Sử 7 [sử 7] Phong trào Tây Sơn

S

s2thiensutinhyeus2

Vì Nghĩa quân " lấy của người giàu chia cho người nghèo " , xoá nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế . Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan
 
T

tiendat_no.1

Tớ chỉ trả lời bừa thế thôi ...hic ...........vì tớ là NÔBITA mà !!

Vì trong lúc nhân dân đang phải khổ cực , nghĩa quân đã " lấy của người giàu chia cho người nghèo ", xoá nợ cho họ và bãi bỏ nhiều thứ thuế ;;; Vì chủ trương của cuộc khởi nghĩa là bênh vực cho người nghèo ,nhân dân xem nghĩa quân là những kẻ nhân đức đối với người nghèo : "Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo ... Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan ." :)>-
 
L

linh030294

(*) Trời ban cho ấn kiếm, bút nghiên: Sau đêm kính nhận mệnh trời trên đỉnh Trung Sơn, một hôm, trời bỗng nổi sấm chớp đùng đùng rồi tuôn mưa xối xả. Nguyễn Nhạc đang vui vẻ đàm đạo với khách tại nhà thì thấy một người hớt hải đội mưa chạy đến và thưa: - Vừa rồi, sét đánh vỡ tung một tảng đá trên Hòn Giải, tôi tình cờ đi qua và thấy trong đá vụn có cái này. Nguyễn Nhạc chỉ mới liếc qua đã mỉm cười và nói: - Đó là ấn thiêng trời ban cho ta, ta biết rồi, đưa đây cho ta! Mọi người chưa hết ngạc nhiên thì lại thấy một người khác cũng hớt hải đội mưa chạy đến nhà Nguyễn Nhạc và thưa rằng: - Lúc nãy, tôi đi qua Gò Sặt, thấy sét đánh vỡ tung một tảng đá và trên đống đá vụn ấy có thanh kiếm lạ này. Nguyễn Nhạc cũng chỉ liếc qua một cái đã quả quyết: - Đó là kiếm báu trời ban cho ta, ta biết rồi, đưa đây cho ta! Từ đây, Nguyễn Nhạc có thêm ấn thiêng và kiếm báu. Tin ấy nhanh chóng loan đi khắp nơi. Thiên hạ cho rằng chuyện đất nổi sóng sẽ chẳng còn bao lâu nữa. Kể từ đó, Hòn Giải có tên là Ấn Sơn và Gò Sặt có tên là Kiếm Sơn. Bấy giờ, lòng người ở Tây Sơn đều hướng về Nguyễn Nhạc, người ta tin là rất định sẽ có ngày Nguyễn Nhạc chính thức lên ngôi. Có nhân kiệt ấy cũng bởi có địa linh, mỗi ngọn núi của Tây Sơn từ đây lại có thêm những tên gọi mới, hùng tráng và thiêng liêng kì lạ: - Núi Ngang (tên chữ là Hoành Sơn) vốn dĩ chỉ là một dãy núi bình thường, nhưng từ đây được mô tả với dáng vẻ khác thường: “xa trông, Hoành Sơn như bức bình phong của trời ban tặng”. - Hai ngọn núi nhỏ, một ở bên phải và một ở bên trái Hoành Sơn, từ đây được người đời gọi là Nghiên Sơn và Bút Sơn. Trên đỉnh Nghiên Sơn có vũng nước không bao giờ cạn, đời truyền tụng rằng đó chính là nguồn mực vô tận, đủ để chép tất cả những sự tích phi thường của Tây Sơn. Bút Sơn xa trông như một ngọn bút lớn đang chĩa thẳng lên trời. Chuyện “kinh thiên động địa” của Tây Sơn phải chép giữa trời xanh rộng lớn cho muôn đời thấu tỏ. - Cũng ở dưới chân núi Ngang có hai núi nhỏ nữa. Một có tên là Hòn Giải, tức Ấn Sơn, thi thoảng cũng có người gọi là Cổ Sơn. Sở dĩ gọi là Cổ Sơn vì xa trông, Hòn Giải rất giống hình cái trống (âm Hán Việt đọc là Cổ). Núi nhỏ thứ hai vốn có tên là Hòn Một, bỗng được mang tên mới là Chung Sơn. Sở dĩ gọi là Chung Sơn vì xa trông, ngọn núi này có hình dáng tựa như cái chuông (âm Hán Việt đọc là Chung). - … Nhưng, nếu Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế thì liệu ngôi vị hoàng đế của Nguyễn Nhạc sẽ tồn tại trong bao lâu? Nếu Nguyễn Nhạc ở ngôi lâu, lại truyền nối được nhiều đời mà không theo Nguyễn Nhạc, tức là trái mệnh trời, thế nào cũng sẽ bị nghiêm trị. Nếu Nguyễn Nhạc chỉ ở ngôi hoàng đế trong một thời gian ngắn thì theo Nguyễn Nhạc, sau thế nào cũng sẽ bị kẻ khác trả thù. Nguyễn Nhạc biết rất rõ điều này. Ông lại tìm cách trấn an và đó chính là cơ sở nảy sinh của một câu chuyện li kì khác. Táng hài cốt song thân vào long mạch dưới chân Hoành Sơn: Chuyện kể rằng, vào một ngày nọ, có một thầy địa lí lừng danh từ Trung Quốc đến Tây Sơn. Lần theo mạch đất, ông đã dừng lại và đứng trầm ngâm dưới chân núi Hoành Sơn. Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông ta trồng hai bụi trúc ở hai vị trí khác nhau trên khu đất đầy sỏi. Nguyễn Nhạc đã bí mật theo dõi và biết chắc đó là phép thử huyệt khí của thầy địa lí. Nguyễn Nhạc liền canh chừng từng ngày một. Thế rồi một trong hai khóm trúc khô héo dần và chết, còn khóm kia thì vẫn xanh tươi lạ thường. Nguyễn Nhạc đoán là long huyệt nằm ở đấy, bèn đào một khóm trúc đã chết khô ở nơi khác đem đến, nhổ khóm trúc tươi tốt đi mà trồng thay vào. Việc vừa xong thì cũng đúng lúc thầy địa lí quay trở lại. Thấy cả hai khóm trúc đều khô héo, ông ta liền bỏ đi luôn, không trở lại Tây Sơn nữa. Thầy địa lí đi rồi, Nguyễn Nhạc lập tức đem hài cốt của song thân cải táng vào long huyệt. Việc này khiến cho dân Tây Sơn đương thời rất vui. Họ tin rằng một người được trời che đất chở như Nguyễn Nhạc thì phúc đức sẽ bền lâu vô cùng. Họ tìm đến với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ngày một đông đảo. Khu mộ cải táng của song thân Nguyễn Nhạc về sau bị triều Nguyễn khai quật trả thù. Đó chính là di tích Hai hố Nguyệt hiện còn ở chân núi Hoành Sơn. Cũng chuyện cải táng hài cốt của song thân vào long huyệt do thầy địa lí người Trung Quốc tìm ra, dân Tây Sơn còn có một truyền thuyết khác. Chuyện kể rằng, sau khi biết chắc mình đã tìm được long huyệt dưới chân Hoành Sơn, thầy địa lí liền trở về cố hương, lấy hài cốt của tổ tiên mình, đựng vào một cái tráp thật đẹp, định đem sang để cải táng vào đấy. Khi thầy địa lí gần đến long huyệt thì thấy một con cọp lao ra. Hốt hoảng, ông ta quăng cả tráp mà chạy. Khi hoàn hồn và quay trở lại, thầy địa lí thấy cái tráp hãy còn nguyên, nằm lăn lóc bên đường. Ông ta vui mừng đem đến long huyệt mai táng cẩn thận. Xong, ông ta về mà không hề biết rằng con cọp kia chỉ là cái lốt Nguyễn Nhạc đội vào để hù và cái tráp kia ngỡ như còn nguyên vẹn nhưng kì thực đã bị Nguyễn Nhạc đánh tráo. Đó không còn là hài cốt tổ tiên thầy địa lí mà là hài cốt song thân Nguyễn Nhạc. Vài truyền thuyết dân gian kể trên rõ ràng mang đậm màu sắc mê tín. Đó là hiện tượng tự nhiên của thế kỉ XVIII và của quá khứ dân tộc ta nói chung. Có truyền thuyết nảy sinh do lòng ngưỡng mộ của nhân dân đối với ba anh em Tây Sơn, cũng có truyền thuyết có thể do chính ba anh em Tây Sơn dựng nên. Dù ra đời từ nguồn gốc nào, các truyền thuyết này cũng mang lại sự nhất trí ngày càng cao độ trong đồng bào các dân tộc sinh sống ở vùng đất Tây Sơn, tạo ra được một ngọn cờ chính trị, thể hiện ý chí quật khởi chung của nhân dân bị áp bức đương thời.
(*) Bạn có thể vào đây tham khảo thêm :D :D :D
Nguồn : http://www.chuyenquangtrung.com.vn/forums/showthread.php?tid=1011
 
Top Bottom