Sử Sự biến lăng “Vạn Niên” (sau đổi thành Khiêm lăng)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

“Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân"
Chỉ vì muốn có một nơi an nghỉ trường tồn mãi ngàn năm cho mình, vua Tự Đức đã quyết định cho xây dựng tại làng Dương Xuân một sinh phần nguy nga đồ sộ gọi là Vạn niên cơ sau đổi là Khiêm Cung, lớn gấp 10 lần lăng Gia Long, mà vua Tự Đức xém chút nữa bị lật đổ khỏi ngai vàng...
Để xây lăng, lính thợ được tập trung rất đông để nhận công việc với một tốc độ chóng mặt. Chế độ làm việc rất hà khắc, làm việc thâu đêm mãn ngày. Nhiều tư liệu còn ghi lại, thời đó, lính thợ suốt đêm lấy vôi giã với rơm và mật mía, nhựa cây bời lời trộn cát và dây tơ hồng để làm vữa cho dẻo để xây được bền. Ban ngày phải đi đào hào đắp luỹ, ăn uống lại thiếu thốn, làm việc luôn bị đốc thúc và đánh đập, bị áp bức thậm tệ nên quá trình xây lăng đã xảy ra khởi nghĩa.
Đoàn Trưng, Đoàn Trực, hai sỹ phu ở Thuận Hoá, thấy cảnh ngộ của những người lính thợ và những rối ren thời Tự Đức, đã xúi giục lính thợ nổi dậy. Đoàn Trưng là con rể hoàng tộc, lấy bà quận chúa Thể Cúc, con của Tùng Thiện vương Miên Thẩm, chú ruột vua Tự Đức nên ông quen những người trong hoàng tộc cũng như đường đi lối lại chốn kinh thành. Ông đã có hẳn kế hoạch để những người lính thợ tấn công vào điện Thái Hoà giết vua Tự Đức.
Lính thợ chia làm ba đạo quân, trong đó có một số nhà sư tham gia. Họ biến công trường thành thao trường, vũ khí là những chày gỗ giã vôi.
Theo kế hoạch, phiến quân tấn công vào đại nội, mở cổng thành hẹn giờ. Họ tấn công vào Tử Cấm Thành, điện Thái Hòa, bao vây kín nơi vua Tự Đức ngủ để giết vua Tự Đức. Nhưng âm mưu không thành bởi họ đã không đốt cháy điện Càn Thành mà lại kéo quân về điện Thái Hoà tôn vua mới lên là ông Nguyễn Phúc Ưng Đạo, con trai của ông Nguyễn Phúc Hồng Bảo. Những người cầm đầu nghĩ rằng, một cuộc đảo chính sẽ ôn hoà hơn và bớt đổ máu hơn. Và theo kế hoạch, buổi sáng hôm đó họ sẽ ép vua Tự Đức trao ấn kiếm thoái vị.
Nhưng toán lính không tính đến việc phải đối phó với lực lượng ngự lâm quân kéo vào Tử Cấm Thành hộ giá cho vua Tự Đức. Họ võ công giỏi, lại có vũ khí giáo mác, đương nhiên, những chiếc chày gỗ và những anh lính thợ không thể chống lại được. Một cuộc đổ máu trong lịch sử triều Nguyễn đã diễn ra. Lực lượng lính thợ đã bị chém chết ngay tại chỗ. Số sống sót bỏ chạy tán loạn. Cuộc khởi nghĩa thất bại, hai người họ Đoàn bị kết án tru di tam tộc.
Tính trước được điều này, Đoàn Trưng đã gửi vợ về nhà mẹ và đã kịp thời tẩu tán con cháu thành họ khác. Những người trong hoàng tộc, tội nặng sẽ bị chém, tội nhẹ lưu đầy, một bầu không khí tang thương phủ khắp hoàng thành.
Tự Đức rất sợ lòng dân nên sai các quan lên lăng đọc chiếu mộ an bá trạch, kêu gọi lính thợ nếu còn sống thì trở lại. Tự Đức cách chức hai vị quan địa lý và đổi công trình thành “Khiêm cung” (Cung điện khiêm tốn) chứ không phải là “thành Vạn niên” như trước. Sau này khi vua chết, công trình được gọi là Khiêm Lăng.

inbound2119462784558475570.jpg

Nguồn: lịch sử nước nhà
 
Top Bottom