Sử 7 [sử 7]Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

T

thaihoanglengoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình trả lời mấy câu hỏi này với:
1Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?
2Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn?
3Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây được thể hiện như thế nào?
 
X

xuananlac

1:Nhiều ruộng đất mới được hình thành, đặc biệt là 2 huyệnn Kim Sơn va Tiền Hải , diện tích đất cày cấy được gia tăng.
2:Thủ công nghiệp vẫn không ngừng phát triển .Thợ thủ công phải nộp theu san phạm nặng nề.
3;Không cho ngừơi phương Tây mở cửa hàng.Họ chỉ được ra vào 1 số cảng đã qui định.

>>>Bạn nhớ viết bài có dấu nhé.
Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
D

dieuanh_23111998

1) Khuyến khích khai hoang nhưng nông nghiệp vẫn chưa phát triển vì ruộng đất trong làng xã bị bỏ hoang rất nhiều bở
2) Thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện nhiều đô thị
3) Khước từ mọi quan hệ với người phương Tây, cấm người phương Tây truyền đạo, chỉ cho mua bán, trao đổi hàng hóa ở các cảng
 
T

taianhpro000

không các bạn nhầm rồi
chính sách ngoại giao chia làm 2 giai đoạn:
-giai đoạn đầu dưới thời vua Gia Long: nhà Nguyễn thực hiện chính sách mở cửa với Pháp và đạo Thiên Chúa
-giai đoạn sau: nhà Nguyễn thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.
nhớ cảm ơn cho mình nha
 
H

huynhducbd

Đúng ra, việc khai hoang miền Đông Nam Bộ buổi ban đầu là do di dân người Việt tự động vượt biển vào đây tìm đất lập nghiệp không có sự can thiệp hay tổ chức gì của các chúa Nguyễn.



Chỉ từ năm 1698, khi Nguyễn Hữu Kính (có sách gọi là Cảnh) theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào "kinh dịch" (tổ chức việc quản lý hành chính, kinh tế, xã hội) thì đất Đông Phố (tên cũ gọi chung đất Biên Hòa - Gia Định ngày nay) mới bắt đầu chịu sự cai trị của các chúa Nguyễn, và dân số ở đây đã có hơn 10.000 hộ với 200.000 khẩu.



Vì vậy, nét đặc trưng độc đáo nhất của đất Nam Bộ là ngay từ đầu và trong suốt 300 năm sau, đều thuộc quyền tư hữu của nông dân hay điền chủ, chứ không bao giờ thuộc quyền sở hữu tập trung của nhà vua như ở miền Bắc, miền Trung, mặc dù về danh nghĩa quy định đất đai là tài sản của nhà vua. Không phải chỉ dưới thời các chúa Nguyễn trong các thế kỷ XVII, XVIII mà ngay cả dưới thời các vua Nguyễn từ thế kỷ XIX trở đi, để khuyến khích dân đẩy mạnh khai hoang, vua quan triều Nguyễn vẫn mặc nhiên thừa nhận quyền tư hữu đất đai của những người có công khai phá. Trong Gia Định thành thông chí một tác phẩm được viết đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức đã phản ảnh lại tình hình này như sau: "Dân ở vùng này đều có thể tự do đi khai khẩn đất ruộng ở các vùng khác, ai muốn đến ở đâu, khai khẩn ruộng gò, ruộng thấp ở nơi nào tùy ý. Lựa chọn đất đai rồi chỉ cần khai báo với nhà cầm quyền là mình trở thành nghiệp chủ khoảnh đất ấy, chính quyền cũng không đo đạc xem diện tích bao nhiêu, không cần biết đất ấy tốt xấu thế nào. Người nghiệp chủ tùy theo điền sản mình chiếm rộng hẹp mà tự nguyện nộp thuế nhiều hay ít và nộp thuế bằng thóc dùng hộc già hay hộc non đong cũng được".

Chỉ từ thế kỷ XVIII trở đi, khi có những đợt di dân khẩn hoang lớn do chính quyền nhà Nguyễn tổ chức, do binh lính thực hiện, hay do "dân có vật lực" chiêu mộ đi khẩn hoang lập đồn điền thì tình trạng di dân tự do khai hoang mới không còn dễ dàng nữa.

Như vậy là quá trình khai hoang châu thổ Nam Bộ dưới thời nhà Nguyễn đã được tiến hành qua ba giai đoạn theo ba phương thức:
Giai đoạn đầu trong thế kỷ XVI đến năm 1698, do từng nhóm nhỏ di dân người Việt ở miền Bắc, miền Trung đi lẻ tẻ vào theo hai hướng đường biển và đường bộ, chỉ dừng lại ở miền Đông khai khẩn những vùng đất cao ven sông, nơi có nước ngọt hay ở những vùng giáp ranh con nước giữa ngọt mặn mới có thể sinh hoạt và trồng trọt.

Giai đoạn hai là dưới thời các chúa Nguyễn trong thế kỷ XVII, XVIII (từ 1698, đến cuối thế kỷ XVIII). Trong giai đoạn này phương thức từng nhóm nhỏ đi lẻ tẻ vào khai hoang vẫn còn tiếp tục, nhưng chủ yếu đã thêm hai phương thức mới:

Một là, việc khai hoang lập đồn điền của binh lính quan lại và kẻ giàu có - "dân có vật lực" - chiêu mộ dân từ Đàng Trong vào lập nên những điền sản lớn - những đồn điền quân sự hay dân sự.

Hai là, do các đoàn quân tướng người Hoa, nguyên là quan lại nhà Minh không chịu khuất phục nhà Mãn Thanh, bỏ chạy sang Việt Nam xin tị nạn làm ăn. Họ cũng tiến hành khai khẩn đất hoang phát triển nghề nông lúc đầu, nhưng chủ yếu chỉ nhằm phục vụ cho việc tồn tại của họ để về sau xây dựng chợ búa, phố xá, đô thị, đẩy mạnh việc mua bán, phát triển thành các vùng Cù Lao Phố, Nông Nại đại phố và Cảng Mang Khảm - Hà Tiên sầm uất phát đạt một thời.

Giai đoạn ba dưới các thời vua triều Nguyễn trong thế kỷ XIX (1802 - 1883) Sau khi thắng Tây Sơn, lên ngôi vua năm 1802, Gia Long vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc khai hoang ở đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở các chúa Nguyễn đã đạt được trong thế kỷ XVII, XVIII với tốc độ nhanh hơn, nhất là với các công trình đào kênh lớn như kênh Rạch Giá - Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế... Nhà Nguyễn đẩy mạnh tốc độ khai hoang trong thế kỷ XIX nhằm 3 mục tiêu:

Một là, mở mang đất đai canh tác để phát triển sản xuất lương thực, đồng thời để tăng thêm nguồn thu tô thuế.

Hai là, để bảo đảm an ninh quốc phòng nhất là vùng biên giới phía Tây, thường có quân Xiêm quấy phá và dân bản địa vùng Ba Xuyên - Tịnh Biên cũng đã từng nổi dậy chống nhà Nguyễn. Việc khai hoang, lập đồn điền, đào kênh rạch ở vùng này nhằm mục đích chính yếu là kiểm soát, đề phòng và khống chế sự xâm lược của quân Xiêm và sự chống đối của dân địa phương.

Ba là, phát triển giai cấp địa chủ làm chỗ dựa cho chính quyền nhà Nguyễn ở Nam Bộ.

Sự quan tâm đặc biệt của các vua triều Nguyễn về việc đẩy mạnh khai hoang ở Nam Bộ thể hiện rõ trong con số tỷ lệ sau đây: Từ năm 1802 đến 1855, nhà Nguyễn đã ban hành 25 sắc dụ về việc tổ chức khai hoang trên toàn quốc, trong đó có đến 16 sắc dụ cho Nam Bộ, hai ở miền Bắc, một ở Kinh kỳ và sáu ở nơi khác.

Nhà Nguyễn cũng đã có nhiều biện pháp khai hoang tích cực:

Trước hết, vẫn khuyến khích di dân tự do khai phá đất hoang bằng nhiều thủ tục dễ dãi và tự do lựa chọn nơi khai phá, thậm chí vẫn còn trợ cấp thêm tiền thóc, nông cụ, có lệ khen thưởng bằng tiền và phẩm hàm chức sắc cho những ai khai hoang nhiều với các mức cụ thể từ 20 mẫu đến 800 mẫu, và cũng có lệ phạt bằng tiền, trừ lương và phạt đánh từ 60 trượng đến 100 trượng đối với các quan chức có trách nhiệm mà để ruộng đất bỏ hoang nhiều hay ít.

Hai là, ra lệnh cho quan lại địa phương phải bảo đảm mức khai hoang lập làng mới để phát triển nông nghiệp và bảo đảm an ninh quốc phòng, nhất là ở vùng biên giới với chính sách được miễn thuế 3 năm nay hay lâu hơn và được thưởng phạt rõ ràng nghiêm khắc.

Ba là bản thân triều đình cử những đại quan đứng ra tổ chức binh lính hay mộ dân khai hoang lập đồn điền, xây dựng làng ấp, và đào những công trình thủy lợi quy mô để phát triển nông nghiệp và giao thông đường thủy.

Do đó, công cuộc khai hoang đào kênh phát triển nông nghiệp ở Nam Bộ dưới thời các vua Nguyễn nổi lên 3 đặc điểm đáng chú ý sau đây:

Một là, triều đình cử đại quan trực tiếp thực hiện.

Hai là, với những công trình thủy lợi quy mô lớn bằng hệ thống kênh mương nhân tạo thích hợp để giải quyết tích cực việc dẫn thủy nhập điền phát triển nông nghiệp.

Ba là, bên cạnh lực lượng cá nhân nhóm nhỏ lẻ tẻ tiểu nông và quân lính quan lại triều đình, lực lượng "dân có vật lực" chiêu mộ người nghèo đi khai hoang lập ấp ngày càng nhiều do chính sách khen thưởng khích lệ tích cực của triều đình, tạo ra tầng lớp điền chủ mới đông đúc, đưa đến tình trạng tranh giành, kiêm tính, chiếm đoạt ruộng đất, làm cho quá trình tập trung tích tụ ruộng đất bắt đầu với những điền chủ lớn có điền trang, điền sản mênh mông.

Cộng cả 3 lực lượng với những biện pháp và phương thức năng động tích cực nói trên, công cuộc khai hoang phát triển nông nghiệp ở Nam Bộ trong thời gian này đã đạt được những thành quả to lớn hơn 2 thế kỷ trước mà chủ yếu là mở rộng thêm đồng bằng miền Tây. Theo kết quả đo đạc của các đại thần Trương Đăng Quế, Nguyễn Kim Bảng, Trương Minh Giảng vào năm 1836 để lập điền bộ chính thức đầu tiên của 6 tỉnh thuộc Gia Định thành ghi rõ trong Quốc triều chính biên toát yếu thì tổng diện tích đất đai đã khai phá được của toàn Nam Bộ lúc bấy giờ là: "Nguyên trưng điền thổ 20.197 sở, 13 giây 8 đám và linh tinh 3.464 mẫu, nay đo đạc thành điền thổ khoảng hơn 60.075 mẫu và nguyên trước là ngạch ruộng hơn 65 sở, nay khám thành ao nuôi cá cả thảy 1.017 miếng". Về sau đến năm 1869, thực dân Pháp có công bố lại về con số này là 591.100 mẫu tức là 295.550 ha (trong Annuaire de la Cochinchine).

Con số cụ thể có thể thêm bớt ít nhiều, nhưng qua ba giai đoạn khai hoang trên 300 năm đã lần lượt hình thành 5 trung tâm phát triển nông nghiệp xung quanh những trung tâm đô thị sầm uất.

Khu vực dọc theo trục giao thông thủy bộ Mô Xoài - Bà Rịa - Trấn Biên (Biên Hòa - Đồng Nai) mà tâm điểm có thời là Cù Lao Phố, một thương cảng lớn nhất ở miền Nam lúc bấy giờ. Hệ thống địa điểm định cư phát triển nông nghiệp của vùng này là Bà Rịa, Đồng Môn, Long Khánh, Tân Uyên, Thủ Đức, Giồng Ông Tố, Thủ Thiêm, Nhà Bè, Thủ Dầu Một, Lái Thiêu...

Khu vực vùng Bến Nghé - Sài Gòn (Phiên Trấn). Sài Gòn hay Sài Côn mà trước là Prei Noker, mà ngày nay là Chợ Lớn. Đây là một vùng canh tác nông nghiệp lúa nước rộng lớn, kéo dài, bao trùm cả ngoại vi Bến Nghé, Sài Gòn, Cần Đước đến Gò Công, Cửa Đại, Ba Lai. Lấy tên là vùng Bến Nghé - Sài Gòn vì Bến Nghé - Sài Gòn là tâm điểm của vùng này. Suốt 300 năm qua đây là một trung tâm thương mại, một thương cảng, một đô thị lớn nhất của Nam Bộ và miền Nam. Tâm điểm này nối liền với Cù Lao Phố. Nó nằm cạnh ranh trấn Gia Định, an ninh được bảo đảm hơn, thị trường mua bán rộng rãi hơn, nên nó phát triển rất nhanh, thay thế vị trí Cù Lao Phố suốt thế kỷ XVIII, XIX trở đi.

Vùng Ba Giồng (bao gồm một phần 2 huyện Phước Long, Tân Bình và bao trùm cả vùng Vũng Cù tức Tân An và Vàm Cỏ ngày nay). Đây là vùng đất canh tác nông nghiệp rất tốt, năm 1679 chúa Hiền đã cho phép Dương Ngạn Địch đem 1.000 quân lính và gia nhân đến khai phá lập nghiệp ở đây. Đến năm 1741 vùng này đã phát triển sung túc, nhiều thóc gạo. Kho lúa Cam Lạch (một trong chín kho lớn toàn quốc) đã được thiết lập ở đây để thu tô thuế tải về kinh.

Khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long ven sông Tiền, sông Hậu đến tận ven sông Vàm Cỏ gọi là vùng Mỹ Tho - Long Hồ (Vĩnh Long - Mỹ Tho - Cần Thơ - An Giang). Vùng đất này có một tầm quan trọng đặc biệt về cả hai phương diện chiến lược: bảo đảm an ninh quốc phòng và phát triển nông nghiệp. Tiền Giang và Hậu Giang là đường chuyển quân chính yếu giữa miền Nam và Cao Miên. Đây là vùng đất phì nhiêu màu mỡ rất tốt, quanh năm có nước ngọt, mùa lũ không ngập, một vùng đất lý tưởng để làm ruộng, trồng màu, trồng dâu nuôi tằm, trồng cau, dừa và các loại cây trái đặc sản. Về sa, đã sớm trở thành vựa lúa giàu có nhất nước. Đây cũng là vùng giàu có nhất nước về cây ăn quả, về thủy hải sản. Ba nền văn minh về nông nghiệp của Nam Bộ chủ yếu cũng xuất hiện phần lớn ở vùng này. Đó là văn minh lúa nước, văn minh miệt vườn và văn minh kênh rạch Nam Bộ.

Khu vực Mang Khảm - Hà Tiên - Phú Quốc - Rạch Giá - Cà Mau còn gọi là vùng Hương Uúc, Trảng Ké, Cần Bột, Gi Khê... Vùng này do quân lính và gia nhân cánh Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ khai khẩn và phát triển thành một thương cảng phồn vinh rất sớm. Phần nông nghiệp chỉ là thứ yếu của một số thổ dân và người Việt di cư đến đây từ trước. Còn cánh quân người Hoa của Mạc Cửu chỉ lo buôn bán và mở sòng bạc.

Nhìn chung lại, triều Nguyễn có công khai phá đất hoang, đào kênh mương, phát triển nông nghiệp ở vùng đất Nam Bộ của họ, mặc dù người thực hiện công việc này chủ yếu là nhân dân lao động, là di dân người Việt dưới sự điều hành trực tiếp của một số đại thần tài năng trung thực hết lòng vì dân vì nước như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Thoại, Trần Đình Túc... Trong đó việc cần đặc biệt nhất đáng nhấn mạnh là việc tổ chức đo đạc, vẽ lại bản đồ, lên sổ địa bạ đầy đủ, rõ ràng đất khai phá được ở Nam Bộ. Có thể nói đây là một công lao to lớn đối với việc mở mang khai khẩn xây dựng đất nước, phát triển kinh tế văn hóa Việt Nam nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Ngay trong những sổ địa bạ lúc bấy giờ, các vua triều Nguyễn đã sớm xác định chủ quyền đất đai của nước ta tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc. Trường Sa đã được ghi rõ thuộc địa bộ Gia Định Thành.
__________________
 
Top Bottom