" sự học như con thuyền đi ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi".

N

nhju0u

K

ken_luckykid

I-Mở bài:

- Bất cứ ai muốn trưởng thành, hoàn thiện, thành công cũng đều phải trải qua quá trình học hỏi không ngừng nghỉ. Việc học tập chưa bao giờ là chuyện dễ dàng.


- Bàn về một trong những bản chất của việc học, có ý kiến nhận xét: "Học như thuyền trôi ngược nước, không tiến, ắt lùi". Đây là lời nhận xét vừa giàu tính hình tượng, vừa giàu tính triết lý và có ý nghĩa khuyên răn sâu sắc.


II- Thân bài

1. Giải thích khái niệm "học" và bàn luận về nội dung ý nghĩa của câu văn trên.


* Học là gì?


- Học là quá trình tiếp thu kiến thức nhiều lĩnh vực, có tác dụng mở mang đầu óc, phát triển tư duy, trang bị kỹ năng sống, làm việc và giúp hoàn thiện nhân cách, tạo ra những tiến bộ xã hội.

- Việc học không thể dồn nén trong phút chốc mà diễn ra trong suốt đời người, ở nhiều môi trường khác nhau từ gia đình, trường học, nơi làm việc hoặc trong các mối quan hệ bè bạn.
- Việc học không phải dễ dàng mà luôn có nhiều khó khăn như các kiến thức quá trìu tượng, điều kiện kinh tế, trang thiết bị cho việc học không đáp ứng được, ốm đau, bệnh tật, những khủng hoảng cá nhân hoặc tính lười nhác, thích ăn chơi là những nguy cơ ngăn cản con người trong cuộc hành trình học tập...

- Kiến thức là vô bờ bến, rất sinh động và thay đổi, phát triển liên tục; chỉ bằng cách học không ngừng nghỉ, người ta mới nắm được kiến thức để phục vụ hữu ích cho chính cuộc sống của mình. Nếu không học, con người sẽ không có kiến thức, nếu chỉ học trong 1 thời điểm và dừng lại, con người sẽ bị tụt hậu so với thời đại.


* Nội dung, ý nghĩa của câu văn "Học như thuyền..."


- Câu văn đã dùng phép so sánh ẩn dụ quá trình học hỏi của con người với hình ảnh con thuyền trôi ngược dòng nước, nếu không tiến, ắt lùi. Cách so sánh đó khái quát một trong những bản chất của việc học: học là một quá trình vất vả, không ngừng nghỉ, học là một hành động diễn ra suốt cuộc đời con người; nếu con người ngừng việc học tại một thời điểm nào đó, anh ta sẽ bị thời đại vượt qua, sẽ thụt lùi về mặt kiến thức so với người khác. Từ đó, người viết câu văn trên ngầm đưa ra dụng ý khuyên răn con người ta nên có thái độ học tập kiên trì, mạnh mẽ, tự vượt lên chính mình và chiến thắng hoàn cảnh khó khăn để học hỏi, hoàn thiện bản thân. Đây là một lời khuyên sâu sắc, đúng đắn, sáng suốt, có giá trị muôn đời.


2- Liên hệ tình hình học tập trong thực tế

* Những tấm gương hiếu học, ham học đông tây kim cổ và thành công của họ mà bạn biết: ..... => Đây là thái độ sống đúng đắn, tích cực, có ý nghĩa cần làm theo, đặc biệt là giới trẻ.


* Tình trạng lười học, bỏ học, học giả, học thiếu trung thực hiện nay trong xã hội, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục(theo bạn)


III- Kết bài:

- Câu nói "Học như thuyền trôi ngược nước..." luôn là lời nhắc nhở có ý nghĩa với mọi người, đặc biệt là học sinh


- Liên hệ bản thân: Bạn xác định thái độ học tập cho đời mình như thế nào?

--------------------------
“Sự học như con thuyền ngược nước, nếu không tiến ắt sẽ lùi”. Đúng vậy ! Nếu chúng ta không cố gắng học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với thời đại. Nhưng học như thế nào, phương pháp ra sao thì đó lại là một điều rất quan trọng giúp chúng ta thành công trong quá trình học tập, để đạt được kết quả cao. Chắc rằng mỗi bạn đều có một cách học cho riêng mình để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của bản thân. Riêng bản thân tôi có phương pháp học cụ thể như sau:

Thứ nhất, đọc giáo trình trước khi lên lớp. Trong quá trình đọc, nếu chỗ nào không hiểu, tôi sẽ gạch chỗ đó. Vào lớp, khi giáo viên dạy tôi sẽ chú ý nhiều hơn, nếu không hiểu tôi sẽ trực tiếp hỏi giáo viên ngay.


Thứ hai, luôn đảm bảo thời gian học ở lớp. Có một số bạn cho rằng: Có thể nghiên cứu tài liệu tại nhà mà chẳng cần lên lớp. Theo tôi, ở nhà nghiên cứu đã chưa đủ, chưa chắc đã khoa học. Khi đến lớp, giáo viên sẽ định hướng cho chúng ta những vấn đề đó như thế nào giúp chúng ta khắc sâu hơn, dễ dàng hơn trong việc học tập và nghiên cứu. Và một lý do nữa, khi ở lớp thì chúng ta đã học bài một lần rồi, về nhà học lại sẽ mau thuộc hơn.


Thứ ba, đọc tham khảo và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến chuyên môn. Nhưng vấn đề là đọc như thế nào? Có phải ta cứ đọc từ đầu đến cuối quyển sách. Theo tôi, điều đầu tiên là đọc mục lục của sách, sau khi xem xong, phần nào quan trọng, cần thiết tôi sẽ ghi vào một quyển sổ riêng. Vì ghi như vậy, khi có vấn đề nào liên quan đến tôi sẽ tìm kiếm nhanh, chính xác hơn và nhất là ít tốn thời gian hơn.


Thứ tư, phân bố thời gian một cách hợp lý. Theo tôi thì các bạn nên học ngay từ đầu đừng để đến cận thi mới học. Vì khi đến cận thi, nhiều bạn học cả ngày lẫn đêm, học cốt để cho qua. Như vậy các bạn sẽ quên ngay sau khi thi xong, không những thế còn hại đến sức khỏe của các bạn.

Nó còn thể hiện ở chỗ: Chúng ta phải biết phối hợp giữa học và chơi như thế nào? Nên học trong bao lâu thì giảo lao và chơi trong thời gian nào cho phù hợp. Riêng tôi thì học khoảng 1,5 - 2 tiếng thì nghỉ nghơi khoảng 10 -15 phút sau đó lại tiếp tục học. Và chúng ta không nên cố gắng học khi đã quá mệt mõi, buồn ngủ. Vì như vậy, không những không có chất lượng mà còn ảnh hưởng đến những buổi học tiếp theo.

Ngoài việc học, các bạn nên tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao của lớp, của khoa, của trường, của Đoàn Thanh niên hay Hội Sinh viên,... Có một số bạn cho rằng: học Đại học là chỉ học không tham gia vào các hoạt động khác hoặc tham gia một cách “qua loa”, “cho có”. Quan điểm đó là không đúng phải không các bạn? Vì môi trường Đại học chúng ta không chỉ học tập, nghiên cứu mà còn phải rèn luyện đạo đức, cách sống... để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Thông qua các hoạt động này, không những các bạn rèn luyện được sức khỏe tốt, phát huy được sở trường của mình mà còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ bạn bè, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa những người trong cùng một tập thể, vì không ai có thể sống ngoài tập thể, ngoài cộng đồng phải không các bạn?

Nguồn : net
 
L

liveasuncle


III- Kết bài:

- Câu nói "Học như thuyền trôi ngược nước..." luôn là lời nhắc nhở có ý nghĩa với mọi người, đặc biệt là học sinh


- Liên hệ bản thân: Bạn xác định thái độ học tập cho đời mình như thế nào?


Tớ nghĩ phần Liên hệ bản thân không nên đưa vào kết bài, nó sẽ rất dễ bị mất điểm một phần quan trong như vậy.
 
N

nhju0u

bạn nghĩ nếu mình đưa phần liên hệ bản thân vào bài nhưng ngắn thôi khoảng 2-3 dòng thì có bị trừ điểm không vậy? do mình thấy thường có phần này ở kết bài. mình lo quá thứ 2 kiểm tra rồi
 
L

liveasuncle

bạn nghĩ nếu mình đưa phần liên hệ bản thân vào bài nhưng ngắn thôi khoảng 2-3 dòng thì có bị trừ điểm không vậy? do mình thấy thường có phần này ở kết bài. mình lo quá thứ 2 kiểm tra rồi

Không biết là ở trường, cô bạn dạy như thế nào chứ cô tớ bảo rằng: phần liện hệ bản thân là một phần khá quan trọng, nếu mình đưa vào kết bài thì sẽ không có được tính điểm cho phần đó.

Ở thi đại học, phần liên hệ bản thân thì sẽ được khoảng từ 0,25 - 0,5, nếu đưa vào kết bài thì sẽ chỉ tính điểm của kết bài thôi chứ mình sẽ ko được điểm thêm cho phần mình đã liên hệ bản thân.

Kết bài chỉ là phần chốt lại, nếu cậu sợ thì có thể nêu cụ thể liên hệ bản thân ở thân bài, rồi chốt ngắn một lần nữa (theo 1 cách khác) ở kết bài. :)
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenkhanhlink

cu bai nao. ban ap dung may phuong pham day la dc r

:)&:):)-gioi thieu van de
-giai thich nghia cua tung tu
-giai thich nghia cua ca cau
-tim dan chung de chung minh
+li le,phan tich dan chung vua dua ra
=>ban luan ,neu ra van de sai
-khuyen nhu lam theo loi day cua van de
:|thay co chi cham dien theo y thoi nen ban chi can nam bat chac la dc.doi khi loi van bay bong ma khong du cac y tren thi cung khong co điem dau.lam theo tui di, thu xem .kinh nghiem cua may co truong tui do:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom