Sử [Sử 9] Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

H

hien_vuthithanh

1. Nội dung:

- 19/12/1946, toàn quốc kháng chiến bùng nổ.
- Đêm 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
- Trong Lời kêu gọi này :
+ Người vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”.
+ Người nêu lên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc: “Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. “Giờ cứu nước đã đến ! Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”.
+ Người kêu gọi toàn dân đoàn kết vùng dậy đánh giặc: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứgn lên chống thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
+ Bằng mọi phương tiện có trong tay: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuồng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
+ Và Người khẳng định niềm tin tất thắng của cuộc kháng chiến: “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.

2. Ý nghĩa lịch sử:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch nói lên :
- Chân lý thiêng liêng “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
- Là biểu hiện tinh thần bất khuất, quyêt tâm sắt đá của dân tộc ta.
- Là lời hịch cứu nước, có tác dụng động viên, thôi thúc, cổ vũ nhân dân ta vùng dậy chống giặc cứu nước.
- Lời kêu gọi đó đã phác họa ra những nét cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân và được Đảng ta phát triển hoàn chỉnh thành đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là mệnh lệnh của cách mạng tiến công, giục giã và soi đường chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng dậy cứu nước.

Ng gg
 
H

hien_vuthithanh

Sau cách mạng tháng tám 1945, thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa.



Bội ước hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và thoả ước 19/4/1945, thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng và đến tháng 11/1946, số quân của chúng đã lên tới 10 vạn. Chúng lần lượt cho quân đổ bộ trái phép vào Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và chuẩn bị kế hoạch đánh vào cơ quan đầu não của ta ở thủ đô Hà Nội.

Ngày 18 và 19/12/1946, hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung Ương Đảng họp khẩn cấp ở Vạn Phúc, Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến và chỉ ra đường lối kháng chiến lâu dài.



Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người nói:

“Chúng ta muốn hoà bình, chúng bắt chúng ta nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước…”

Có thể nói, ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, bám sát tình hình thực tiễn, nắm vững thời cơ, chọn đúng mặt trận chính, tính toán thời điểm nổ súng chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ. Việc nổ súng phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12 giữa Thủ đô là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, thể hiện một nghệ thuật khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng thật đúng đắn, quả cảm và sáng tạo.



67 năm đã trôi qua nhưng khí thế hào hùng của những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã trở thành ngày lịch sử, là dấu son chói lọi trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, nhưng giá trị lịch sử của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của toàn thể nhân dân Việt Nam, cổ vũ, hiệu triệu quốc dân đồng bào kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng, đoàn kết nhất trí đánh giặc, giữ nước, giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.

Ngày nay, Lời kêu gọi thiêng liêng của Bác vẫn mãi giữ nguyên tính thời sự, đó là giá trị của niềm tin tất thắng, là ý thức sâu sắc giá trị độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Sự nghiệp xây dựng CNXH còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhất định chúng ta sẽ thành công, nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh sẽ ngày càng khẳng định thế và lực quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế.

Kỷ niệm 67 năm ngày toàn quốc kháng chiến, đây là dịp để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ôn lại những bài học sâu sắc của lịch sử, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, đồng sức chung lòng tạo nguồn động lực to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


NG gg
 
N

nom1

Sau cách mạng tháng tám 1945, thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa.



Bội ước hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và thoả ước 19/4/1945, thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng và đến tháng 11/1946, số quân của chúng đã lên tới 10 vạn. Chúng lần lượt cho quân đổ bộ trái phép vào Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và chuẩn bị kế hoạch đánh vào cơ quan đầu não của ta ở thủ đô Hà Nội.

Ngày 18 và 19/12/1946, hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung Ương Đảng họp khẩn cấp ở Vạn Phúc, Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến và chỉ ra đường lối kháng chiến lâu dài.



Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người nói:

“Chúng ta muốn hoà bình, chúng bắt chúng ta nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước…”

Có thể nói, ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, bám sát tình hình thực tiễn, nắm vững thời cơ, chọn đúng mặt trận chính, tính toán thời điểm nổ súng chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ. Việc nổ súng phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12 giữa Thủ đô là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, thể hiện một nghệ thuật khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng thật đúng đắn, quả cảm và sáng tạo.



67 năm đã trôi qua nhưng khí thế hào hùng của những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã trở thành ngày lịch sử, là dấu son chói lọi trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, nhưng giá trị lịch sử của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của toàn thể nhân dân Việt Nam, cổ vũ, hiệu triệu quốc dân đồng bào kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng, đoàn kết nhất trí đánh giặc, giữ nước, giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.

Ngày nay, Lời kêu gọi thiêng liêng của Bác vẫn mãi giữ nguyên tính thời sự, đó là giá trị của niềm tin tất thắng, là ý thức sâu sắc giá trị độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Sự nghiệp xây dựng CNXH còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhất định chúng ta sẽ thành công, nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh sẽ ngày càng khẳng định thế và lực quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế.

Kỷ niệm 67 năm ngày toàn quốc kháng chiến, đây là dịp để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ôn lại những bài học sâu sắc của lịch sử, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, đồng sức chung lòng tạo nguồn động lực to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


NG gg
chỉ là suy nghĩ ngắn thôi. ko phải bài văn
......................................................
 
W

woonopro

Với bối cảnh sau khi giành thắng lợi từ CM tháng 8, Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc, cùng với đó là sự tái xâm lược và đe doa xâm lược của các thế lực thù địch " ngoại xâm, nội phản", tuy nhiên với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nước Việt Nam non trẻ đã dần thoát khỏi những khó khăn. Trong quá trình ta kiên trì đấu tranh ngoại giao giữ vững nền độc lập non trẻ, " ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết cướp nước ta lần nữa", chính sự tham vọng của thực dân Pháp đã phá vỡ hiệp định sơ bộ, buộc nhân dân Việt Nam phải đứng lên cầm súng bảo vệ tổ quốc.
20h ngày 19 tháng 12 năm 1946 Nguyễn Ái Quốc ra lời toàn quốc kháng chiến, từ đó cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. " Lời kêu gọi" đã là lời buộc tội đanh thép tham vọng tái xâm lược của thực dân Pháp, qua đó khích lệ lòng dân, lòng quân lúc bấy giờ, nó như 1 làn sóng mạnh mẽ đang mạnh mẽ trôi dạt tất cả lũ cướp nước và bán nước.
Chỉ với " lời kêu gọi" của Nguyễn Ái Quốc những đã đủ sức rung động bao nhiêu lòng người, góp phần quyết định trong việc đem đến thắng lợi, đó không chi đơn thuần là lời khích lệ, là lời tố cáo mà đó còn là đòn phản kháng sau bao lâu kiên trì thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc ta. Qua đó ta có thể thấy rằng, dân tộc Việt Nam yêu hòa bình lắm, quí hòa bình lắm, nhưng không vì thế mà " hèn nhát" trốn tránh trong cái bóng hòa bình giả, vì hòa bình, vì độc lập vững bên , toàn dân toàn quân nước Việt sẵn sàng đứng lên, chống lại những khó khăn, thách thức để đánh bại toàn quân lũ xâm lược.
 
N

nom1

Với bối cảnh sau khi giành thắng lợi từ CM tháng 8, Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc, cùng với đó là sự tái xâm lược và đe doa xâm lược của các thế lực thù địch " ngoại xâm, nội phản", tuy nhiên với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nước Việt Nam non trẻ đã dần thoát khỏi những khó khăn. Trong quá trình ta kiên trì đấu tranh ngoại giao giữ vững nền độc lập non trẻ, " ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết cướp nước ta lần nữa", chính sự tham vọng của thực dân Pháp đã phá vỡ hiệp định sơ bộ, buộc nhân dân Việt Nam phải đứng lên cầm súng bảo vệ tổ quốc.
20h ngày 19 tháng 12 năm 1946 Nguyễn Ái Quốc ra lời toàn quốc kháng chiến, từ đó cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. " Lời kêu gọi" đã là lời buộc tội đanh thép tham vọng tái xâm lược của thực dân Pháp, qua đó khích lệ lòng dân, lòng quân lúc bấy giờ, nó như 1 làn sóng mạnh mẽ đang mạnh mẽ trôi dạt tất cả lũ cướp nước và bán nước.
Chỉ với " lời kêu gọi" của Nguyễn Ái Quốc những đã đủ sức rung động bao nhiêu lòng người, góp phần quyết định trong việc đem đến thắng lợi, đó không chi đơn thuần là lời khích lệ, là lời tố cáo mà đó còn là đòn phản kháng sau bao lâu kiên trì thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc ta. Qua đó ta có thể thấy rằng, dân tộc Việt Nam yêu hòa bình lắm, quí hòa bình lắm, nhưng không vì thế mà " hèn nhát" trốn tránh trong cái bóng hòa bình giả, vì hòa bình, vì độc lập vững bên , toàn dân toàn quân nước Việt sẵn sàng đứng lên, chống lại những khó khăn, thách thức để đánh bại toàn quân lũ xâm lược.

em nói là suy nghĩ ngắn gọn thôi. thấy tự hào vì sao? chừng 5-7 dòng là được rồi
câu này chỉ trả lời miệng thôi
 
W

woonopro

em nói là suy nghĩ ngắn gọn thôi. thấy tự hào vì sao? chừng 5-7 dòng là được rồi
câu này chỉ trả lời miệng thôi

- Thấy tự hào
-> Tự hào vì tinh thần đấu tranh bất khuất, vượt quá khó khăn
-> Vì tinh thần yêu quý độc lập tự chủ
-> Vì sự đoàn kết toàn dân, quân
-> Vì có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Bác trong đường lối đấu tranh
- Thấy cần phải phát huy hơn, yêu quý hơn độc lập -> ra sức bảo vệ -> tuyên truyền.
 
Top Bottom