- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1. Các nhân tố quyết định sự hình thành chiến lược toàn cầu của Mỹ
a. Nhân tố quốc tế
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chính quyền Mỹ áp dụng chính sách "biệt lập" (Isolationism) vì Mỹ cho rằng "các vấn đề châu Âu chia rẽ không ảnh hưởng gì đến nước Mỹ" (1). Thế nhưng, việc chiến tranh thế giới diễn ra đến hai lần khiến giới cầm quyền Mỹ không thể đứng ngoài cuộc. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Tổng thống Mỹ là W. Wilson ra Chương trình 14 điểm với các thỏa thuận về quyền tự quyết của châu Âu, giải trừ quân bị, tự do thương mại giữa các nước châu Âu, nhằm mục đích đưa Mỹ ra thế giới bên ngoài. Thế nhưng, Chương trình 14 điểm này không được Quốc hội Mỹ chấp nhận vì lý do cơ bản là các nước thắng trận trừng phạt quá nghiêm khắc với các nước bại trận; song, ý tưởng thành lập Hội Quốc liên là một thành công rất lớn của Wilson.
Tổng thống F. Roosevelt là người có công rất lớn trong việc hình thành chiến lược toàn cầu của Mỹ. Từ năm 1928, ông nhận thấy được sự yếu thế của chủ nghĩa biệt lập và mong muốn "trong tương lai, tình trạng cô lập của các quốc gia cũng khó như tình trạng cô lập của New England hay miền nam nước Mỹ hiện nay" (2). Vì vậy ngay khi lên cầm quyền năm 1933, Roosevelt nhận thức được là phải làm cho Mỹ tham gia tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trong các bài diễn văn năm 1936 và 1939, khi Tổng thống Mỹ cho rằng "chúng ta không phải là những người theo xu hướng biệt lập, trừ trường hợp chúng ta bị cách ly khỏi chiến tranh" (3) thì Quốc hội Mỹ và người dân phản ứng gay gắt. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, người dân Mỹ phản ứng gắt vì họ cho rằng người Mỹ "không có bổn phận phải hi sinh xương máu và sinh kế cho hòa bình của nước khác" (4). Tổng thống Mỹ bối rối chưa biết làm cách nào để phá bỏ chính sách biệt lập này.
Ngày 7/12/1941, quân Nhật bất ngờ tấn công Mỹ ở Trân Châu Cảng. Sự kiện này vô tình trở thành "cái cớ" để Roosevelt phá bỏ hoàn toàn chính sách biệt lập. Đúng một ngày sau khi sự kiện Trân Châu Cảng vừa diễn ra, ngày 8/12/1941 trong diễn văn đọc trước Quốc hội, Tổng thống đã yêu cầu Quốc hội tuyên bố rằng, "do cuộc tiến công không bị khiêu khích và hèn nhát của Nhật Bản ngày chúa nhật 7/12/1941, tình trạng chiến tranh đã xuất hiện giữa Hợp chúng quốc và Đế quốc Nhật Bản" (5). Sự kiện Quốc hội Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật ngày 8/12/1941 đánh dấu chiến lược toàn cầu chính thức được khai sinh. Bàn về lý do hình thành chiến lược toàn cầu, N.Spykman (1942) cho rằng chiến lược mới này sẽ "ngăn cản không cho khối Âu - Á có thể thống nhất dưới một cường quốc" (6). Spykman lập luận thêm, "Đông bán cầu (Á - Âu - Phi) rộng gấp 2,5 lần diện tích tây bán cầu (tức châu Mỹ) và dân số gấp 10 lần... Nếu có chiến tranh thế giới kéo dài thì Tây bán cầu khó lòng giữ nổi" (7). Do đó Mỹ không muốn châu Âu - Á có thể bị một quốc gia nào đó lãnh đạo hết, vì "nước nào thống trị được hai châu Âu - Á thì kiểm soát được vận mạng thế giới" (8).
Đến đầu năm 1946, Mỹ nhận thấy tình hình thế giới có nhiều biến chuyển đã khiến chính quyền Truman của Mỹ thi hành một cách kiên quyết chiến lược toàn cầu này. Theo đó, Mỹ nhận thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Liên Xô ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, từ chối kế hoạch Baruch về kiểm soát quốc tế với năng lượng hạt nhân (9); các chính quyền Anh và Pháp suy yếu nhiều. Tháng 12/1946, G. Kennan (nhà kinh tế học người Mỹ) gửi chính phủ báo cáo dài đến 8.000 chữ và cho rằng, "chính sách này phải lâu dài, ngăn chặn và cảnh giác trước xu hướng mở rộng của nước Nga" (10) để tăng cường vị thế của nước Mỹ với quốc tế. Báo cáo của Kennan đặt nền tảng cho chính quyền Mỹ thực hiện Chính sách ngăn chặn (The Containment Policy) chủ nghĩa cộng sản trên phạm vị toàn thế giới.
b. Nhân tố nước Mỹ
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ bắt đầu vươn lên trở thành cường quốc với tiềm lực mạnh mẽ: dự trữ vàng của Mỹ năm 1945 là 20 tỷ USD (chiếm 2/3 lượng vàng của thế giới), xuất khẩu chiếm 1/3 tổng sản lượng của thế giới, sản lượng công nghiệp chiếm 62% thế giới, tổng sản phẩm quốc dân chiếm hơn 50% thế giới. Quân đội Mỹ sau 1945 tăng lên 14 triệu người, ngân sách quân sự tăng lên 90 tỷ USD (11). Năm 1947, quân đội Mỹ đóng ở 56 nước, xây dựng 484 căn cứ quân sự và độc quyền vũ khí nguyên tử (12).
Ngày 12/3/1947, Tổng thống Mỹ Truman công bố chủ thuyết mang tên mình với mục tiêu đẩy lùi những ảnh hưởng của Liên Xô ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, khẳng định sứ mệnh của Mỹ là "lãnh đạo thế giới tự do, chống lại sự tăng cường ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản (...) nước Mỹ sẵn sàng chấp nhận tốn phí để thực hiện sứ mệnh cao cả là tự do và dân chủ, nhằm biện minh cho sự cần thiết bảo vệ những tư tưởng của Mỹ, quyền lợi quốc gia của Mỹ và nhân dân Mỹ (13).
Trong chiến lược toàn cầu này, Mỹ thực hiện ba mục tiêu: ngăn chặn tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh của nhân dân trên thế giới, bắt các nước tư bản khác phụ thuộc và chịu sự chỉ huy của Mỹ. Phuong tiện chủ yếu để Mỹ thực hiện là: sức mạnh quân sự của vũ khí nguyên tử, máy bay B52, hệ thống căn cứ quân sự khổng lồ để chi phối các nước Đồng minh. Từ thời điểm này, Mỹ sử dụng ba mục tiêu trên hình thành một mục tiêu chiến lược chung trong các sách lược đối ngoại sau này.
2. Việc tiến hành chiến lược toàn cầu của Mỹ trên thế giới
a. Toàn cầu nhưng "châu Âu trước hết"
Lúc đầu khi thực hiện chiến lược, chính quyền Mỹ ra khẩu hiệu "châu Âu trước hết". Mỹ ra khẩu hiệu này vì châu Âu đang bị đe dọa trực tiếp bởi sự mở rộng của Kremlin ở Đông Âu nên mục tiêu quan trọng nhất là phải bao vây, ngăn chặn Liên Xô và chủ nghĩa xã hội; chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang lên ở các nước.
Tháng 6/1947, Ngoại trưởng Mĩ là Marshall công bố tại Đại học Harvard bản "Kế hoạch phục hưng châu Âu" với mục đích để tránh cho châu Âu nguy cơ tan vỡ kinh tế, xã hội và chính trị (14). Ngày 3/4/1948, Quốc hội Mỹ thông qua bản kế hoạch này và duyệt kinh phí hơn 12 tỷ USD cho châu Âu trong hai năm (90% cho không, 10% là cho vay) (15), trong đó Tây Đức và hai nước khác là khu vực then chốt.
Ở trung tâm châu Âu, Mỹ quyết tâm phải giữ cho được Tây Berlin với lý do là vùng đất này có vị trí địa chính trị quan trọng nên Mỹ bằng mọi giá phải giữ cho được Tây Berlin không rợi vào vòng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu. Để bao vây và cô lập Liên Xô, Mỹ cùng các nước khác lập ra khối NATO (4/4/1949); nhưng âm mưu này bị Liên Xô vạch trần và Chính phủ Liên Xô coi khối này "mang tính chất xâm lược rất rõ ràng và nhằm chống lại Liên Xô" (16)
b. Mở rộng Chiến lược toàn cầu sang châu Á
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Giải thích cho sự kiện này, Stalin xác định yêu cầu cấp thiết phải có bom nguyên tử để "duy trì hòa bình mà trước nhất phải đòi thủ tiêu sự độc quyền ấy (của Mỹ) về vũ khí nguyên tử" (17). Ngày 29/8/1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử tên RDS-1 (nghĩa: động cơ phản lực đặc biệt) có sức công phá 22 kiloton thuốc nổ tại bãi tập Semipalatinsky (nay thuộc Kazathstan), làm cán cân quân sự thế giới trở về mức cân bằng.
Sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm phá sản âm mưu lập chính phủ "thân Mỹ" để nắm Trung Quốc. Mỹ nhiều lần yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng cùng hợp tác để lập chính phủ liên hiệp, nhưng do quan điểm của hai bên khác nhau nên những nỗ lực của Mỹ nhanh chóng rợi vào bế tắc. Chiến tranh Quốc - Cộng diễn ra, với thắng lợi cuối cùng thuộc về Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm phá sản âm mưu của Mĩ trong việc dùng "giải pháp Tưởng Giới Thạch" để nắm Trung Quốc
Đầu năm 1950, Liên Xô, Trung Quốc cùng các nước XHCN khác thiết lập ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu sự ủng hộ của phe XHCN với cách mạng Việt Nam. Ở Triều Tiên, sự thắng thế của Chí nguyện quân Trung Quốc với Mỹ và đồng minh trong chiến tranh Triều Tiên đã chứng tỏ sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội ở châu Á.
Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949 khiến chính trường Mỹ biến động mạnh. Lực lượng đối lập ra sức chỉ trích Truman và sự hoành hành của "chủ nghĩa McCarthy" hồi năm 1950, Hội đồng An ninh quốc gia Mĩ ra Nghị quyết NSC-68 nhấn mạnh sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Liên Xô tại Đông Á - cụ thể là sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khiến Mĩ lo sợ Liên Xô sẽ trữ một lượng vũ khí khổng lồ nhằm chống lại Mĩ. Mặc khác, Mĩ tính chuyển chiến lược toàn cầu sang Đông Nam Á sau khi chiến lược ở Đông Á bị thất bại, vì "nếu khu vực này bị chủ nghĩa cộng sản kiểm soát, chúng ta (Mỹ) sẽ phải gánh chịu một thất bại thảm hại về mặt chính trị mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên toàn thế giới" (18). Chính quyền Mĩ ngay sau đó ban hành lệnh khẩn cấp và tăng ngân sách quốc phòng lên đến 48,2 tỷ USD (19) với quyết tâm phải tiến hành cuộc chiến với Liên Xô ở bất cứ nơi đâu để bảo vệ lợi ích của Mỹ - chủ yếu là lợi ích buôn bán qua đường biển qua việc tận dụng vị trí địa lý đặc biệt của Đông Nam Á. Hơn nữa, Mĩ chuyển hướng sang Đông Nam Á chỉ để bảo vệ nền an ninh của Mĩ đang bị các nước khác đe dọa, việc kiểm soát tuyến đường biển và đường hàng không ở Viễn Đông của Mĩ bị cắt đứt. Do đó, ngày 26/5/1952, Truman đã tuyên bố "sự phòng thủ của Mĩ đã vươn tới Triều Tiên, Đài Loan và Đông Dương" (20). Việt Nam ở Đông Dương hiện diện rất rõ ràng trong các chính sách của các chính quyền Mĩ trong suốt nhiều năm sau đó.
Tài liệu tham khảo:
a. Nhân tố quốc tế
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chính quyền Mỹ áp dụng chính sách "biệt lập" (Isolationism) vì Mỹ cho rằng "các vấn đề châu Âu chia rẽ không ảnh hưởng gì đến nước Mỹ" (1). Thế nhưng, việc chiến tranh thế giới diễn ra đến hai lần khiến giới cầm quyền Mỹ không thể đứng ngoài cuộc. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Tổng thống Mỹ là W. Wilson ra Chương trình 14 điểm với các thỏa thuận về quyền tự quyết của châu Âu, giải trừ quân bị, tự do thương mại giữa các nước châu Âu, nhằm mục đích đưa Mỹ ra thế giới bên ngoài. Thế nhưng, Chương trình 14 điểm này không được Quốc hội Mỹ chấp nhận vì lý do cơ bản là các nước thắng trận trừng phạt quá nghiêm khắc với các nước bại trận; song, ý tưởng thành lập Hội Quốc liên là một thành công rất lớn của Wilson.
Tổng thống F. Roosevelt là người có công rất lớn trong việc hình thành chiến lược toàn cầu của Mỹ. Từ năm 1928, ông nhận thấy được sự yếu thế của chủ nghĩa biệt lập và mong muốn "trong tương lai, tình trạng cô lập của các quốc gia cũng khó như tình trạng cô lập của New England hay miền nam nước Mỹ hiện nay" (2). Vì vậy ngay khi lên cầm quyền năm 1933, Roosevelt nhận thức được là phải làm cho Mỹ tham gia tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trong các bài diễn văn năm 1936 và 1939, khi Tổng thống Mỹ cho rằng "chúng ta không phải là những người theo xu hướng biệt lập, trừ trường hợp chúng ta bị cách ly khỏi chiến tranh" (3) thì Quốc hội Mỹ và người dân phản ứng gay gắt. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, người dân Mỹ phản ứng gắt vì họ cho rằng người Mỹ "không có bổn phận phải hi sinh xương máu và sinh kế cho hòa bình của nước khác" (4). Tổng thống Mỹ bối rối chưa biết làm cách nào để phá bỏ chính sách biệt lập này.
Ngày 7/12/1941, quân Nhật bất ngờ tấn công Mỹ ở Trân Châu Cảng. Sự kiện này vô tình trở thành "cái cớ" để Roosevelt phá bỏ hoàn toàn chính sách biệt lập. Đúng một ngày sau khi sự kiện Trân Châu Cảng vừa diễn ra, ngày 8/12/1941 trong diễn văn đọc trước Quốc hội, Tổng thống đã yêu cầu Quốc hội tuyên bố rằng, "do cuộc tiến công không bị khiêu khích và hèn nhát của Nhật Bản ngày chúa nhật 7/12/1941, tình trạng chiến tranh đã xuất hiện giữa Hợp chúng quốc và Đế quốc Nhật Bản" (5). Sự kiện Quốc hội Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật ngày 8/12/1941 đánh dấu chiến lược toàn cầu chính thức được khai sinh. Bàn về lý do hình thành chiến lược toàn cầu, N.Spykman (1942) cho rằng chiến lược mới này sẽ "ngăn cản không cho khối Âu - Á có thể thống nhất dưới một cường quốc" (6). Spykman lập luận thêm, "Đông bán cầu (Á - Âu - Phi) rộng gấp 2,5 lần diện tích tây bán cầu (tức châu Mỹ) và dân số gấp 10 lần... Nếu có chiến tranh thế giới kéo dài thì Tây bán cầu khó lòng giữ nổi" (7). Do đó Mỹ không muốn châu Âu - Á có thể bị một quốc gia nào đó lãnh đạo hết, vì "nước nào thống trị được hai châu Âu - Á thì kiểm soát được vận mạng thế giới" (8).
Đến đầu năm 1946, Mỹ nhận thấy tình hình thế giới có nhiều biến chuyển đã khiến chính quyền Truman của Mỹ thi hành một cách kiên quyết chiến lược toàn cầu này. Theo đó, Mỹ nhận thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Liên Xô ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, từ chối kế hoạch Baruch về kiểm soát quốc tế với năng lượng hạt nhân (9); các chính quyền Anh và Pháp suy yếu nhiều. Tháng 12/1946, G. Kennan (nhà kinh tế học người Mỹ) gửi chính phủ báo cáo dài đến 8.000 chữ và cho rằng, "chính sách này phải lâu dài, ngăn chặn và cảnh giác trước xu hướng mở rộng của nước Nga" (10) để tăng cường vị thế của nước Mỹ với quốc tế. Báo cáo của Kennan đặt nền tảng cho chính quyền Mỹ thực hiện Chính sách ngăn chặn (The Containment Policy) chủ nghĩa cộng sản trên phạm vị toàn thế giới.
b. Nhân tố nước Mỹ
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ bắt đầu vươn lên trở thành cường quốc với tiềm lực mạnh mẽ: dự trữ vàng của Mỹ năm 1945 là 20 tỷ USD (chiếm 2/3 lượng vàng của thế giới), xuất khẩu chiếm 1/3 tổng sản lượng của thế giới, sản lượng công nghiệp chiếm 62% thế giới, tổng sản phẩm quốc dân chiếm hơn 50% thế giới. Quân đội Mỹ sau 1945 tăng lên 14 triệu người, ngân sách quân sự tăng lên 90 tỷ USD (11). Năm 1947, quân đội Mỹ đóng ở 56 nước, xây dựng 484 căn cứ quân sự và độc quyền vũ khí nguyên tử (12).
Ngày 12/3/1947, Tổng thống Mỹ Truman công bố chủ thuyết mang tên mình với mục tiêu đẩy lùi những ảnh hưởng của Liên Xô ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, khẳng định sứ mệnh của Mỹ là "lãnh đạo thế giới tự do, chống lại sự tăng cường ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản (...) nước Mỹ sẵn sàng chấp nhận tốn phí để thực hiện sứ mệnh cao cả là tự do và dân chủ, nhằm biện minh cho sự cần thiết bảo vệ những tư tưởng của Mỹ, quyền lợi quốc gia của Mỹ và nhân dân Mỹ (13).
Trong chiến lược toàn cầu này, Mỹ thực hiện ba mục tiêu: ngăn chặn tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh của nhân dân trên thế giới, bắt các nước tư bản khác phụ thuộc và chịu sự chỉ huy của Mỹ. Phuong tiện chủ yếu để Mỹ thực hiện là: sức mạnh quân sự của vũ khí nguyên tử, máy bay B52, hệ thống căn cứ quân sự khổng lồ để chi phối các nước Đồng minh. Từ thời điểm này, Mỹ sử dụng ba mục tiêu trên hình thành một mục tiêu chiến lược chung trong các sách lược đối ngoại sau này.
2. Việc tiến hành chiến lược toàn cầu của Mỹ trên thế giới
a. Toàn cầu nhưng "châu Âu trước hết"
Lúc đầu khi thực hiện chiến lược, chính quyền Mỹ ra khẩu hiệu "châu Âu trước hết". Mỹ ra khẩu hiệu này vì châu Âu đang bị đe dọa trực tiếp bởi sự mở rộng của Kremlin ở Đông Âu nên mục tiêu quan trọng nhất là phải bao vây, ngăn chặn Liên Xô và chủ nghĩa xã hội; chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang lên ở các nước.
Tháng 6/1947, Ngoại trưởng Mĩ là Marshall công bố tại Đại học Harvard bản "Kế hoạch phục hưng châu Âu" với mục đích để tránh cho châu Âu nguy cơ tan vỡ kinh tế, xã hội và chính trị (14). Ngày 3/4/1948, Quốc hội Mỹ thông qua bản kế hoạch này và duyệt kinh phí hơn 12 tỷ USD cho châu Âu trong hai năm (90% cho không, 10% là cho vay) (15), trong đó Tây Đức và hai nước khác là khu vực then chốt.
Ở trung tâm châu Âu, Mỹ quyết tâm phải giữ cho được Tây Berlin với lý do là vùng đất này có vị trí địa chính trị quan trọng nên Mỹ bằng mọi giá phải giữ cho được Tây Berlin không rợi vào vòng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu. Để bao vây và cô lập Liên Xô, Mỹ cùng các nước khác lập ra khối NATO (4/4/1949); nhưng âm mưu này bị Liên Xô vạch trần và Chính phủ Liên Xô coi khối này "mang tính chất xâm lược rất rõ ràng và nhằm chống lại Liên Xô" (16)
b. Mở rộng Chiến lược toàn cầu sang châu Á
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Giải thích cho sự kiện này, Stalin xác định yêu cầu cấp thiết phải có bom nguyên tử để "duy trì hòa bình mà trước nhất phải đòi thủ tiêu sự độc quyền ấy (của Mỹ) về vũ khí nguyên tử" (17). Ngày 29/8/1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử tên RDS-1 (nghĩa: động cơ phản lực đặc biệt) có sức công phá 22 kiloton thuốc nổ tại bãi tập Semipalatinsky (nay thuộc Kazathstan), làm cán cân quân sự thế giới trở về mức cân bằng.
Sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm phá sản âm mưu lập chính phủ "thân Mỹ" để nắm Trung Quốc. Mỹ nhiều lần yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng cùng hợp tác để lập chính phủ liên hiệp, nhưng do quan điểm của hai bên khác nhau nên những nỗ lực của Mỹ nhanh chóng rợi vào bế tắc. Chiến tranh Quốc - Cộng diễn ra, với thắng lợi cuối cùng thuộc về Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm phá sản âm mưu của Mĩ trong việc dùng "giải pháp Tưởng Giới Thạch" để nắm Trung Quốc
Đầu năm 1950, Liên Xô, Trung Quốc cùng các nước XHCN khác thiết lập ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu sự ủng hộ của phe XHCN với cách mạng Việt Nam. Ở Triều Tiên, sự thắng thế của Chí nguyện quân Trung Quốc với Mỹ và đồng minh trong chiến tranh Triều Tiên đã chứng tỏ sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội ở châu Á.
Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949 khiến chính trường Mỹ biến động mạnh. Lực lượng đối lập ra sức chỉ trích Truman và sự hoành hành của "chủ nghĩa McCarthy" hồi năm 1950, Hội đồng An ninh quốc gia Mĩ ra Nghị quyết NSC-68 nhấn mạnh sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Liên Xô tại Đông Á - cụ thể là sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khiến Mĩ lo sợ Liên Xô sẽ trữ một lượng vũ khí khổng lồ nhằm chống lại Mĩ. Mặc khác, Mĩ tính chuyển chiến lược toàn cầu sang Đông Nam Á sau khi chiến lược ở Đông Á bị thất bại, vì "nếu khu vực này bị chủ nghĩa cộng sản kiểm soát, chúng ta (Mỹ) sẽ phải gánh chịu một thất bại thảm hại về mặt chính trị mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên toàn thế giới" (18). Chính quyền Mĩ ngay sau đó ban hành lệnh khẩn cấp và tăng ngân sách quốc phòng lên đến 48,2 tỷ USD (19) với quyết tâm phải tiến hành cuộc chiến với Liên Xô ở bất cứ nơi đâu để bảo vệ lợi ích của Mỹ - chủ yếu là lợi ích buôn bán qua đường biển qua việc tận dụng vị trí địa lý đặc biệt của Đông Nam Á. Hơn nữa, Mĩ chuyển hướng sang Đông Nam Á chỉ để bảo vệ nền an ninh của Mĩ đang bị các nước khác đe dọa, việc kiểm soát tuyến đường biển và đường hàng không ở Viễn Đông của Mĩ bị cắt đứt. Do đó, ngày 26/5/1952, Truman đã tuyên bố "sự phòng thủ của Mĩ đã vươn tới Triều Tiên, Đài Loan và Đông Dương" (20). Việt Nam ở Đông Dương hiện diện rất rõ ràng trong các chính sách của các chính quyền Mĩ trong suốt nhiều năm sau đó.
Tài liệu tham khảo:
- Học viện ngoại giao (2009), Đông Tây Nam Bắc: Những diễn biến chính trong quan hệ quốc tế từ năm 1945, Nxb Thế giới, Hà Nội
- Lê Phụng Hoàng (2004), Franklin D. Roosevelt: tiểu sử chính trị (lưu hành nội bộ), trường DHSP Tp.Hồ Chí Minh.
- Lê Phụng Hoàng, Tài liệu đã dẫn.
- Trích dịch từ web nước ngoài: american isolationism
- Lê Phụng Hoàng, Tài liệu đã dẫn.
- Nguyễn Văn Dân (2011), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, Nxb KHXH, Hà Nội.
- Lewis M. Alexander (1963), Mô thức chính trị thế giới (bản dịch tiếng Việt), Trung tâm nghiên cứu Việt Nam xuất bản, Sài Gòn.
- L. Alexander, Tài liệu đã dẫn.
- Trích dịch từ web nước ngoài: Truman doctrine
- Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ: Cam kết và mở rộng, Nxb KHXH, Hà Nội.
- Trần Bá Khoa (2000), Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ, Nxb CTQG, Hà Nội.
- Trương Tiểu Minh (2002), Chiến tranh lạnh và di sản của nó, Nxb CTQG, Hà Nội.
- A. Bogaturov và V. Averkov (2015), Lịch sử quan hệ quốc tế, Nxb CTQG, Hà Nội.
- Lê Phụng Hoàng (2008), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh (lưu hành nội bộ), trường DHSP Tp.Hồ Chí Minh.
- Trích dịch từ web nước ngoài: Marshall plan
- Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2007), NATO trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1949 - 1991), Nxb QDND, Hà Nội.
- "Thống chế Xtalin tuyên bố về vũ khí nguyên tử", báo Cứu quốc số 1922, tháng 10/1951
- George C. Herring (1996), America's Longest War: States and Vietnam, 1950 - 1975, Third Edition, McGraw-Hill, Inc.
- Joseph Ampter (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb QDND, Hà Nội.
- Trần Trọng Trung (1986), Một cuộc chiến tranh sáu đời Tổng thống, tập 1, Nxb Văn nghệ, TPHCM.