Sử 12 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945-1949 )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. HỘI NGHỊ IANTA (02-1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC

1. Hoàn cảnh: 4 => 11- 0 2 -1945, nguyên thủ của ba cường quốc: Mĩ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và thiết lập một trật tự thế giới mới.
2. Nội dung:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cƣờng quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
3. Ý nghĩa:
Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới gọi là “trật tự hai cực Ianta”.
II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC
1. Hoàn cảnh

- 25 – 4 => 26 – 6 – 1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua Hiến chương thành lập Liên hợp quốc.
- 24 – 10 => 1945, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích hoạt động: Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
4. Cơ cấu tổ chức
- Đại hội đồng.
- Hội đồng Bảo an: Chịu trách nhiệm chính về hoà bình và an ninh thế giới, thông qua năm nước lớn (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc).
- Ban Thư ký.
- Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác, trụ sở đặt tại New York.
- Các tổ chức Liên hợp quốc có ở Việt Nam: WHO, FAO, IMF, ILO, ICAO, UNESCO…
5. Vai trò
- Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế.
- Thúc đẩy giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình.
- Phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị về kinh tế, văn hoá… giữa các nước thành viên.
III – SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG XÃ HỘI ĐỐI LẬP

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đâ ?
A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Đức.
C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 2. Hội nghị Ianta (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ ngà 4 đến 11-2-1945. B. Từ ngày 2 đến 12-2-1945.
C. Từ ngà 2 đến 12-4-1945. D. Từ ngà 4 đến 12-4-1945.
Câu 3. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh diễn ra từ ngày 4 đến 11-2-1945 được tổ chức tại đâu?
A. Oasinhtơn (Mĩ). B. Ianta (Liên Xô).
C. Pốtxđam (Đức). D. Luân Đôn (Anh).
Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước nào sẽ vào chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên?
A. Mĩ. B. Anh.
C. Pháp. D. Liên Xô.
Câu 5. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?
A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.
C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.
Câu 6. Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức nào dưới đây ?
A. Liên hợp quốc (UN).
B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 7. Có bao nhiêu nước là thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc?
A. 30. B. 40.
C. 45. D. 50.
Câu 8. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầ đủ đại diện các nước thành viên và mỗi năm họp một lần?
A. Ban Thư kí. B. Đại hội đồng.
C. Hội đồng Bảo an. D. Hội đồng Quản thác.
Câu 9. Hiến chương Liên hợp quốc đƣợc thông qua tại hội nghị nào dưới đây ?
A. Hội nghị Ianta (Liên Xô) B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ).
C. Hội nghị Pốtxđam (Đức).\ D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ).
Câu 10. Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc ?
A. Hội Quốc liên. B. Liên minh vì tiến bộ.
C. Đệ nhị Quốc tế. D. Khối Đồng minh chống phát xít.
* Câu hỏi vận dụng nâng cao:
Câu
1: Đánh giá vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc
- Gần 7 thập niên ra đời và phát triển, Liên hợp quốc là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới; tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. - Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực ở Campuchia, Ăngôla vv
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc, nhất là các nước phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế thực hiện cứu trợ Nhân Đạo cho các nước hội viên khi gặp khó khăn.
Câu 2: Trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay, tổ chức này cần phải làm gì để duy trì hòa bình ổn định và hợp tác phát triển của các quốc gia dân tộc trên thế giới ?
- Liên Hợp Quốc tiếp tục có những biện pháp để ngăn ngừa chiến tranh thế giới mới, hỗ trợ làm trung gian giải hoà cho các cuộc thương lượng nhằm đưa đến giải quyết hòa bình cho các cuộc tranh chấp và xung đột hiện nay trên thế giới.
- Liên Hợp Quốc với vai trò là người trung tâm trong việc giải quyết những thách thức đa dạng, toàn cầu hiện nay như vấn đề môi trường, dịch bệnh chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, đảm bảo và thúc đẩy quyền của con người. - Thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến Chương Liên Hợp Quốc, đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong đó có việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ....
Liên Hợp Quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là: Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình vì:
- Hòa bình là mong muốn, nguyện vọng và xu thế của các dân tộc trên thế giới đồng thời hòa bình là cơ sở, điều kiện để các quốc gia ổn định và phát triển mọi lĩnh vực.
- Thực tế cho thấy việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng vũ lực bởi các cuộc
xung đột hoặc chiến tranh chỉ để lại hậu quả hết sức nặng nề, điều đó thể hiện qua hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX
- Mục đích của Liên Hợp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh the giới. Để thực hiện hiệu quả mục đích đó, tổ chức Liên hợp quốc cần phải có biện pháp mang tính tập thể để ngăn ngừa chiến tranh và loại trừ mối đe dọa hòa bình, cấm mọi hành vi phá hoại hoà bình.
- Chỉ có thể giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hóa linh mới tạo ra
môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác
toàn diện giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới.
+ Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc của tổ chức Liên Hợp Quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta hiện nay.
- Nhân dân Việt Nam rất coi trọng hòa bình và luôn tận dụng mọi khả năng hoà bình trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc của tổ chức Liên Hợp Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và an ninh thế giới.
- Thông qua truyền thông quốc tế, nhằm làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ cơ sở pháp lý và lịch sử của chủ quyền biển, đảo Việt Nam, về lập trường tôn trọng luật pháp quốc tế và sự kiên trì của Việt Nam về giải quyết hòa bình, không sử dụng vũ lực trong các tranh chấp chủ quyền biển, đảo; đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.
- Thông qua các diễn đàn quốc tế khẳng định các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và quan hệ ứng sử trong khu vực, kiên quyết lên án và phản đối mạnh mẽ những hành động vi phạm chủ quyền dân tộc hoặc có những hành động sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
- Thông qua các kênh đối thoại hoặc đàm phán song phương, đa phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 để tìm ra giải pháp cơ bản và lâu dài nhằm ổn định tỉnh biển Đông, bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
 
Last edited:
Top Bottom