Sử Sử 9 Liên Xô

thuhien2012001

Thần tượng văn học hạng III
Thành viên
24 Tháng sáu 2017
133
167
84
Hà Giang
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 báo hiệu một cuộc khủng hoảng kinh tế khắp toàn cầu bắt đầu, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội… trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao…Trong bối cảnh đó, trong khi các nước TBCN đang tiến hành các cải cách về cơ cấu kinh tế thì các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô lại chậm thích ứng, chậm sửa đổi đầu tư theo chiều sâu. Điều này làm cho Liên Xô lâm vào tình trạng “trì trệ”, “tiền khủng hoảng”.
 
  • Like
Reactions: TH trueMilk

chika yui yui

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng mười 2017
42
21
6
21
Hưng Yên
Trong bối cảnh đó, tháng 3 - 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ. Cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hỏang và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó. Nhưng do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán, nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.
Mặc dù Ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng lại chưa thực hiện được gì, nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hỏang. Trước những khó khăn về kinh tế, những cái tổ về chính trị - xã hội lại được đẩy mạnh như thực hiện chế độ tổng thống tập trung mọi quyền lực, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xoá bỏ chế độ một đảng (tức xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
 
Top Bottom