Từ cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Châu Á trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa, lệ thuộc của các nước tư bản Âu - Mĩ.
Sau thế chiến 2, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này, phần lớn các nước đều giành được độc lập:
Đông Nam Á:
17 – 8 – 1945, In-đô-nê-xia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.
Tháng 8 – 1945, nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa, đến 2 – 9 – 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Tháng 8 – 1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, đến ngày 12 – 10 nước Lào tuyên bố độc lập.
Nhân dân Miễn Điện (nay là Mianma), Mã Lai (nay là Malaixia) và Philipin cũng giải phóng được nhiều vùng rộng lớn của đất nước khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật.
Đông Bắc Á:
Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của nhà nước Dân chủ nhân dân Trung Hoa (10 – 1949).
Sau khi thoát khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ độ 38: Tháng 8 – 1948, ở miền Nam bán đảo Triều Tiên, nhà nước Đại Hàn dân quốc được thành lập. Tháng 9 – 1948, ở miền Bắc, nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ra đời.
Sau khi giành độc lập, các nước Châu Á bắt tay vào thời kì củng cố độc lập, xây dựng đất nước.
Nhiều thập niên qua, các nước Châu Á đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo, Trung Quốc...) và nhiều nước đạt được những thành tựu quan trọng:
4 con rồng kinh tế ở Châu Á bao gồm: Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan.
Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX, và những năm đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
Ấn Độ:
từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, Ấn Độ tự túc được lương thực cho hơn 1 tỉ người.
Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ tự túc được lương thực, năm 1995, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới.
Công nghiệp: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, trở thành nước công nghiệp đứng thứ 10 thế giới.
Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.