Văn 12 Sự khác nhau giữ hình tượng và biểu tượng trong văn học

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA HÌNH TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG
TRONG VĂN HỌC
TS. Nguyễn Văn Hậu trong bài viết Tính hình tượng và tính biểu tượng trong tác phẩm văn hóa nghệ thuật cũng đã có những phân tích rất sâu sắc và rõ nét về sự khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng trong tác phẩm nghệ thuật : “Xét bên ngoài hình tượng và biểu tượng ít có sự khác biệt. Biểu tượng tuy có sự tác động tương tác với hình tượng nhưng không đồng nhất hoàn toàn với hình tượng và không phải mọi hình tượng đều trở thành biểu tượng. Có thể nói hình tượng là một kí hiệu thông thường, còn biểu tượng lại là một loại siêu kí hiệu. Nhìn chung, hình tượng và “nghĩa hàm” (đa nghĩa) là hai cực không tách rời nhau của một biểu tượng. Bởi lẽ, tách khỏi hình tượng thì ý nghĩa sẽ mất tính biểu hiện, mà tách khỏi ý nghĩa thì hình tượng sẽ bị phân rã trở thành hình tượng thông thường, không còn là biểu tượng”.
Do vậy, một hình tượng nghệ thuật chỉ dừng lại ở tính đơn nghĩa, chưa có sự hàm nghĩa để trở thành một biểu tượng, thì đó chỉ là một hình tượng đơn thuần nghèo nàn về nội dung, kém về tính thẩm mỹ. Nó có thể gây xúc động trong lòng người cảm thụ và sẽ mai một, không tồn tại lâu dài mãi với thời gian. Chẳng hạn, hình tượng Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao nếu thiếu “bát cháo hành” thì tác phẩm sẽ thiếu đi mất tính biểu tượng (giá trị nhân văn), mà chỉ còn lại tính biểu tượng (giá trị nghệ thuật). Hai nhân vật nói trên là hai hình tượng điển hình của tác phẩm, mang tính chất đơn nghĩa.
Biểu tượng khác với hình tượng, bởi hình tượng chỉ mang tính đơn nghĩa, nó chỉ đại diện cho một đối tượng cụ thể, duy nhất, không thể nào khác được. Tính đa nghĩa sẽ có hại cho hoạt động chức năng của hình tượng nghệ thuật (ký hiệu biểu thị). Ngược lại với hình tượng, biểu tượng luôn mang tính đa nghĩa và nó bao hàm rộng hơn cái ý nghĩa mà người ta gán cho nó. Điều đó không thể có được ở dạng thức kí hiệu biểu thị. Bởi lẽ, ở mỗi biểu tượng có một sức vang vọng cốt yếu và tự sinh. Cái dư âm đó thúc giục ta liên tưởng tiếp theo để ta tìm ra chuỗi ý nghĩa mới. Biểu tượng thực sự có tính cách tân. Nó không dừng lại ở chỗ tạo nên những dư âm vang vọng đơn thuần, có sức liên tưởng mà còn thúc đẩy sự biến đổi về chiều sâu của ý nghĩa. Thực chất của biểu tượng sẽ mất đi hoàn toàn nếu như khép lại sự bất tận về tính đa nghĩa của nó bằng sự giải thích theo lối đơn nghĩa. Tức là bằng sự giải thích cuối cùng cho một đối tượng”. Như vậy ở đây một đặc điểm để phân biệt giữa biểu tượng và hình tượng là hình tượng chỉ mang tính đơn nghĩa, nó đại diện cho một đối tượng cụ thể, còn biểu tượng luôn mang tính đa nghĩa và nó bao hàm rộng hơn cái ý nghĩa người ta gán cho nó.
Khi xác định sự khác biệt về mối liên hệ giữa hình tượng nghệ thuật và biểu tượng trong tác phẩm, cần nhấn mạnh bản chất hai mặt của biểu tượng. Một mặt nó vẫn giữ mối liên hệ với việc thể hiện tính hiện thực (tính hình tượng); mặt khác nó mang tính tượng trưng (tính biểu tượng) biểu đạt về một giá trị, mang tính trừu tượng, phi hiện thực, khó cảm nhận được. Hai quá trình này luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Tính hai mặt của biểu tượng nói lên vai trò của tượng trưng trong nghệ thuật. Biểu tượng có thể đưa người đọc, người xem vào lĩnh vực phi lí đồng thời lại là phương tiện để khái quát về một giá trị, một ý nghĩa nào đó của hiện thực. Điều đó nói lên biểu tượng khi thì tách xa, khi lại xích gần với hình tượng nghệ thuật và nhiều khi nó lại có những nét, những thuộc tính của hình tượng nghệ thuật. Và nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, hình tượng nghệ thuật sẽ trở thành biểu tượng.
Như vậy, một tác phẩm muốn có được vang vọng, sống mãi với thời gian thì luôn có được sự trùng khớp gữa hình tượng nghệ thuật với biểu tượng. và nếu hình tượng nghệ thuật mang lại giá trị thẩm mĩ thì biểu tượng mang lại giá trị nhân văn cho tác phẩm.
*Tài liệu tham khảo: Phạm Thị Thùy Linh, Biểu tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (2016), Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Mình thấy bài lí luận văn học này khá sắc sảo ấy ^^ Nên cậu phát triển nó ra thêm cho mọi người học hỏi đi ^^
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Mình thấy bài lí luận văn học này khá sắc sảo ấy ^^ Nên cậu phát triển nó ra thêm cho mọi người học hỏi đi ^^
:)))) mình nghiên cứu về đề tài liên quan đến biểu tượng nên đây là một trong số nhứng tài liệu mình tìm được rất hay nên mình trích dẫn ra. Còn đi sâu hơn nữa về vấn đề lí thuyết mình sợ nó vượt tải so với kiến thức ở nhà trường phổ thông.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
:)))) mình nghiên cứu về đề tài liên quan đến biểu tượng nên đây là một trong số nhứng tài liệu mình tìm được rất hay nên mình trích dẫn ra. Còn đi sâu hơn nữa về vấn đề lí thuyết mình sợ nó vượt tải so với kiến thức ở nhà trường phổ thông.
Hì, lí luận văn học bây giờ đã hoàn toàn được giảm tải trong chương trình phổ thông rồi. Cho nên, chỉ những học sinh giỏi mới có cơ hội biết đến và sử dụng nó thôi. Do vậy, mình nghĩ là nên tìm hiểu và trích dẫn thêm ra để tạo tư liệu cho các bạn ấy tham khảo và học tập.
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
TLDR:
Biểu tượng: mang tính đa nghĩa, bao hàm rộng hơn ý nghĩa người ta gán cho nó
Hình tượng: mang tính đơn nghĩa, đại diện cho một đối tượng cụ thể

Hình tượng (tính biểu hiện) + sự đa nghĩa = Biểu tượng
Hình tượng lặp đi lặp lại = Biểu tượng


Không biết em tóm tắt thế có đúng không :v
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom