Sử 7 [sử 7] Trận Bạch Đằng 938

H

hocmai.lichsu

Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
+ Là thắng lợi vang dội nhất của lịch sử Việt Nam trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Thắng lợi này đã chấm dứt thời kì hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của lịch sử dân tộc.
+ Chứng minh ý chí và lòng quyết tâm yêu nước của nhân dân ta trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, quyết tâm chiến đấu để giành lại độc lập chủ quyền dân tộc.
+ Cảnh cáo hành động của các triều đại phong kiến phương Bắc và ý đồ bành trướng của các vua Trung Quốc.
+ Mở đầu thời kì phong kiến độc lập tự chủ của dân tộc Việt.
+ Để lại cho lịch sử dân tộc những bài học về nghệ thuật quân sự, sau này nhà Tiền Lê và nhà Trần đều đã áp dụng chiến thuật bãi cọc ngầm của Ngô Quyền để chống giặc Tống và Mông - Nguyên giành thắng lợi.
 
T

thuylinh2608

ýý nghĩa:là chiến thắng vĩ đại của dân tộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước, đánh tan mưu đồ xâm lược của trung quốc
 
L

luulyvan

...

" Trận thắng lợi trên sông BĐ là cơ sở sau này cho việc phục quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận BĐ này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở 1 thời bấy giờ mà thôi đâu" :)

Ngô Thì Sĩ - Tk 18​
 
H

hoahongthom

Trận Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục bắc Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.:)

nhớ thanks mình cái nha;)

:)]
 
T

thaohoa19982002

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục Bắc Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu, Đài Loan, Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã đánh giá: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt sử tiêu án).
 
4

40phamkinhvy

Trận Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục bắc Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:
"Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu"
 
T

tanpopo_98

sự kiện cần ghi nhớ của nước ta từ thời dựng nước đến năm 938

Sau đây là các mốc lịch sử cần ghi nhớ ở lịch sử lớp 6:
( Đây chỉ là những mốc lịch sử quan trọng, còn chi tiết hơn thì mọi người tham khảo lại ở SGK)


+ Thế kỉ VII: Hùng Vương lập nên nước Văn Lang : Các vùng đất và các bộ lạc được tụ hội thành 1 quốc gia.
+ Năm 214 - 208 TCN: Kháng chiến chống quân xâm lược Tần : cuộc kháng chiến thắng lợi.
+ Năm 207 TCN: Nước Âu Lạc do An Dương Vương thành lập : Nước Âu Lạc thay thế Văn Lang cũ.
+ Năm 179 TCN: Nước Âu Lạc bị Triệu Đà chiếm: An Dương Vương chủ quan nên bị thua. Mở ra thời kì mới: 1000 năm đấu tranh giành độc lập.
+ Năm 40: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Giành chiến thắng, nêu cao tinh thần yêu nước của ND ta. Trưng Trắc lên làm vua.
+ Năm 42-43: Kháng chiến chống quân xâm lược Hán: Nước ta bị quân xâm lược Hán đô hộ.
+ Năm 192-193 : Khu Liên lập nên quốc gia Lâm Ấp thịnh vượng : Khẳng định sức mạnh và lòng yêu nước của nhân dân Chăm pa.
+ Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu: Tuy thất bại nhưng tiếng thơm còn mãi với lịch sử dân tộc.
+ Năm 542: Khởi nghĩa Lí Bí: Giành chiến thắng, đem lại độc lập cho dân ta.
+ Năm 544: Lí Nam Đế ( Lí Bí ) thành lập nước Vạn Xuân: Nền tự chủ được lấy lại.
+ Năm 550: Triệu Quang Phục giành lại độc lập cho đất nước.
+ Năm 679: Nhà Đường chiếm nước ta và đổi tên thành An Nam đô hộ phủ.
+ Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan: Tuy thất bại nhưng cũng giảm phần nào được chính sách cống nộp.
+ Năm 776-791: Khởi Nghĩa Phùng Hưng: Giảm được chính sách thuế của bọn đô hộ với nhân dân ta.
+ Năm 905: Nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ lên làm Tiết độ sứ: giành quyền tự chủ cho đất nước.
+ Năm 930-931: Dương Đình Nghệ thành công trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất.
+ 938: Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng: chiến thắng oanh liệt chỉ trong 1 ngày, khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước => mở ra thời kì mới, thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước.
 
T

tanpopo_98

[COLOR="DarkRed"]Mình sẽ nói thêm về nước ta những năm ở thế kỉ VIII đến năm 938.[/CO

Như ta đã biết, giữa thế kỉ VIII, nhà Đường bắt đầu suy yếu do các cuộc khởi nghĩa nông dân, Hoàng Sào,... xảy ra. Để dẹp hết tất cả các cuộc khởi nghĩa đó không phải là dễ và lực lượng quân Đường dần hao hụt. Đến giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ ( tên gọi nước ta bấy giờ ) là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Nhân cơ hội đó, tướng cũ của nhà họ Khúc là Dương Đình Nghệ đã mở ra cuộc khởi nghĩa giành quyền tự chủ cho đất nước. Ông tự xung là Tiết độ sứ, đóng bản doanh ở thành Đại La. Nhà Đường lúc đó do lực lượng quân không đủ đã phong cho Dương Đình Nghệ chức Tiết độ sứ vào năm 906. Mục đích của chúng là ra oai và để chứng tỏ là nước ta vẫn còn dưới lãnh thổ đất nước chúng, đúng là sắp diệt vong mà vẫn còn tham lam.
Tuy nhiên, đất nước ta đã giành lại được quyền tự chủ, không còn phải lệ thuộc vào bọn đô hộ, nhân dân không còn lầm than, cơ cực vì bị bóc lột dã man với chính sách thuế dài dằng dặc vô lí không kém. Dân ta hả hê vì cuộc sống mới đã ổn định, văn minh, không còn bị phụ thuộc, từ nay con em được học hành,... Nhiều nhiều điều tốt đẹp nữa mà Người anh hùng Dương Đình Nghệ đã đem đến cho đất nước ta thời bấy giờ...
Niềm vui của nhân dân ta chưa được bao lâu thì Dương Đình Nghệ bị tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết hại vào năm 937. Đó là một ngày u ám phủ đầy đất nước vừa giành lại được độc lập, một quốc gia đang còn non trẻ mà vắng bóng đấng minh quân như Dương Đình Nghệ. Lo sợ vì niềm căm phẫn của nhân dân, Kiều Công Tiễn bèn cho người sang nhà Nam Hán cầu cứu.
( Nam Hán là một quốc gia nhỏ nằm gần nước ta và nhà Đường bấy giờ. Nhân nhà Đường suy yếu, Lưu Ẩn-một Tiết độ sứ đã chiếm các quận, huyện của Vân Nam ( tỉnh Quảng Đông-Trung Quốc bây giờ) lập ra nhà Hán năm 904, đến năm 907, Lưu Ẩn mất, em trai là Lưu Nham lên thay, đổi tên thành nhà Nam Hán, có ý định cướp nước ta nhưng thất bại trong cuộc khởi nghĩa của Dương Đinh Nghệ).
Vua Nam Hán bấy giờ là Lưu Cung hoan hỉ vì nghĩ sắp trả được mối thù năm xưa. Hắn điều hết binh mã, lương thực để chuẩn bị cho cuộc đàn áp. Lưu Cung chia thành 2 đạo quân. Đạo thủy theo đường biển vào nước ta do thái tử Hoằng Thao cầm đầu. Riêng Lưu cung, hắn trực tiếp dẫn đầu 1 đạo quân bộ đóng ở Hải Môn ( Quảng Đông ), sẵn sàng tiếp ứng cho quân của Hoằng Thao.
Cuối năm 938, Ngô Quyền (898-944), vị tướng giỏi đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ đã đem binh từ Ái Châu (Thanh Hoá bây giờ) ra diệt Kiều Công Tiễn, trừ mối hoạ bên trong. Sau đó, ông huy động nhân dân cả nước khẩn trương bước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Nắm vững tình hình cũng như đường tiến quân của địch, Ngô Quyền bàn với các tướng sĩ rằng: "Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được! Song chúng có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua cũng chưa biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu và bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự không kế gì hay hơn kế ấy cả". Các tướng đều phục kế sách ấy là chắc thắng.
Ngay sau đó, Ngô Quyền đã huy động quân dân đẵn gỗ, đẽo cọc vát nhọn, bịt sắt cắm đầy lòng sông Bạch Đằng ở những chỗ hiểm yếu gần cửa biển tạo thành một trận địa ngầm, hai bên bờ có quân mai phục. Đó là một thế trận hết sức chủ động và lợi hại, thể hiện một quyết tâm đánh thắng quân giặc của chủ tướng Ngô Quyền và quân dân ta.
Hoằng Thao thống lĩnh thuỷ binh hùng hổ kéo vào cửa sông Bạch Đằng. Lúc đó nước triều đang lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, dụ quân giặc từ vịnh Hạ Long vào sông Bạch Đằng, rồi vờ thua chạy. Tên tướng trẻ kiêu ngạo Hoằng Thao mắc mưu, thúc quân chèo thuyền hăm hở đuổi theo, vượt qua trận địa cọc ngầm của ta. Quân ta cầm cự với giặc. Đợi khi nước thuỷ triều rút xuống, Ngô Quyền hạ lệnh cho toàn quân đánh quật trở lại. Thuỷ quân giặc hốt hoảng quay đầu chạy. Ra đến gần cửa biển, thuyền địch đâm phải cọc nhọn, bị vỡ và bị đắm rất nhiều. Quân giặc phần bị giết, phần chết đuối, phần còn lại phải đầu hàng hoặc bị quân ta bắt sống. Toàn bộ đạo quân thuỷ xâm lược của Nam Hán, kể cả Hoằng Thao đã vĩnh viễn bị nhấn chìm xuống dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Vua Nam Hán đang điều quân sang tiếp viện cho con, nhưng nửa đường nghe tin Hoằng Thao chết trận, quân lính bị tiêu diệt gần hết, hắn kinh hoàng, khủng khiếp đành "thương khóc thu nhặt quân còn sót lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Mưu đồ xâm lược của vua tôi nhà Nam Hán đã bị Bạch Đằng Giang nổi sóng cuốn chìm.


Sự kiện lịch sử: Ngô Quyền chống quân Nam Hán chỉ trong vòng 1 ngày đã:
+ đập tan âm mưu xâm lược nước ta của các triều đại phong kiến Phương Bắc.
+ mở ra một thời kì mới cho đất nước ta: thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nước ta từ sau năm 938 đã sạch bóng quân thù.
Nhân dân nhớ công lao to lớn của vị tướng giỏi, đã lập đền thờ sau khi ông mất ở chính quê hương ông - làng Đường Lâm ( Sơn Tây - Hà Nội ngày nay )
Tiểu sử về Ngô Quyền: Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, quê ở làng Đường Lâm ( Sơn Tây - Hà Nội ngày nay ).
Ông là con trai của quan mục Đường Lâm là Ngô Mân, sau trở thành bộ tướng và con rể của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ ( 931 - 937 ), được giao cai quản Ái Châu ( Thanh Hóa bây giờ)
 
Last edited by a moderator:
I

ilovemyfriendforever

-Biến đổi về KTế:trình bày đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu lạc.(sgk)
-Cuối cùng là 179 bị nhà Triệu xâm lược.
 
L

lykem_1997

[lich sử 7]TRẬN CHIẾN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.


800px-Chienthangbachdang.jpg

Mô hình chiến thắng Bạch Đằng năm 938


Hoàn cảnh

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán - một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân - giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.

Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.

Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.

Lưu Cung cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao Chỉ vương", thống lĩnh thủy quân.

Diệt nội phản

Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.

Vua Hán Lưu Nghiễm cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu là Tiêu Ích. Ích nói:

"Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến".

Vua Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.

Trong khi vua Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.

Mượn cọc nhọn và thuỷ triều

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền bảo các tướng tá rằng:

"Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát".

Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị phát lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.


bandotranBachDang938.jpg

Bản đồ trận Bạch Đằng năm 938


Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền của do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.

Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân.

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Sau này trong Trận Bạch Đằng, 1288, Trần Hưng Đạo đã vận dụng lối đánh này để đánh thắng quân Nguyên Mông.

Điều kiện thành công

Chiến thuật quân sự của Ngô Quyền rất độc đáo và đúng như nhận định của Lê Văn Hưu: "Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi". Tuy nhiên, theo các nhà quân sự, việc áp dụng chiến thuật lấy cọc nhọn đâm thuyền địch muốn thành công cần có sự kết hợp chặt chẽ với một số mưu mẹo khác.

- Thứ nhất, phải dụ địch đến đúng bãi cọc đã đóng giăng bẫy khi thuỷ triều còn cao, bãi cọc chưa bị phát lộ.

- Thứ hai, phải nắm rất vững quy luật thuỷ triều theo từng giờ và tính toán thời điểm để khi thuyền quân địch tới bãi cọc rồi, thuỷ triều mới rút, có như vậy thuyền địch mới bị mắc cạn và bị cọc đâm.

Chỉ khi có đủ hai điều kiện trên, mưu kế mới phát huy tác dụng. Nếu nước triều rút quá sớm so với dự định, bãi cọc sớm phát lộ, thuyền địch sẽ biết và tránh xa cảnh giác, như vậy mưu sự hỏng. Không những thế, rất có thể chính các thuyền phía quân mình sẽ bị vướng cọc, thành "gậy ông đập lưng ông".

Nếu nước triều rút quá muộn so với dự định, thuyền chiến của địch cứ thế vượt qua, không có trở ngại gì, coi như bãi cọc đóng xuống vô tác dụng. Đây chính là trường hợp mà các nhà quân sự Việt Nam đã ghi lại của trận Bạch Đằng năm 981, quân Tống đã vượt qua bãi cọc để vào được đất liền mà không bị trở ngại (tuy nhiên sau đó vẫn bị mắc mưu Lê Hoàn và đại bại).

Vì vậy, để mưu sự thành công, ngoài việc chuẩn bị cọc nhọn một cách bí mật và hoàn thành sớm, việc dụ địch đi theo đúng lộ trình mình muốn và đến vào thời điểm mình muốn mang ý nghĩa quyết định. Mưu sự thành công có thể quyết định toàn bộ cuộc chiến chỉ trong 1 buổi và Ngô Quyền đã thành công bởi mưu kế độc đáo và tính toán, vận dụng chính xác quy luật của tự nhiên.

Người vận dụng lại mưu kế này là Trần Hưng Đạo trong trận Bạch Đằng năm 1288 cũng biết cách kết hợp áp dụng chính xác như vậy nên lại lập đại công phá quân Nguyên. Đời sau nghe chuyện dùng cọc đâm thuyền địch có vẻ dễ dàng, nhưng khi áp dụng cụ thể mới thấy không hoàn toàn dễ dàng để có thắng lợi như sử sách đã ghi. Không phải ngẫu nhiên mà cả Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đều được xem là danh tướng trong lịch sử Việt Nam.

Ý nghĩa

Trận Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục bắc Triều Tiên, chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:

"Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt sử tiêu án).

 
A

alomoon

Trận đánh này có ý nghĩa quan trọng trong Lịch Sử VN!Ca ngợi vị anh hùng Ngô Quyền xứng đáng danh hiệu Vị Tỗ Trung ương!^^!Mở ra 1 thời đại New!
 
P

previewchandai

Trả lời hộ tui câu nì với :
Vì sao nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII-XVIII phát triển cao ?
 
L

lan_phuong_000

Top Bottom