sử dụng từ tiếng Việt

D

daogiangthuha1

S

scientists

1. Co dãn/co giãn : Thực ra, trong tiếng Việt của chúng ta có một số từ có chính tả không rõ ràng, chưa có quy chuẩn như hi sinh/hy sinh, vật lý/ vật lí, bóng loáng/bóng láng.v.v...và cũng có thể lí giải cho từ co dãn/co giãn của daogiangthuha1.

2. Giúp dùm/giúp giùm : Từ "giúp dùm" là phương ngữ Nam bộ, do bị lẫn lộn về chính tả gi/d nên phát âm sai, cũng như từ "màu mỡ", người Bắc đọc thành "mầu mỡ"...
 
T

thuyhoa17

Tớ nghĩ cái đó nó tùy thuộc nhiều vào cách phát âm của các vùng khác nhau ở nước ta.
Ở miền Bắc thì "gi" cũng đọc thành "d" còn ở miền Trung và Nam thì "d" cũng đọc thành "gi". Đó, vì vậy nó vẫn còn nhiều vướng mắc.

Tuy nhiên, theo tớ nghĩ với 4 từ đó thì "dãn" và "giùm" thì có đúng hơn 1 tí :).

"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" ^^!
 
O

ooookuroba

Xưa nay chỉ có "giùm" chứ không có "dùm". "Dùm" là biến âm của "giùm" theo thói quen đọc lệch của người Nam Bộ. Tuy nhiên, hiện nay từ này bị dùng sai khá nhiều.
Và tương tự thế, chỉ có "co giãn" chứ không có "co dãn". Co giãn là thuộc tính của vật, có thể thay đổi cả về hình dạng và quy mô, do bị một lực bên ngoài tác động vào và khi lực ấy hết đi thì vật trở lại hình dạng và quy mô ban đầu. Thuật ngữ vật lý cũng như địa lý học, kinh tế học hiện đại,... cũng chỉ dùng "co giãn" chứ không dùng "co dãn".
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Theo lý thuyết ngôn ngữ học, xưa nay chỉ có "giùm" chứ không có "dùm". "Dùm" là biến âm của "giùm" theo thói quen đọc lệch của người Nam Bộ. Tuy nhiên, hiện nay từ này bị dùng sai khá nhiều.
Và tương tự thế, chỉ có "co giãn" chứ không có "co dãn". Co giãn là thuộc tính của vật, có thể thay đổi cả về hình dạng và quy mô, do bị một lực bên ngoài tác động vào và khi lực ấy hết đi thì vật trở lại hình dạng và quy mô ban đầu. Thuật ngữ vật lý cũng như địa lý học, kinh tế học hiện đại,... cũng chỉ dùng "co giãn" chứ không dùng "co dãn".

Lý thuyết ngôn ngữ học tác giả nào viết đấy em? Có in ra sách ko?
 
Top Bottom