View attachment 169675
Nhìn hình và trả lời câu hỏi:
1.Vật thể trên có hiện tượng gì?
2.Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó?
3.Chất tạo thành có màu gì, tính chất như thế nào? Hiện tượng trên là hiện tượng vật lý hay hóa học?
4. Hậu quả của hiện tượng trên?
Câu hỏi vận dụng
5.Hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiện tượng bị gỉ(ăn mòn) trong thực tế cuộc sống?
6. Nêu VD về biện pháp bảo vệ kim loại bằng cách chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn trong thực tế?
7.Cách bảo vệ đồ dùng bằng nhôm ở gia đình em?
1. bị oxi hóa hay bị gỉ hay bị ăn mòn
2.do những tác dụng hóa học trong môi trường
3.chất tạo thành có màu nâu, hiện tượng hóa học
4.
+ Phá hủy kim loại, làm giảm các tính chất hữu ích của vật liệu và kết cấu
+ Thiệt hại về mặt kinh tế : phải thay thế nhiều chi tiết, thiết bị máy móc dùng trong các nhà máy và công trường, các phương tiện giao thông vận tải
+ Về an toàn: hư hỏng bất ngờ có thể gây ra cháy, nổ, rò rỉ khí độc và sập công trình
+Về sức khỏe: ô nhiễm do sản phẩm tạo ra từ thiết bị bị ăn mòn
+Gây cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có các kim loại và nhiên liệu sử dụng để sản xuất kim loại.
+Thẩm mỹ: vật liệu bị ăn mòn rất khó coi.
5. Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
6.Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại, các chất này không cho kim loại tiếp xúc.
Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Người ta sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn, ví dụ như thép không gỉ (inox) để làm các vật dụng, máy móc …
7.khi dùng xong đồ dùng bằng nhôm ở gia đình phải rửa sạch, để nơi khô ráo