêu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được". Có thể thấy Lê Hữu Trác là người không màng công danh, không ham bổng lộc. Ngược lại ông còn đấu tranh với chính mình để thoát khỏi sự ràng buộc ấy, để được sống tự do cùng núi non để tâm hồn thanh thản. Mặt khác ông cũng là người thầy thuốc có tâm huyết và giàu đức độ.
Không chỉ vậy, ông còn là một người thẳng thắn, không sợ uy quyền. Trước khi trả lời câu hỏi của Quan Chánh đường, Lê Hữu Trác đã được quan Chánh đường rào đón trước về cách chữa bệnh nên “dùng thức thuốc công phạt” để tác giả liệu điều kê thuốc theo đúng ý quan Chánh đường. Nhưng trước những lời nói đó, Lê Hữu Trác không hề sợ hãi, bằng sự chuẩn đoán của bản thân, ông vẫn kê đơn thuốc theo những gì mình cho là tốt nhất cho người bệnh: “Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hai, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên….”. Sự bộc trực, thẳng thắn này một phần xuất phát từ sự coi thường danh lợi của tác giả, đồng thời cũng là từ tấm lòng y đức, lương thiên của ông.
Sự coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác, mong muốn sống cuộc đời tự do, chữa bệnh cứu người của ông cho thấy một cốt ách thánh cao của một danh y.Tài năng ấy, tâm hồn ấy, nhân cách ấy của Lê Hữu Trác đã giúp cho ông sống mãi trong lòng người thầy thuốc nói riêng, người dân đất Việt nói chung. Ông xứng đáng được phong tặng danh hiệu ông tổ của nghề thuốc và được người đời sau nhắc đến với lòng thành kính nhất.
 

Khánh Ngô Nam

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng tám 2019
965
1,103
146
Phú Yên
THCS Tôn Đức Thắng
Sau đây là kết quả của NTLCC số 4 vừa qua:
Nick HMFĐiểm Khánh chấmNhận xét của KhánhĐiểm Vân chấmNhận xét của VânTB
PuKiKa4Sao chép nhiều trên mạng5Tham khảo tương đối nhiều ở trên mạng4,5
Tuấn Hồng 6có tham khảo trên mạng 6Có tham khảo khảo trên mạng6
landghost6,5có ít sự biểu cảm của mk cho ông6,5Tự viết bài, tham khảo khá ít trên mạng6,5
Dương Phạm 1064Sao chép nhiều trên mạng5Tham khảo tương đối nhiều ở trên mạng4,5
Quang Đông6chỉ kể chưa biểu cảm6,5Tham khảo trên mạng, tự viết thành bài của mình6,25
nhuukha5tham khảo trên mạng và ít biểu cảm5,5Có tham khảo khảo trên mạng5,25
02-07-20196có tham khảo ít trên mạng6Tham khảo trên mạng, tự viết thành bài của mình6
Thần Linh Vũ Mộng 7,5biết chuyển đổi thành bài của mình7Bài viết khá tốt, biết chuyển thành bài của mình7,25
Phương Linh0 sao chép hoàn toàn trên mạng0 sao chép hoàn toàn trên mạng0
[TBODY] [/TBODY]


Vậy là có ba bạn đạt giải trong đợt này đó là:
@Thần Linh Vũ Mộng ( giải nhất) : 1500 HMCoin
@landghost (giải nhì) : 1000 HMCoin
@Quang Đông (giải ba) : 500 HMCoin
:Tuzki32Xin chúc mừng tất cả các bạn:Tuzki33
@HOCMAI Forum done

Hẹn gặp lại ở sự kiện" Những tấm lòng cao cả số 5" :rongcon29
p/s Anh @Lanh Đồng cộng HMCoin các bạn giúp e ạ
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom