Sử 7 [SỬ 7] Trận Tốt Động - Chúc Động

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,747
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Tháng 10 - 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan, nâng số lượng quân Minh ở đây lên tới 10 vạn.
Để giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn, đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

81.c.jpg

Sáng 7 - 11 - 1426, Vương Thông cho xuất quân tiến về hướng Cao Bộ.
Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông, nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của chúng, dồn quân giặc xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt. Kết quả, trên 5 vạn quân giặc tử thương, bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan ; Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận.
Sau chiến thắng Tốt Động - Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng,- vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.
Nguồn sưu tầm
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
- Làm phá sản kế hoạch phản công của quân Minh, tạo lợi thế cho quân ta
- Nghĩa quân thu được nhiều vũ khí, học hỏi được cách chế tạo súng
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Ý nghĩa của trận Tốt động - Chúc động ( cuối năm 1426 )
Ý nghĩa:
+ Trận Tốt Động Chúc Động giành chiến thắng có ý nghĩa đó là
- Làm phá sản kế hoạch phản công của quân Minh do Vương Thông cầm đầu, đồng thời tạo ra lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn của ta. Nhờ đó, quân Minh buộc phải chấp nhận đàm phán và nhanh chóng rút quân về nước.
- Quân Minh mất rất nhiều vũ khí trong trận đấu này, vì vậy bắt buộc chúng. phải tìm cách để có thể chế tạo vũ khí. Vương Thông buộc phải sai quân đi phá chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh. Ngược lại, nghĩa quân Lam Sơn đã thu được rất nhiều vũ khí, đồng thời học hỏi được cách chế tạo súng của quân Minh.
+ Có thể thấy, trận chiến đấu tại Tốt Động Chúc Động là trận chiến quyết định đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời trận chiến này cũng làm cho tên tuổi hai tướng Lý Triện và Đinh Lễ nổi danh.
+ Tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam.
+ Để lại nhiều nhiều bài học kinh nghiệm quý báu: chiến thuật, chiến lược đúng đắn, cách chế súng trường theo kiểu của quân Minh
+ Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc ở giai đoạn sau.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ạ.Bạn có thể tham khảo thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
 
Top Bottom