Sử Sử gia Herodotus viết về cách người Ấn Độ khai thác vàng để dâng lên vua Ba Tư là Darius I

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời người viết: bài này được người viết tuyển chọn và dịch (có sửa đổi chút ít) để giới thiệu về cách khai thác vàng của người Ấn Độ để dâng lên vua Ba Tư lúc này là Shahanshah Darius I (Herodotus viết là Dareios), trị vì năm 521 - 485 TCN và là hoàng đế thứ ba của Đế quốc Ba Tư tính từ thời Kyros II (Cyrus II) thành lập đế quốc vào năm 540 TCN

Trước hết, giới thiệu một chút về Darius I (theo lược thuật từ Herodotus):
Dareios, con trai của tướng Ba Tư là Hystaspes - một viên tướng hầu cận của vua Kambyses II. Khi nhà vua Ba Tư sa lầy trong chiến dịch Ai Cập và bị thương nặng, qua đời (trích quyển 3 của Herodotus, tr. 270), vua giả là Smerdis kế vị ở Sardis (cố đô của đế quốc Media) và đế quốc chìm trong nội loạn. Một cận thần trung thành của cựu vương Kambyses II là Otanes đã tập hợp bảy người trung thành lại, tôn Dareios - con trai của tỉnh trưởng tỉnh Sousa là Hystaspes làm minh chủ mới, để hợp lực chống các Magos đang hoành hành đất nước Ba Tư.
Khi loạn lạc đã dẹp yên, các cận thần Ba Tư đã cùng họp bàn kỹ với minh chủ Dareios về thiết chế nhà nước Ba Tư mới. Lúc đầu, Otanes đề nghị nên trả lại quyền lực cho toàn dân Ba Tư; Megabyzos khi được hỏi thì đòi thiết lập "quả đầu chế" (từ dùng của Herodotus, ý chỉ một nhóm thiểu số nắm lấy quyền lực). Nhưng Dareios lại kiên định "quân chủ chế" với lý do: vị vua sẽ phán xét anh minh nhất, rất bí mật trong kế hoạch chống kẻ thù. Dareios chống lại "dân chủ chế" vì cho rằng sẽ có tham nhũng lan tràn và quan hệ thân hữu; ông ta không đồng ý với "quả đầu chế" thì sẽ có ganh đua, tranh giành quyền lợi rất quyết liệt và dẫn tới giết hại lẫn nhau. Ý kiến "quân chủ chế" cuối cùng thắng thế. Về sau, sáu người kia lại họp và quyết định cách thức bổ nhiệm nhà vua mới một cách công minh. Khi sáu người cưỡi ngựa đến chỗ họp, bỗng con ngựa của Dareios bất ngờ tiến nhanh đến chỗ họp (có buộc ngựa cái hồi tối hôm qua) rồi hí lên một tiếng - giữa trời quang có sấm chốp nổi lên. Hiện tượng này giống như đang thừa nhận ngôi vua Dareios, thế là ông ta (tức Dareios) được tôn lên làm vua
Sau khi lên ngôi, ông lập 4 hoàng hậu là Atossa và Artystone (con gái của Cyrus II), Parmys (cháu của Cyrus II) và con gái của Otanes. Dareios I cho khắc đá đánh dấu sự kiện mình lên ngôi Hoàng đế Ba Tư; lập ra 20 tỉnh với 20 chức quan satrap (Herodotos viết là satrapeiai) để yêu cầu các tỉnh phải cống nộp của cải cho nhà vua: tỉnh của Ionia, Karia, Mylias... cống nạp 400 talanta bạc; tỉnh Mysia, Lydia... cống nạp 500 talanta bạc; tỉnh Hellespont cống 360 talanta; tỉnh của người Kilikia cống 500 talanta bạc; tỉnh của người Kilykia, Syria cống 350 talanta; người Lybia cống 700 talanta; tỉnh Sousa cống 300 talanta; tỉnh Babylon cống nạp 1.000 talanta bạc và 500 thiếu niên làm hoạn quan; người Aigloi cống 360 talanta; Armenia cống 400 talanta.... Tổng cộng lượng bạc cống nạp cho Ba Tư lên tới 14.560 talant, nhà vua cho nấu chảy rồi đổ vào bình đất nung
Người Kholkhis tặng lễ vật là 100 thiếu niên, 100 thiếu nữ cho vua Ba Tư theo định kỳ 4 năm một lần; người Arabia dâng 1.000 talanta nhũ hương hằng năm

Riêng phần người Ấn độ tìm ra vàng nộp cho vua Ba Tư, Herodotus khảo sát có lẽ mang tính chất sơ lược vì ông ít thì nhiều chưa hiểu hết cách làm của người dân ở đây:
* (quyển 3, tiết 98; tr. 288): mình trích nguyên văn "lượng vàng lấy ra từ vàng cốm được người Ấn dâng lên nhà vua, được họ khai thác như sau: khu vực nằm ở phía đông Ấn độ chỉ toàn là cát" (...., phần sau mình không trích, vì không liên quan). Có lẽ ông không rõ về cách khai thác này nên không ghi chép nhiều, minh cho rằng người Ấn sẽ đào các ụ cát nghi có vàng cốm, rồi dâng lên nhà vua Ba Tư
* (quyển 3, tiết 102, tr. 289) ghi rõ hơn cách lấy vàng của người Ấn, mình diễn lược chút xíu: những tộc người Ấn cư trú ở thành phố Kaspatyros rất thiện chiến, sống ở phía bắc (Ấn Độ ngày nay) trên sa mạc đầy cát. Họ quan sát thấy có những con kiến khá lớn (Herodotus quá cường điệu khi ông tả con kiến này là "nhỏ hơn chó nhưng to hơn cáo, đã có vài con đã bị bắt và lưu ở cung điện vua Ba Tư") đùn cát lên sau khi làm tổ dưới lòng đất; trong thứ cát này có vàng. Để khai thác vàng, mỗi người trong đoàn người khai thác sẽ dùng ba con lạc đà, con lạc đà cái (được họ chọn khi lạc đà cái vừa đẻ con xong) ở giữa chở người vì nó đi nhanh và sức chở hàng rất tốt, hai lạc đà đực để dẫn đi.
* (quyển 3, tiết 104): Người khai thác đi lấy vàng lúc sáng, khi nhiệt độ ngoài trời khá cao và họ phải đầm mình dưới nước để chống nắng. Đến khi mặt trời lặn thì nhiệt độ mới giảm xuống
* (quyển 3, tiết 105, tr. 290): khi người Ấn Độ đến lấy vàng; họ đổ hết cát vào những bao tải lớn rồi cưỡi lạc đà quay về nhanh nhất có thể; vì lũ kiến sẽ rượt đuổi rất nhanh. Lúc này, người khai thác sẽ phải thả đi lạc đà đực, vì nó đi chậm hơn lạc đà cái. Với cách đó, họ lấy được phần lớn vàng (theo lời kể của một người Ba Tư). Ngoài ra, họ cũng đào để lấy vàng, nhưng số lượng ít hơn nhiều
 
Top Bottom