Địa 10 Sự hình thành gió ở Đông Nam Á và Nam Á

daukhai

Học sinh chăm học
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
3 Tháng tám 2018
459
391
76
13
Nghệ An
Trường Tiểu Học DIễn Thành
  • Like
Reactions: lâm tùng apollo

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Hãy giải thích sự hình thành các loại gió ở Đông Nam Á và Nam Á
- Gió mùa mùa hè
- Gió mùa mùa đông
- Gió biển, gió đất
- Gió Phơn
-Hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ (từ tháng 6 trở đi). Gió mùa tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến của bán cầu Nam. Gió mùa mùa hè hình
thành từ trung tâm áp thấp khu vực Ấn Độ, Myanmar; hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào VN.
-Gió mùa Đông Bắc được hình thành từ trung tâm áp cao Siberia, di chuyển ngang xuống khu vực có khối không khí ấm ở VN, gây ra gió đông bắc, thời tiết xấu, thời gian xuất hiện đặc trưng là vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
-Gió địa phương:
+ Gió biển: Hình thành ở vùng ven biển, thổi từ biển vào đất liền. Hình thành do sự khác biệt về áp suất không khí tạo ra bởi nhiệt dung riêng khác nhau giữ biển và đất liền.
+ Gió đất: là sự tác động ngược lại của gió biển, hình thành sau khi gió biển tan dần và có hướng thổi từ đất liền ra biển.
+ Gió Phơn: Được hình thành và chuyển động song song với mặt đất. Khi bị núi chắn ngang thì gió vượt lên cao, lên tầng không khí loãng và lạnh hơn, khiến hơi nước ngưng tụ, gây mưa bên triền núi hứng gió và đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi đã qua đỉnh núi thì gió trở thành một luồng khí khô áp thấp nên khi đi từ trên cao xuống, gặp không khí đặc hơn gió sẽ bị nén lại. Gió khô và nóng, nên làm cho khí hậu ở các vùng nó đi qua trở nên khắc nghiệt.
 
Top Bottom