trình bày vài nét về Tôn Trung Sơn
Tiểu sử
Tôn Trung Sơn – Nhà cách mạng, nhà triết học
Tôn Trung Sơn (1866–1925)
Tôn Trung Sơn sinh năm (1866 - 1925), Quê ở Huyện Hương Sơn, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Tôn Trung Sơn bắt đầu hoạt động chính trị từ những năm 90 thể kỷ XIX. Ông nêu lên cương lĩnh của chủ nghĩa Tam dân: dân tộc, dân quyền và dân sinh.
Năm 1911 ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, đánh đổ sự thống trị 267 năm của nhà Mãn Thanh, kết thúc chỉnh thể phong kiến hơn hai nghìn năm, lập nên nước cộng hòa dân chủ tư sản.
Cuộc đời của Tôn Trung Sơn là một cuộc đời cách mạng. Trải qua gần 40 năm đấu tranh gian khổ, khó khăn, nhiều lần thất bại, ông đã từ chủ nghĩa cải lương chuyển sang chủ nghĩa tam dân cách mạng. Cuối cùng chịu ảnh hường của cách mạng Tháng mười và Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông đã đề ra 3 chính sách lớn: liên Nga, liên cộng, phù trợ công nông. Tư tưởng của ông hình thành và phát triển trong qúa trình cách mạng. Tuy vậy, ông vẫn dừng lại ở lập trường của người cách mạng dân chủ của giai cấp tư sản, không vượt lên được lập trường của người cách mạng xã hội chủ nghĩa.
TheoTạp chí Triết học
Tư tưởng chính trị và triết học
Hoạt động và tư tưởng chính trị tổ của Tôn Trung Sơn gắn liền với triết học của ông. Về cơ bản, ông là một nhà duy vật. Tư tưởng triết học của ông là vũ khí chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Sau khi cách mạng Tân Hợi thất bại, ông đã mất nhiều thời giữa để tổng kết những bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng. Trên cơ sở đó ông viết tác phẩm "Học thuyết Tôn Văn" có nhiều quan điểm duy vật.
Năm 1917 ông viết “Kiến quốc phương lược” (“Chiến lược xây dựng đất nước"). Ở đây ông đẫ từ các phương diện triết học, kinh tế học và chính trị học đề ra lý luận và kế hoạch bảo vệ, xây dựng nước cộng hòa dân chủ tư sản.
Ông tổng kết thành những quan điểm triết học độc đáo. Trọng điểm cửa học thuyết Tôn văn là thuyết "Tri nan hành dị" ("Biết thì khó, làm thì dễ”). Với quan điểm triết học này ông nhấn mạnh vai trò của lý luận, đó cũng là một sự tổng kết về mặt triết học cuộc cách mạng tư sản ở Trung Quốc.
Thế giới quan của Tôn Trung Sơn là CNDV. CNDV này được xây dựng trên cơ sở cửa khoa học tự nhiên cận đại như tiến hóa luận của Đácuyn, lý luận vạn vật hấp dẫn của Niutơn...
Tôn Trung Sơn căn cứ vào nguyên lý tiến hóa luận đã trình bày ở giai đoạn tiến hóa của thế giới, đó là:
Thời kỳ tiến hóa vật chất: về sự khởi nguyên của vũ trụ.
Thời kỳ tiến hóa của giống loài: sự phát sinh và phát triển của sinh vật.
Thời kỳ tiến hóa của nhân loại: sự ra đời và phát triển của xã hội con người.
Ở thời kỳ thứ nhất, ông giải thích ête (dĩ thái). Ông đã dùng “thái cực” để dịch từ “ête” coi đó là cơ sở ban đầu của vật chất.
Tôn Trung Sơn đã đem phạm trù "thái cực" của CNDV truyền thống kết hợp với khoa học tự nhiên cận đại và hình thành thuyết ête-tinh vân: cho rằng trái đất vốn là thể khí và cùng một khối với mặt trời, sau đó, mặt trời co lại, phân ra nhiều khối khí, khối khí đã biển dần thành khối chất lỏng, sau đó đông kết lại thành đá. Sự giải thích đó rõ ràng là chịu ảnh hưởng của khoa học tự nhiên cận đại (học thuyết của Cantơ và Lapơlaxơ).
Quan điểm của Tôn Trung Sơn là duy vật? khẳng định có một thế giới vật chất khách quan thu tại trước cả con người, và cũng là quan điểm phát triển thừa nhận sự tiến hóa của thế giới vật chất.
Thời kỳ thứ hai là sự tiến hóa của giống loài. Tôn Trung Sơn cho rằng, trái đất trải qua hàng nghìn triệu năm thì xuất thân sinh vật rồi đến con người.
Ông đã tiếp thu thuyết tế bào, coi đó là cơ sở đầu tiên của sự sống, do đó, đã giải thích sự sống một cách duy vật. Nhưng ông cũng có sai lầm vì cho tế bào có tinh thần, có hiểu biết (do tiếp thu tư tường của Canel, nhà sinh học người Pháp).
Thời kỳ thứ ba luôn phát triển của xã hội loài người. Đây là cơ sở triết học để giải thích chủ nghĩa tam dân. Ông nêu lên quan điểm lịch sử về dân sinh với nội dung:
1/ Lấy nhân sinhlà trọng tâm, coi dân sinh là phạm trù trung tâm của triết học về lịch sử.
2/ Chú ý đến đời sống vật chất, miếng cơm manh áo của người dân. Theo ông muốn giảib quyết vấn đề dân sinh phải tiến hành cuocọ cách mạng kinh tế -cuộc cách mạng xã hội. Nhưng ông cũng chưa đạt tới quan điểm của CNDV lịch sử cho rằng phương thức sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người - sự nhận thức như vậy đã chứng tỏ ông đã từ bỏ quan điểm của Thái bình thiên quốc, quan điểm của nông dân chỉ chờ đợi ở sự ban ơn cửa Hoàng đế và những tình cảm tôn giáo.
3/ Tin ở sự tiến hóa của lịch sử, cái xu thế phát triển đã không thể nào ngăn lại được. Ông nói: "xu thế của các trào lưu trên thế giới cũng như dông chảy của Trường giang và Hoàng hà, phương hướng của dòng chảy có thể gặp những chỗ quanh co lên phía Bắc hay xuống phía Nam, nhưng cuối cùng nhất định phải chảy về phía Đông, dù thế nào cũng không thể ngăn chặn được.
Quan điểm lịch sử về dân sinh của ông cũng có những hạn chế như sau:
1/ Nhìn thấy mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư bản ở phương Tây, ông tán thành cuộc cách mạng XHCN và tán thành dùng vũ lực để tiến hành cách mạng. Song ông lại phản đối quan điểm của Mác. Ông cho rằng học thuyết của Mác coi đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội là đảo ngược mối quan hệ nhân qủa. Ông nói "chiến tranh giai cấp” không phải là nguyên nhân của sự tiến hóa xã hội mà là những trạng thái bệnh tật phát sinh trong quá trình tiến hoá của xã hội. Ông cho nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau mới là cơ sở của sự tiến hoá xã hội, loài vật thì cạnh tranh với nhau còn loài người thì giúp đỡ lẫn nhau. Ông phủ nhận đấu tranh giai cấp và chủ trương không thực hiện chuyên chính vô sản. Ông nói: "có thể học tư tưởng của C. Mác, còn không thể vận dụng phương pháp của C. Mác". Đó là điều hạn chế thứ nhất của ông.
2/ Ông có quan điểm duy tâm về sự phát triển của lịch sử, cho rằng: nguyện vọng mưu cầu sự sống của loài người quyết định sự phát triển kinh tế của xã hội, từ đó cũng quyết định cả chính trị nữa.
3/ Về quan điểm đối với quần chúng nhân dân, Tôn Trung Sơn cũng mang rõ thiên kiến của giai cấp tư sản. Ông chia làm 3 loại người: biết trước, hiểu trước, biết sau, hiểu sau, và không biết, không hiểu. Biết trước, hiểu trước là những người tư sản, tiểu tư sản và tầng lớp trí thức cửa họ. Không biết, không hiểu là quảng đại quần chúng công nông. Biết sau, hiểu sau là những người ở giữa hai loại người trên.
4/ Tôn Trung Sơn coi chủ nghĩa dân sinh cũng là CNXH, chủ trương làm cách mạng dân chủ tư sản cùng với cách mạng XHCN. Chủ trương ấy của ông thể hiện rõ sự hiểu biết có tính chất chủ quan và ảo tưởng về CNXH.
Về mặt phương pháp nhận thức, ông có sự phát triển mới, đã phê phán quan điểm "Trì, Hành" của Nho gia. Đây là một điểm độc đáo, nổi bật trong tư tưởng triết học Tôn Trung Sơn. Nho gia cho rằng. Biết thì không khó, chỉ có làm mới khó. Như vậy dẫn đến cách hiểu cho rằng biết thì dễ, dù rằng có những vấn đề hiểu được biết được là rất khó khăn. Do đó mà không đi sâu tìm hiểu về mặt lý luận. Còn đối với công việc thì ngại ngùng, không muốn làm vì coi đó là việc khó, không dám hành động.
Tôn Trung Sơn coi sự phê phán quan điểm này là hết sức quan trọng, coi quan niệm “biết thì dễ, làm thì khó” là kẻ thù lớn nhất của mình, uy lực của nó còn gấp vạn lần nhà Mãn Thanh. Để chống lại quan điểm đó của Nho gia ông nêu lên thuyết “Biết khó, làm dễ".
Cuối đời Mãn Thanh, tư tưởng của Vương Dương Minh cũng bị Tôn trung Sơn phê phán mạnh mẽ. Vương Dương Minh nêu lên thuyết "Hợp nhất biết và làm". Tôn Trung Sơn cho như vậy không phù hợp với khoa học và thực tiễn.
Ông lại phát triển thêm quan điểm, nhận thức, chia nhận thức loài người làm 3 giai đoạn, nói lên nhận thức là một qúa trình từ không đến biết, từ biết ít đến biết nhiều từ tự phát đến tự giác.
- Giai đoạn 1: “Không biết mà làm” là con đường thực nghiệm khoa học, qua làm mà người ta biết được sự vật.
- Giai đoạn 2: Làm rồi sau mới biết là từ kinh nghiệm thực tiễn mà nâng lên thành lý luận. Ông đưa ra các ví dụ những người mạo hiểm, người tìm kiếm, người làm thí nghiệm.
- Giai đoạn 3: Biết rồi mới làm là muốn nói sau khi khi khoa học tự nhiên phát triển, có được trí thức rồi sẽ chỉ đạo hành động, như vậy làm cho hành động được thuận lợi hơn và thu được kết quả tốt hơn.
Với quan điểm ‘biết khó, làm dễ", ông cho rằng sau khi cách mạng Tân Hợi thất bại, người của đảng cách mạng mất lòng tin là vì họ coi thường tác dụng của lý luận, họ bị tư tưởng cho rằng biết dễ, làm khó trói buộc.
Tôn Trung Sơn coi trọng lý luận cách mạng và muốn lây dựng thuyết cách mạng. Ông đề tập trung nghiên cứu về triết học, viết những tác phẩm lý luận và gọi việc làm đó là: xây dựng tâm lý.
Để chứng minh cho thuyết "Biết khó, làm dễ" ông đã nêu lên mười sự việc để chứng minh: ăn, uống, dùng tiền viết văn, xây nhà, làm thuyền, xây thành, đào sông, điện học, hóa học, tiến hoá. Như ăn uống là việc hàng ngày ai cũng làm, nhưng muốn hiểu thành phần, những nguyên lý hóa học, sinh lý học, vệ sinh học… của thức ăn thì không phải là dễ. Tiêu tiền là việc giao dịch hàng ngày, nhưng nâng lên trình độ hiểu biết về kinh tế học, ngân hàng học, tiền tệ học... thì không phải là dễ. Chỉ có người XHCN mới hiểu được thực chất của tiền tệ là bắt nguồn từ lao động của con người.
Qua nhiều lần thất bại, Tôn Trung Sơn nhận thấy vai trò to lớn của lý luận và phương pháp đúng đắn.
Tuy vạy, Tôn Trung Sơn đã mở rộng quan điểm "Biết khó, làm dễ" thành quy luật nhận thức phổ biển của con người, thì lại trở thành một sai lầm. Vì từ đó đã coi thường vai trò của thực tiễn, quá cường điệu tác dụng của nhận thức lý tính. Từ đó cũng dẫn đến coi thường tác dụng hoạt động của quần chúng nhân dân, người lao động chỉ biết làm, còn người hiểu biết là những nhà lý luận, nhà khoa học, nhà cách mạng...
Triết học của Tôn Trung Sơn được tổng kết từ kinh nghiệm của những năm cách mạng. Đó là kinh nghiệm của cuộc cách mạng tư sản là kinh nghiệm của những lần thất bại. Nhưng điều đã không phải là không có ý nghĩa đối với chúng ta. Chúng ta, có thể từ tư tưởng của Tôn Trung Sơn mà rút ra hạt nhân hợp lý và chỉ ra những điểm còn hạn chế. Đối với sự nghiệp đổi mới của chúng ta ngày nay, điều đó cũng có ý nghĩa nhất định. Chẳng hạn:
1/ Ông coi vấn đề “dân sinh” là vấn đề trung tâm của chính trị, kinh tế. Đó là quan điểm lịch sử đúng.
2/ Ông đã tìm động lực của sự phát triển trong đời sống kinh tế, nói vấn đề dân sinh là cơm ăn, áo mặc của dân, muốn giải quyết nó phải giải quyết vấn đề sản xuất và đồng thời phải giải quyết cả vấn đề phân phối. Trong kinh tế ông nêu lên hai biện pháp là chia đều quyền sở hữu ruộng đất (sau này phát triển lên thành chủ trương người cày có ruộng) và tiết chế tư bản, phát triển văn minh vât chất TBCN xây dựng một đất nước vượt qua Âu Mỹ về kinh tế.
3/ Ông tin tưởng sự phát triển của lịch sử. Xu thế phát triển đã không có gì ngăn cản được. Ông nói: Trào lưu của thế giới: Từ thần quyền đến dân quyền, bây giờ đã đến lúc dân quyền thì không có gì ngăn cản được.
4/ Những quan điểm dân sinh của ông đặt trên cơ sở của thế giới quan duy vật, coi toàn bộ thế giới vật chất phát triển có 3 thời kỳ: thời kỳ tiến hóa vật chất, thừoi kỳ tiến hóa của các giống loài và thời kỳ tiến hóa của loài người.
5/ Về mặt nhận thức, ông đã đặc biệt coi trọng vai trò của lý luận. Ông đề cao sự hiểu biết, nêu lên quan điểm biết khó, làm dễ. Theo ông đã là quy luật của nhạn thức và nắm được lý luận đúng đắn thì mới chỉ đạo được hành động, cách mạng chưa thành công vì chưa có lý luận, khi cách mạng thất bại sinh ra hoang mang, dao động vì không có lý luận để củng cố niềm tin.
Mặt khác, lý luận triết học của ông cũng còn những mặt hạn chế do tư tưởng của ông là sản phẩm của một thời đại nhất định, do ông là đại biểu của giai cấp tư sản Trung Quốc mặc dù lúc đó có vai trò tiến bộ. Những mặt hạn chế là:
1/ Quan điểm duy vật không triệt để. Khi cho rằng tế bào cũng có tư tưởng, ông đã chịu ảnh hưởng của vật hoạt luân. Khi cho rằng động lực phát triển của xã hội là nguyện vọng mưu cầu sự sống của con người thì ông đã rơi vào CNDT lịch sử.
2/ Phủ nhận quy luật đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội, coi đó là một hiện tượng bệnh hoạn cửa sự tiến hóa, phản đối thực hiện chuyên chính vô sản.
Ông chỉ xuất phát từ lập trường giai cấp tư sản, nêu ra nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Nhà nước cũng chỉ là một tổ chức của sự tương trợ giữa con người với nhau.
3/ Cường điệu vai trò của nhận thức, của lý tính, không thấy tác dụng của thực tiễn, từ đó không thấy được sức mạnh của nhân dân lao động mà chỉ thấy vai trò của những nhà trí thức, những người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên trong hoạt động cách mạng.
[Theo "Tạp chí Triết học "]
# net