Sử 7 [Sử 7] 1 số danh nhân văn hóa

H

haibucdungnhan

nguyễn trãi : có nhiều tác phẩm lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, bình ngô đại cáo, chí linh sơn phú, quốc âm thi tập, dư địa chí,...
lê thánh tông:để lại 1 di sản thơ văn phong phú, đồ sộ,lập ra hội tao đàn và làm chủ soái đánh dấu bước phát triển của văn chương đương thời.:)>-
 
T

thangvegeta1604

1) Nguyễn Trãi có rất nhiều cống hiến: cùng với Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, viết Bình Ngô đại cáo (được coi là bản tuyên ngôn thứ 2 của nước ta) và có nhiều tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập , Dư địa chí, Ức Trai di tập, Quốc âm thi tập,...
 
P

pro3182001

2)
Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử (38 năm). Suốt
mấy chục năm tại ngôi, không phút nào ông lơ là trách nhiệm, ông coi sóc mọi việc đầy đủ,đảm bảo cho đất nước phát triển trên nhiều lĩnh vực. Về quân sự, ông trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch và chiến dịch nào cũng thắng. Lịch sử đã công nhận ông là một vị anh quân, một ông vua giỏi, người đã đưa đất nước lên một thời kì thịnh trị nhất trong cả ngàn năm lịch sử Việt Nam.
 
P

pro3182001

1)
Với lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng vĩ đại, là danh nhân văn hoá, nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị và ngoại giao tài ba mà trải qua nhiều biến động của lịch sử, bao thế hệ vẫn tôn vinh và thừa nhận.

Với lịch sử văn học, Nguyễn Trãi là nhà khai sáng, tấm lòng và văn chương của ông rực sáng như Lê Thánh Tông ngợi ca “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (bài Minh lương, tập Quỳnh uyển cửu ca), là “núi Thái Sơn”, là “sao Bắc đẩu”, là người có tài “Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền” (18), là “sông Giang sông Hán trong các sông, sao Ngưu sao Đẩu trong các sao” (19), là nhà thơ đặt nền móng cho giai đoạn khai sáng của nền văn học cổ điển Việt Nam.

Vị trí của Ức Trai tiên sinh có một không hai trong lịch sử dân tộc và trong văn học sử của mười thế kỷ thời trung đại. Ông rất xứng đáng là danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam như thế giới đã tôn vinh.
 
D

deadguy

1.
Có thể nói, thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh
anh dũng của dân tộc. Thiên tài ấy đã để lại sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng
ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được.
Nhưng dù sao, nếu chỉ xát về mặt văn hoá thì cũng có thể khẳng định rằng: Nguyễn
Trãi đã cắm một mốc quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc ta. Cột mốc
ấy đặc biệt quan trọng đối với lịch sử văn học nước nhà.
Tinh thần dân tộc, ý thức tự hào dân tộc, niềm mong muốn xây dựng một
nền văn hoá dân tộc ngày càng rực rỡ, đó vẫn là cốt lõi lý tưởng của Nguyễn Trãi.
Với lý tưởng ấy, Nguyễn Trãi đã trở thành ngôi sao khuê chói lọi ấy trong lịch sử
dan tộc. Vị trí của ông trong lịch sử văn học nước nhà đã được nhiều thế hệ công
nhận, và chúng ta ngày nay lại càng khẳng định mạnh mẽ vai trò đó, vị trí đó của
ông.
Một tục ngữ phương Tây đã nói: mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng
chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Đantê. Cũng như Đantê,
Nguyễn Trãi cũng là một nhà chính trị, một nhà yêu nước đã có cống hiến lớn lao
đối với việc hình thành và phát triển văn hoá dân tộc. Vai trò của Nguyễn Trãi đối
với thể loại và thơ Nôm không khác gì vai trò của Đantê với đối với tiếng Ý. Cũng
như Đantê đã đứng trước di sản rực rỡ của văn học La Tinh cổ điển và đã phải viết
những tác phẩm triết học của mình bằng tiếng La Tinh nhưng vẫn quyết định viết
kiệt tác văn học của mình bằng tiếng dân tộc - tiếng Ý. Đối diện với một di sản văn
học đồ sộ bằng chữ Hán, cũng đã viết các công trình biên khảo về lịch sử, địa lý và
những tác phảm có liên quan đến lịch sử đương thời bằng chữ Hán. Nhưng bên
cạnh đó, ông đã dùng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ để viết nên những tác phẩm quan
trọng của mình. Chính chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đã đưa Nguyễn Tải trở thành
một đỉnh cao chói lọi trong lịch sử văn học dân tộc. Sẽ là không thoả đáng nếu
chúng ta so sánh nội dung của “Quốc âm thi tập” với “Khúc ca thần thánh” của
Đantê. Xét về phương diện ngôn ngữ văn học mà nói, ngôn ngữ dân tộc đã tỏa
sáng dưới ngòi bút của những bậc thầy như thế.
Có thể nói, Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì
diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cận – hiện đại của Việt Nam. Một
vĩ nhân như thế không phải chỉ riêng về một thời đại hay một dân tộc mà là của
toàn nhân loại. Tổng giám đốc Tổ chức văn hoá- khoa học và giáo dục của Liên
hợp quốc cũng trân trọng đánh giá Nguyễn Trãi là “Sứ giả của dân tộc Việt Nam”,
“Thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người”, và đi đến khẳng định: “Sáu trăm
năm sau, nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn
là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những yêu công lý và nhân đạo trên
đời nay”.
 
Top Bottom